Kiến thức và thực hành về QLCTYT của NVYT

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 80)

Trong quản lý CTYT, yếu tố con người là rất quan trọng, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những hạn chế trong công tác xử lý chất thải y tế ở nước ta hiện nay đó là trình độ nhận thức và thực hành của nhân viên y tế còn chưa cao. Kết quả nghiên cứu: Nhân viên Y tế nữ chiếm tỷ lệ cao là 77%, trong khi đó nam giới chỉ có 33%. Độ tuổi tập trung nhiều từ 18-35 chiếm 69.9%, và thấp nhất ở nhóm trên 50 tuổi là 12.7%. Đối tượng NVYT nghiên cứu nhiều nhất là nhóm Điều dưỡng, Kỹ thuật viên chiếm 64,8%, tiếp theo là nhóm ngành nghề khác (Nữ hộ sinh, cán bộ hành chính…) là 13.2 %, và thấp nhất là nhóm Dược sĩ là 1.2%. Số

NVYT có thời gian công tác từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất là 36%, tiếp đến là trên 20 năm chiếm 30%. Số NVYT có thời gian công tác <5 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất là 12%.

Qua điều tra cho thấy là nhóm NVYT có độ tuổi 18-35 tuổi chiếm 69,9% và nhóm có thâm niên công tác từ 5-20 năm chiếm 66%; đây là nhóm đối tượng cần tập trung nâng cao kiến thức đầu tiên để làm nòng cốt nâng cao chất lượng QLCTYT ở bệnh viện.

Kiến thức

Kết quả nghiên cứu: NVYT có kiến thức tốt về QLCTYT chiếm số lượng rất nhỏ chỉ có 2,3% (10 người). Tập trung chủ yếu ở nhóm có kiến thức trung bình, chiếm 48.9%. Số nhân viên có kiến thức khá là 26,7% và số có kiến thức kém là 21,9%. BVĐK Thành phố Hải Dương có số lượng NVYT đạt kiến thức khá cao nhất là 90.9% trong tổng số NVYT tham gia trả lời nghiên cứu, tiếp đến là BV Lao và Phổi là 75%; BVĐK Bình Giang thì kiến thức về QLCTYT của NVYT tập trung ở nhóm có kiến thức trung bình chiếm 100%. Khi được phỏng vấn về tác hại của CTYT đối với sức khỏe con người thì tỷ lệ số NVYT biết tác hại lan truyền bệnh chiếm tỷ lệ nhiều nhất là 97%, gây thương tích là 80.3%, phát sinh côn trùng là 79.4%, ảnh hưởng tâm lý môi trường là 75.5% và thấp nhất là ung thư có 52.3%. Tổng số nhân viên Y tế biết được cả 5 tác hại chỉ có 51%. Đối với những NVYT được tập huấn về QLCTYT thì có Kiến thức về phân loại CTYT tốt hơn so với những nhân viên chưa được tập huấn. NVYT được tập huấn có kiến thức khá và trung bình chiếm phần lớn lần lượt là 98% và 96%. Trong khi đó tỷ lệ này thấp ở nhóm không tập huấn là 1,7% có kiến thức khá và 4.0% kiến thức trung bình. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05. Nghiên cứu của tác giả phù hợp với các nghiên cứu: Kiến thức, thái độ, hành vi của nhân viên y tế trong thực hiện quy chế quản lý chất thải tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2008 do Khúc Thị Kim Nguyệt và cộng sự [14] có kiến thức chung đạt 79,5%. Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong quản lý và xử lý chất thải y tế tại 10 bệnh viện khu

vực phía Bắc do Nguyễn Văn Chuyên và cộng sự [9] có kiến thức đạt chiếm 79,4%. Liên quan giữa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện do Võ Văn Tân và cộng sự [17] có Kiến thức đạt chiếm 78,7%. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tĩnh [19] tại bệnh viện huyện tỉnh Kiên Giang có kiến thức chung đạt là 76%.

Kết quả nghiên cứu của tác giả cao hơn các nghiên cứu: Nghiên cứu nhân viên y tế biết chất thải y tế tại Gaza governorates do Massrouje [24] có kiến thức biết rác sinh hoạt 52,4%, rác thải nguy hiểm 83,1%. Nghiên cứu xử lý chất thải cơ sở y tế của công nhân vệ sinh trong thành phố Karachi do Sultana Habibullah, Salahuddin Afsar [23] có kiến thức đạt là 0%. Nghiên cứu Đánh giá tình hình QLCTYT trên địa bàn huyện Long Thành do Đặng Thị Kim Loan [11] cho thấy: Kiến thức chung đạt chiếm 54,4%; Thái độ chung đúng 51,6%; Hành vi chung tốt 46%.

Kết quả nghiên cứu tác giảthấp hơn nghiên cứu: Quản lý chất thải tại Viện chăm sóc sức khỏe Johannesburg: kiến thức và thực hành của các bác sỹ và y tá do Basu Debashis, Ramokate Tuduetso [22] có Kiến thức đạt là 98,5%. Có thể kết quả các nghiên cứu trên, kiến thức có tỷ lệ cao là do nghiên cứu thực hiện tại viện, bệnh viện đại học, do đó trình độ nhận thức của nhân viên cao hơn tại tuyến cơ sở. Nghiên cứu về thực trạng quản lý CTRYT và kiến thức, thực hành của nhân viên y tế BVĐK Đông Anh năm 2011 do Hoàng Thị Thúy và cộng sự [20] cho thấy: kiến thức chung đạt về quản lý chất thải 86,8%.

Qua điều tra cho thấy là Bệnh viện Mắt và Da liễu có số NVYT trả lời đạt kiến thức kém chiếm tỷ lệ lớn nhất là 88.9%, bệnh viện Phụ sản là 61.1%. Nguyên nhân là do các bệnh viện đều mới thành lập chưa có tài liệu ban hành của Bộ Y tế tập huấn về QLCTYT.

Thực hành

Kết quả nghiên cứu: NVYT có quan tâm tới việc thực hiện quy chế QLCTYT chiếm tỷ lệ cao 100%, 22/22 bệnh viện có 100% số NVYT quan tâm tới

việc thực hiện quy chế QLCTYT; 98,6% NVYT có thực hiện phân loại tại nguồn phát sinh, 19/22 Bệnh viện có 100% NVYT thực hiện việc này; Phát hiện của tác giảlà BVĐK Thanh Miện, Gia Lộc, Chí Linh vẫn còn NVYT chưa thực hiện việc phân loại tại nguồn.

Mối liên quan giữa kiến thức và thực hành

Kết quả nghiên cứu: Đối với những NVYT được tập huấn về QLCTYT thì có Kiến thức về phân loại CTYT tốt hơn so với những nhân viên chưa được tập huấn. NVYT được tập huấn có kiến thức khá và trung bình chiếm phần lớn lần lượt là 98% và 96%. Trong khi đó tỷ lệ này thấp ở nhóm không tập huấn là 1,7% có kiến thức khá và 4.0% kiến thức trung bình. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05; Đối với nhóm NVYT có kiến thức tốt và khá về phân loại CTYT thì 100% có thực hiện phân loại CTYT ngay tại nguồn và 98.5% NVYT có kiến thức trung bình thực hiện. Trong khi đó ở nhóm có kiến thức kém có tới 5.1% không thực hiện phân loại tại nguồn. Kiểm định có ý nghĩa thống kê với p<0.05.

BVĐK khu vực Nhị Chiểu có tỷ lệ NVYT được tập huấn về QLCTYT chiếm 64,06% nhưng tỷ lệ NVYT có kiến thức kém chiếm 44,4%. Lý do là chất lượng tập huấn về QLCTYT ở bệnh viện chưa tốt.

Kết quả nghiên cứu tác giả phù hợp với các nghiên cứu: Nghiên cứu liên quan giữa kiến thức và hành vi của điều dưỡng về kiểm soát nhiễm trùng bệnh viện do Võ Văn Tân và cộng sự [17] có hành vi tốt 87,8%. Nghiên cứu Quản lý chất thải tại Viện chăm sóc sức khỏe Johannesburg: kiến thức và thực hành của các bác sỹ và y tá do Basu Debashis, Ramokate Tuduetso [22] có Thực hành tốt 90%.

Kết quả nghiên cứu tác giả cao hơn nghiên cứu:Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong quản lý và xử lý chất thải y tế tại 10 bệnh viện khu vực phía Bắc do Nguyễn Văn Chuyên và cộng sự [9]: Thực hành tốt chiếm 71,9%. Nghiên cứu về thực trạng quản lý CTRYTvà kiến thức, thực hành của nhân viên y tế bệnh viện đa khoa Đông Anh năm 2011 do Hoàng Thị Thúy và cộng sự [20] thực hành tốt phân loại chất thải là 82,4%. Nghiên cứu Kiến thức, thái độ, hành

vi của nhân viên y tế trong thực hiện quy chế quản lý chất thải tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, năm 2008 do Khúc Thị Kim Nguyệt và cộng sự [14] có hành vi tốt 82,9%. Nghiên cứu của Nguyễn Văn Tĩnh năm 2012 [19] tại bệnh viện huyện tỉnh Kiên Giang có thực hành chung tốt 78,6%.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh Hải Dương và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý” (Trang 80)