5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Một vài bất cập của giáo trình dạy tiếng Việt
Phải thừa nhận rằng, trong giai đoạn đất nƣớc ta tiến hành chính sách mở cửa kinh tế, hội nhập quốc tế, cùng với vị thế kinh tế, chính trị, uy tín của tiếng Việt cũng không ngừng đƣợc nâng cao. Và không gì khác là các giáo trình dạy tiếng Việt đã có đóng góp rất lớn vào sự nghiệp truyền bá văn hóa, ngôn ngữ Việt với bạn bè thế giới. Nó giúp họ có điều kiện làm quen, tìm hiểu tiếng Việt, văn hóa Việt và tâm hồn Việt. Tuy nhiên, qua thực tế khảo sát và tìm hiểu một số giáo trình giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài ở nƣớc ta hiện nay, trên khía cạnh giảng dạy các TTTTCC nhìn chung còn tồn tại một số bất cập nhƣ sau:
Một là hầu hết các sách dạy tiếng Việt đang đƣợc dùng phổ biến hiện nay đều chỉ giải thích một số ít các TTTTCC trong hàng hai ba chục tiểu từ tình thái có trong bảng danh sách (chƣơng 2), thậm chí các tiểu từ xuất hiện trong các bài khóa, bài luyện tập của sách cũng không đƣợc giải thích hết.
Hai là đối với những tiểu từ nào đƣợc giải thích thì rơi vào tình trạng giải thích sơ sài, phiến diện hoặc có khi lại chỉ đƣợc chú thích ở phần từ vựng bằng cách dịch sang tiếng Anh.
Vì việc nghiên cứu những bất cập trong giáo trình dạy tiếng Việt không phải là trọng tâm của luận văn nên chúng tôi chỉ nêu ra một cách chung nhất những bất cập trên đây, chỉ nhƣ là cơ sở để chúng tôi nêu ra một số kiến nghị nhắm nâng cao chất lƣợng giảng dạy TTTTCC tiếng Việt trong mục tiếp theo.
4.3. Một số ý kiến đối với công tác dạy tiếng (mảng TTTTCC)
Trên cơ sở phân tích một số khiếm khuyết và bất cập trong các sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, chúng tôi đi đến những kiến nghị sau đây:
Thứ nhất là cần coi trọng, không đƣợc bỏ qua vai trò của các tiểu từ tình thái trong việc thiết kế các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Nhƣ những gì trình bày đã chỉ ra, các tiểu từ tình thái đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong
115
các phát ngôn hội thoại tiếng Việt, học viên nƣớc ngoài nếu không nắm đƣợc chúng thì không nắm đƣợc cái tinh tế, cái “thần” của tiếng Việt, tức không bao giờ đạt đến trình độ tiếng Việt thành thạo.
Thứ hai là, khi giải thích ngữ nghĩa của các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt, tuyệt đối tránh tình trạng áp đặt, đem nghĩa của một phát ngôn cụ thể, đƣợc dùng trong một tình huống cụ thể gán ép cho nội dung của tiểu từ tình thái đƣợc sử dụng trong phát ngôn đó. Nhƣ đã phân tích ở trên, đây là khuyết điểm phổ biến của phần lớn các giáo trình dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài đang đƣợc sử dụng hiện nay.
Thứ ba là các tác giả viết sách và giáo viên thực hành cần nắm đƣợc cốt lõi ngữ nghĩa của các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt cùng cơ chế các tiểu từ này tham gia vào việc hình thành hiệu lực tại lời của phát ngôn. Sự hiểu biết này sẽ giúp ngƣời viết sách có phƣơng án chọn lựa bài khoá, nêu ví dụ, thiết kế hệ thống bài tập để học viên có thể từng bƣớc hiểu đƣợc nội dung đích thực của các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt, biết sử dụng chúng một cách có hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày. Sự hiểu biết này sẽ giúp các giáo viên dạy tiếng Việt có đƣợc sự chủ động hơn, có thể phân tích và chữa lỗi về cách dùng tiểu từ tình thái của học viên một cách có kết quả.
4.4. Tiểu kết
Trong chƣơng này chúng tôi đã nêu lên một toàn cảnh chung về việc dạy các tiểu từ tình thái trong các sách giáo khoa dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài. Chúng tôi đã nêu ra và phân tích hai khiếm khuyết chính: a) thái độ xem nhẹ vai trò của các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt trong cấu trúc phát ngôn; và b) sự giải thích áp đặt, chủ quan, hời hợt và cảm tính đối với lớp từ này. Trên cơ sở những phân tích cụ thể, chúng tôi đi đến một số kiến nghị mà chúng tôi nghĩ rằng các tác giả viết sách và giáo viên dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài cần quan tâm, lƣu ý để chất lƣợng giáo trình và giảng dạy có thể đƣợc nâng cao hơn.
116
KẾT LUẬN
Tình thái trong ngôn ngữ hay cụ thể là tình thái trong câu nói đƣợc Kiefer gọi đánh giá là “còn mới phôi thai” nhƣng đầy triển vọng hiện đang là một vấn đề hết sức thú vị và sôi động. Miêu tả đối chiếu những phƣơng tiện khác nhau của các ngôn ngữ khác nhau trong lĩnh vực tình thái vừa có tác dụng làm sáng tỏ nét đặc thù của từng ngôn ngữ lại vừa đóng góp vào việc hình thành những phổ niệm loại hình học trong lãnh vực này.
Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu đi trƣớc, chúng tôi đã xác lập cho mình một quan niệm về tình thái làm cơ sở để triển khai những nhiệm vụ nghiên cứu trong luận văn. Tình thái đƣợc xác định trong sự đối lập với thông tin miêu tả hay thông tin mệnh đề của câu nói, là sự thể hiện cái tôi- chủ thể nói năng trong việc sử dụng ngôn ngữ làm chức năng thông tin, chức năng tác động xã hội. Theo đó, tình thái đƣợc hiểu là một phạm trù ngữ nghĩa chức năng rộng lớn đa dạng và phức tạp, phản ánh những mối quan hệ khác nhau của nội dung thông tin miêu tả trong phát ngôn với thực tế, cũng nhƣ những quan điểm, thái độ đánh giá và định tính khác nhau của ngƣời nói đối với nội dung đƣợc miêu tả trong câu, với ngƣời nghe, với hoàn cảnh giao tiếp. Nói cách khác, các đặc trƣng của tính tình thái xoay quanh mối quan hệ giữa ngƣời nói, ngƣời nghe, nội dung miêu tả trong phát ngôn và thực tế. Và trong câu nói, để các ý nghĩa tình thái đƣợc lộ ra bắt buộc phải có những phƣơng tiện biểu hiện chúng. Đối với tiếng Việt, một ngôn ngữ đơn lập không biến đổi hình thái thì các phƣơng tiện từ vựng có một vai trò rất quan trọng, đặc biệt là nhóm TTTTCC. Ở một khía cạnh nào đó các TTTTCC là đặc trƣng thú vị nhất của ngôn ngữ hội thoại tiếng Việt.
Luận văn đã làm sáng tỏ bản chất ngữ nghĩa, ngữ dụng của lớp từ này trên cơ sở tiến hành phân lập các lớp ngữ cảnh cần và đủ để phân xuất ra các lớp nghĩa gắn liền với sự hiện diện và hoạt động của TTTTCC. Và đã chứng minh đƣợc rằng: Mỗi TTTTCC đều có một lõi ngữ nghĩa riêng, rất khái quát, chỉ báo những kiểu quan hệ chung nhất giữa ngƣời nói đối với điều đƣợc nói đến trong câu, với ngƣời
117
nghe và với tình huống. Khi xuất hiện trong một phát ngôn cụ thể, tức đi kèm với một nội dung mệnh đề cụ thể, đƣợc sử dụng trong một tình huống nói năng cụ thể, lõi ngữ nghĩa của TTTTCC sẽ tác động, tƣơng hợp với các nhân tố ngữ cảnh, góp phần mang đến cho câu nói một hiệu lực tại lời nào đó. Đồng thời, ở mỗi lớp nghĩa lại tiến hành so sánh đối chiếu với phƣơng tiện tƣơng ứng là ngữ khí từ tiếng Hán nên đã không chỉ làm nổi bật đƣợc nét đặc thù điển hình của nhóm từ này (phong phú đa dạng về số lƣợng, tinh tế sâu sắc về ý nghĩa) mà bƣớc đầu đã có những thu hoạch trên khía cạnh đối chiếu liên ngữ, đó chính là ở một mức độ nào đó đã xác định đƣợc những nét tƣơng đồng và dị biệt giữa TTTTCC tiếng Việt và ngữ khí từ tiếng Hán. Cụ thể ta có bảng tổng kết dƣới đây:
Bảng tổng kết những nét tƣơng đồng và dị biệt giữa TTTTCC tiếng Việt và ngữ khí từ tiếng Hán. Nội dung đối chiếu Tƣơng đồng Dị biệt Về mặt từ loại
Thuộc loại tiểu từ, không trọng âm Về mặt vị trí Cuối câu đơn và
cuối mỗi vế câu phức.
1. TTTTCC có hiện tƣợng “đồng hiện”, NKT tiếng Hán không có.
2. TTTTCC dễ nhầm lẫn với phó từ đồng âm, đại từ…ngẫu nhiên cùng vị trí cuối câu. NKT tiếng Hán không có. Về mặt ngữ pháp Nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu. Về mặt ngữ nghĩa Mang ý nghĩa tình thái, không có nghĩa miêu tả hay định danh. 1. Những ý nghĩa tình thái do cùng 1TTTTCC biểu đạt, có thể đƣợc biểu đạt bằng những NKT khác nhau. 2. Cùng 1 ý nghĩa tình thái, do những TTTCC khác nhau biểu đạt, có thể đƣợc biểu đạt bởi
118 cùng 1 NKT
3. Những ý nghĩa tình thái khác nhau do những TTTTCC khác nhau biểu đạt, có thể đƣợc biểu đạt bởi cùng 1 NKT.
4. Ý nghĩa tình thái đƣợc TTTTCC biểu đạt, phải sử dụng từ bổ trợ +NKT để biểu đạt. 5. Trong nhiều trƣờng hợp NKT chƣa diễn tả hết sắc thái nghĩa của TTTTCC.
6. Ý nghĩa tình thái đƣợc TTTTCC biểu đạt, không thể biểu đạt bằng NKT mà phải dùng 1 cấu trúc biểu đạt hoàn toàn khác.
7. NKT có những cách dùng khác mà TTTTCC tiếng Việt không có.
Đặc trƣng khác 1. Có khả năng kết thành tổ hợp. 2. Có khả năng dùng chung với các từ loại khác. Hầu hết TTTTCC đƣợc dùng khá ổn định trong 1 số kiểu hành vi. NKT tiếng Hán thì không.
Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu trên đây cùng với kết quả trắc nghiệm thực tế thu đƣợc, luận văn đã bƣớc đầu đề cập và phân tích một cách khái lƣợc tình trạng nắm bắt và trình độ sử dụng nhóm TTTTCC của học viên ngƣời nƣớc ngoài đang theo học tại một số trung tâm đào tạo dạy tiếng trong nƣớc, tìm hiểu sơ bộ những khiếm khuyết và bất cập trong giáo trình cũng nhƣ thực tế giảng dạy, từ đó mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị liên quan.
Bất cứ một ngƣời nƣớc ngoài nào đến với tiếng Việt, đều mong muốn có thể lĩnh hội đƣợc thứ tiếng Việt giàu đẹp, thứ tiếng Việt mà ngƣời Việt dùng để giao tiếp với nhau chứ không phải thứ tiếng Việt đã bị bóp méo theo khung miêu tả của ngôn ngữ Ấn- Âu. Vì thế miêu tả tiếng Việt một cách thực sự trung thành với tiếng
119
Việt không chỉ giúp cho việc học tập thứ tiếng này đƣợc dễ dàng và nâng cao hiểu biết về văn hóa Việt, mà còn đóng góp vào việc nhận thức những phạm trù phổ quát của ngôn ngữ: nét riêng của tiếng Việt không phải là một cái gì bất thƣờng hay ngoại lệ, mà một mặt xác nhận những phổ niệm loại hình học đã đƣợc khẳng định, mặt khác bổ sung, mở rộng và làm phong phú thêm cho những khái niệm ấy.
Dĩ nhiên, do khuôn khổ chật hẹp, thời gian và trình độ có hạn, còn rất nhiều vấn đề thú vị khác gắn với các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt mà chúng tôi chƣa kịp bàn đến trong luận văn. Chẳng hạn, vấn đề ngữ nghĩa các kết hợp đôi và kết hợp ba của các tiểu từ tình thái (ấy à, ấy ư, đấy chứ, đi đã chứ, thôi đấy nhé…v.v), vấn đề khả năng kết hợp và phân công chức năng giữa tiểu từ tình thái với các yếu tố biểu thị tình thái khác trong câu, vấn đề về sự tƣơng hợp giữa nội dung mệnh đề và khung biểu thị tình thái…v.v. Hy vọng rằng sẽ có những luận văn khác tiếp tục đi sâu nghiên cứu các vấn đề này.
120
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bùi Phụng (chủ biên, 1993), Tiếng Việt cho người nước ngoài, tập 1, Nxb ĐH&THCN, Hà nội.
2. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
3. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt – mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh.
4. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt- từ loại, Nxb Giáo dục, Hà nội. 5. Hoàng Phê (1994), Toán tử logic- tình thái, Tạp chí ngôn ngữ, Số 4.
6. Khoa Tiếng Việt và văn hóa Việt nam cho ngƣời nƣớc ngoài (1997), Tiếng Việt thực hành dùng cho người nước ngoài, Nxb Đại học Quốc gia Hà nội.
7. Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa – ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà nội.
8. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2001), Ngữ nghĩa- Ngữ dụng các tiểu từ tình thái trong tiếng Việt, Công trình khoa học cấp Đại học Quốc gia, Đại học Quốc gia Hà Nội.
9. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2003), Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học, Tạp chí ngôn ngữ, số 6 và số 7-2003.
10. Lê Thị Hoài Dƣơng (2001), Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt với vấn đề dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, Luận văn thạc sĩ, Đại học KHXH&NV, Hà nội.
11. Nguyễn Anh Quế (1989), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
121
12. Nguyễn Anh Quế (1996), Tiếng Việt cho người nước ngoài, Nxb Giáo dục, Hà nội.
13. Nguyễn Hữu Trí (2001), Thực hành ngữ pháp tiếng Hán hiện đại, Nxb Đà Nẵng.
14. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, Hà nội.
15. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Đại Học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Thị Lƣơng (1996), Tiểu từ tình thái dứt câu dùng để hỏi với việc biểu thị các hành vi ngôn ngữ trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm I Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Hiệp (2000), Một thử nghiệm về vai trò của ngữ nghĩa trong phân tích cú pháp (biểu hiện qua việc phân tích các nội dung tình thái của câu), T/c
Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Số 3/2000.
18. Nguyễn Văn Hiệp (2001a), Hướng đến một cách miêu tả và phân loại các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt, Ngôn ngữ, Số 5/2001.
19. Nguyễn Văn Hiệp (2001b), Về một khía cạnh phân tích tầm tác động tình thái, Tạp chí Ngôn ngữ , Số 11-2001.
20. Nguyễn Văn Hiệp (2004), Tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và chiến lược lịch sự, Báo cáo tại Hội thảo Quốc tế Liên Á (Pan Asiatic) lần thứ 5, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 10/2005.
21. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục Việt nam. 22. Phạm Thị Ly (2003), Đối chiếu một số phương tiện diễn đạt ý nghĩa tình thái trong tiếng Việt và tiếng Anh, Luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh.
122
23. Phạm Hùng Việt (1996), Một số đặc điểm chức năng của trợ từ tiếng Việt hiện đại, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học ngữ văn, Viện ngôn ngữ học, Hà nội.
24. Phan Mạnh Hùng (1985), Các kiểu tổ hợp tiểu từ tình thái tiếng Việt và vấn đề ranh giới từ, Ngôn ngữ, Số 4/1985.
25. Trƣơng Văn Chình và Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt Nam, Nxb Đại học Huế.
26. Ủy ban Khoa học xã hội Việt nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà nội.
Tiếng Anh
27. Austin J.L (1962), How to do things with words, Cambridge, Harvard University Press.
28. Fraser B (1990), Perspectives on politeness, Journal of Pragmatics 14(2): 219- 36
29. Frawley W (1992), Linguistic Semantics, Lawrence Erlbaum Associates, Publisher, New Jersey.
30. Keith Allan (1998), Meaning and speech acts, Bài giảng ở Monash University. Theo địa chỉ: http://www.arts.monash.edu.au/ling/staff/allan/papers/speech_acts.html.
31. Kiefer (1992), “Modality”, In Asher R.E (editor-in-chief) 1994, The Encyclopedia of language and Linguistics. Vol.5. Pergamon Press.
32. Lyons J. (1977), Semantics, Two volumes. Cambridge University Press.
33. Lyons J. (1995), Linguistic Semantics- An introduction. Cambridge University Press.
123 Tiếng Trung 35. 陈开举 (Chen KaiJu) (2002), 英汉会话中末尾标记语的语用功能分析, 期刊论文-中北大学学报(社会科学版)。 http://d.wanfangdata.com.cn/periodical_xdwy200203011.aspx. 36. 丁声树 (Ding ShengShu)(1979),现代汉语语法讲话,商务印书馆, 北京。 37. 房玉清 (Fang YuQing)(1992),实用汉语语法,北京语言学院出版 社,北京。 38. 方小燕 (Fang XiaoYan), 廣州方言句末語氣助詞. http://www.bookssearching.com/search.php. 39. 黄伯荣 (Huang BoRong)(1984),陈述句 疑问句 祈使句 感叹句,上 海教育出版社。 40. 胡明扬 (Hu MingYang) (1987),北京话的语气词和叹词,中国语文. http://d.wanfangdata.com.cn. 41. 胡明扬 (Hu MingYang) (1981),语气助词的语气意义,中国语文。 http://d.wanfangdata.com.cn. 42. 江蓝生 (Jiang LanSheng)(1986),疑问语气词“呢”的来源. http://www.tushucheng.com/book/1931412.html. 43.刘勋宁 (Liu YiNing)(2003),现代汉语句尾了的语法意义及其解说 赵,北京语言学院出版社,北京。 44. 吕叔湘 (Lu SuXiang)(1980),现代汉语八百词,商务印书馆,北 京。 45. 苏小妹 (Fang XiaoMei)(2008),说说句末语气词,现代语文。
124 http://qkzz.net/magazine/1008-8024c. 46. 孙锡信 (Sun YiXin)(1999),近代汉语语气词,语文出版社,北京。 47. 徐晶凝 (Xu JingNing)(2008),现代汉语话语情态研究,昆仑出版 社。