5. Bố cục của luận văn
4.1.1. Miêu tả đối tượng điều tra
Tổng số học viên: 40 Ngƣời bản ngữ:
- Trung Quốc: 25 học viên. - Anh, Mỹ, Úc: 6 học viên.
- Nhật, Hàn, Philippines, Lào: 9 học viên (dùng tiếng Anh hoặc tiếng Trung nhƣ ngoại ngữ trung gian).
- Thời gian học tiếng Việt: 1-7 năm
4.1.2. Bố cục phiếu trắc nghiệm.
Phiếu trắc nghiệm gồm 3 bài tập lần lƣợt là:
- Chọn câu giải thích đúng nhất.
Bài tập này gồm 5 câu nói, mỗi câu đều kèm theo các gợi ý giải thích a,b,c,d, yêu cầu học viên lựa chọn cách giải thích nào là chính xác nhất với nghĩa mà câu nói muốn truyền đạt đến ngƣời nghe. Bài tập dạng này đòi hỏi học viên phải hiểu rõ ý nghĩa của các tiểu từ mới có thể đƣa ra chọn lựa chính xác. Tuy nhiên học viên cũng có thể dựa vào trực giác của bản thân có đƣợc thông qua quá trình sinh hoạt và tiếp xúc thƣờng xuyên với ngƣời bản ngữ (nghe tự nhiên) để đƣa ra phán đoán trong trƣờng hợp chƣa hiểu hết cái ý nghĩa mà các TT này diễn đạt.
- Dịch từ Việt sang Anh hoặc Việt sang Trung.
Bài tập này đòi hỏi cao hơn, học viên không chỉ hiểu rõ mà còn phải hiểu một cách đích xác nghĩa của các từ. Từ đó mới có thể tiến hành thao tác “phi ngôn từ hóa” cái nghĩa của TTTT để “tái ngôn từ hóa” các ý nghĩa ấy trong ngôn ngữ của mình (Anh hoặc Trung).
109
- Dịch từ Anh sang Việt hoặc Trung- Việt.
Để làm đƣợc bài tập này, học viên cần nắm đƣợc các sắc thái ý nghĩa tinh tế của TTTTCC cũng nhƣ sử dụng tiếng Việt thành thạo đến mức trở thành kỹ năng.
4.1.3. Phân tích kết quả trắc nghiệm.
Phân tích mức độ nắm bắt qua từng kiểu loại bài tập trắc nghiệm trong phiếu.
Bài tập 1: TT Đáp án đúng Số hv chọn đúng Tỉ lệ đúng 1 a 26/16 65% 2 b 23/16 57,5% 3 c 30 75% 4 a 15 37,5% 5 c 21 52,5%
Ở câu thứ nhất, có 26 học viên trả lời đúng, đó hầu hết là những học viên đã làm quen với tiếng Việt từ hai năm trở lên, có một số là trên 1 năm. Những ngƣời chọn các câu b,c,d đều không hiểu ý nghĩa tình thái của “mất” và nhầm với vị từ ngôn liệu “mất”.
Ở câu hai, các học viên chọn sai vì không nắm đƣợc ý nghĩa tình thái của tiểu từ “hả” trong tiếng Việt, chỉ đơn thuần tƣởng đó là câu hỏi cần lời đáp trả của ngƣời nghe mà không hiểu rằng thực chất câu nói thể hiện thái độ bực tức, không đồng tình với điều ngƣời nghe từng nói trƣớc đấy.
Câu thứ ba với tiểu từ “chứ” có tới 75% học viên chọn đúng kể cả những học viên mới học tiếng Việt đƣợc 1 năm.
Câu thứ 4, với tiểu từ tình thái “thôi” có vẻ nhƣ ít học viên nắm đƣợc ý nghĩa và cách sử dụng. Có 5 em đã không trả lời, tức hoàn toàn không hiểu ý nghĩa của “thôi”, trong lúc những câu kiểu này hay những câu nhƣ “ăn thôi”, “đi thôi”. “ngủ thôi” là những câu nói rất bình thƣờng và dễ gặp trong giao tiếp hàng ngày của ngƣời Việt.
110
Câu 5 tỉ lệ học viên làm đúng là trên 1 nửa, nhƣng số còn lại thì hoặc là không hiểu, không làm, hoặc là nhầm với động từ “đi”.
Các kết quả trên cho thấy rằng một trong những nguyên nhân gây ra khó khăn trong việc lĩnh hội ý nghĩa của các từ tình thái đối với học viên nƣớc ngoài chính là tính chất đa nghĩa, đa chức năng của nó. Giải quyết vấn đề này cũng là một thách thức lớn đối với bản thân ngƣời học cũng nhƣ đối với giáo viên dạy tiếng.
Bài tập 2:
Đây là phần yêu câu học viên dịch xuôi. Có đến 7 phiếu bỏ trống, chứng tỏ ngƣời học không nắm đƣợc gì dù là nghĩa sơ đẳng nhất của tiểu từ. Những học viên trả lời đƣợc phần này là những ngƣời học tiếng Việt từ 2 năm trở lên, nghĩa là đã ở Việt Nam khá lâu và có nhiều tiếp xúc với ngƣời Việt. Tuy cách dịch không hoàn toàn giống nhau, và chỉ đúng đƣợc khoảng 30%- 40%, một số ít đúng 50%- 70% (bản ngữ Anh, Mỹ hoặc Trung Quốc) trên tổng số 15 câu, nhƣng những trƣờng hợp không nhiều này cũng cho thấy có một số học viên đã thực sự nắm bắt đƣợc những sắc thái nghĩa tinh tế của TTTTCC tiếng Việt. Chẳng hạn câu “Ngồi xuống đã nào!”, hay câu “Đừng nói nữa mà!” hầu hết các học viên đều dịch sát nghĩa: “坐下吧!/ 坐吧!” ; “不要再说了/不要再说呀”.
Hay câu “Lẽ ra thì tôi không nói với anh chuyện đó đâu” có đƣợc 3 trƣờng hợp dịch tiếng Anh đúng và khá sát nghĩa với câu gốc là: “I might have not told you about that”/ “I really should not have spoken to you about that matter”. Tuy nhiên khi dịch sang tiếng Trung thì hầu nhƣ chƣa học viên nào dịch sát nghĩa câu gốc, họ đều hiểu thành ý “tôi không nên nói chuyện đó với anh”, chứ không phải là thái độ phân trần, mang ý phủ định, bác bỏ hành động trƣớc đấy mình đã làm . Chỉ dịch là “我不该跟你说那件事儿” hoặc là “原本我不该跟你说那件事儿”, đúng ra nên dịch là: “我原本不会跟你说那件事儿呀!”.
Câu “Nó có đến đâu”, tiểu từ “đâu” mang ý phủ định, bác bỏ nhƣng lại có đến hơn nửa số phiếu dịch “đâu” với nghĩa của một đại từ chỉ nơi chốn: “他有到哪 儿”, một số lại dịch ý “nó không đến”, nhƣng không thêm phƣơng tiện tình thái thể
111
hiện thái độ phủ định, bác bỏ của ngƣời nói “他没来/他没去”, chỉ có 10 bài là dịch chuẩn “他没到啊!/ 他没到了啊!/他哪里来啦!/他没来呢!”. Hay câu “Còn sớm chán!”, một số dịch chuẩn là “还早着呢”, một số thì hiểu nghĩa “còn sớm” thì dịch là “还很早”, nhƣng cũng không ít học viên xem “chán” nhƣ một động từ chỉ trạng thái “buồn, vui, chán, giận” và dịch sang tiếng Trung Quốc là “一大早 就烦了”(烦fán: chán)…v.v.
Bài tập 3:
Bài tập này yêu cầu học viên dịch ngƣợc từ Anh hoặc Trung sang Việt. Chúng tôi đƣa ra 20 câu nói (bằng tiếng Trung 10 câu; tiếng Anh 10 câu). Kết quả cho thấy 5 bạn học viên không phải ngƣời bản ngữ Anh, Trung thì tỉ lệ dịch đúng ở các câu là rất ít, hầu nhƣ là không thể diễn tả hết ý trong câu gốc sang tiếng Việt. Thậm chí đến cả ngƣời bản ngữ Anh và Trung phiếu làm tốt nhất cũng chỉ đúng khoảng 30% trên tổng số 20 câu.
Chẳng hạn câu “It’s nothing!” có 36 học viên dịch đúng là “không có gì mà”/ “không sao đâu”, hay câu “你给我吧!” hầu hết các học viên đều dịch rất “Việt nam”: “cho tớ nhé!”/ “anh cho em nhé!”. Nhƣng có những câu học viên cho thấy họ thực sự chƣa nắm bắt đƣợc ý nghĩa và cách dùng của các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt. Điển hình là rất nhiều bài dùng sai từ “ạ”. Theo nghĩa “ạ” trong tiếng Việt dùng cuối câu khi muốn biểu thị thân mật hoặc kính trọng trong điều kiện ngƣời nói có vai vế, địa vị hay tuổi tác nhỏ hơn (thấp hơn) ngƣời đối diện. Nhƣng các bạn học viên đã không nắm bắt đƣợc sắc thái đó mà tùy tiện dùng “ạ” trong các câu dịch của mình. Nhƣ “笑!你是来做买卖还是来笑的!” đáng lẽ phải dịch là “Cười! đến để bán hàng hay đến để cười hả?” vì đọc câu gốc ta biết chắc chắn rằng ngƣời nói đang tỏ thái độ không hài lòng với hành động “cƣời” của ngƣời nghe, đồng thời xét vai vế chắc hẳn phải cao hơn ngƣời nghe thì mới buông lời nhắc nhở kèm sắc thái mỉa nhƣ vậy. Nhƣng trong phiếu các bạn không ít ngƣời dịch là “Cười, anh lại đây làm buôn bán hay lại đây cười ạ”. Hay câu “别开玩笑,跟你说正经 的呢!” (Đừng đùa nữa, tớ nói nghiêm túc đấy!) thì học viên dịch là “ Đừng nói
112
đùa, tôi nói nghiêm túc với anh ạ”. Lỗi dùng “ạ” chƣa xác đáng của học viên trong trƣờng hợp này còn cho thấy một thực tế rằng có lẽ học viên đã hiểu lầm các tình huống dùng “ạ”, họ chỉ hiểu đơn thuần cứ dùng đại từ “anh” ở trƣớc thì phía sau dùng “ạ” để thể hiện kính ngữ. Điều này những giáo viên dạy tiếng cần lƣu ý khi giải thích ngữ cảnh dùng từ tiếng Việt cho học viên một cách kỹ lƣỡng và toàn diện hơn.
Không chỉ có vậy, bài trắc nghiệm còn cho thấy hầu hết các tiểu từ đều chƣa đƣợc dùng đúng. Câu tự vấn “嘴里自言自语的说:这是怎么一回事呢?” đáng lẽ
phải đƣợc dịch thành “Miệng lẩm bẩm: “thế này là sao nhỉ?” thì học viên lại dịch “Tự nói trong miệng, việc này là thế nào à?” mà không biết “à” trong tiếng Việt là tiểu từ chuyên dùng để hỏi, không có tác dụng chỉ báo nghĩa “tự vấn”. Hay câu “谁 知道是怎么回事啊” cũng đƣợc dịch với tiểu từ “à”: “ai biết việc này là thế nào à”. Với câu này, ngƣời Việt thì sẽ không nói thế, họ sẽ nói rằng: “ai mà biết vì sao chứ!” (mang ý bác bỏ).
Trong ví dụ có hai câu tiếng Anh “Sit down” và “Sit down, please” 100% học viên đều cho là trong tiếng Việt có hai câu khác nhau diễn tả ý nghĩa tƣơng ứng của hai câu đó và dịch là “ngồi xuống/ mời ngồi”, phân biệt một câu mệnh lệnh, một câu mời mọc. Nhƣng trong giao tiếp, ngƣời Việt sẽ không nói với nhau cộc lốc hay cụt lủn nhƣ vậy mà họ sẽ lựa ngôn từ để nói sao cho phù hợp với đối tƣợng giao tiếp với mình. Chẳng hạn với bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân hay cấp dƣới, ngƣời Việt sẽ bảo: “ngồi đi!”, còn với ngƣời cao tuổi hay cấp trên họ sẽ nói: “bác ngồi đi ạ”.
Rồi các câu mang ý hỏi nhƣ kiểu “Don’t you recognize me?” /“ Do you want a litter fish soup?” hay “京戏要是这个味儿,能到了今天还不绝种吗?”/ “你说 谁该打吧?”thì chƣa có học sinh nào dịch đúng và dùng đúng tiểu từ để hỏi trong trƣờng hợp diễn đạt các ý hỏi trên. Đa phần đều dịch là “…không/ phải không?”,
mà cấu trúc hỏi “…không/ phải không” chẳng giống tiếng Việt chút nào. Ngƣời Việt hỏi tùy theo nhu cầu cần câu đáp trả hay cần sự đồng tình có khi là xác nhận lại thông tin đã biết sẽ dùng các TTTT khác nhau ở cuối mỗi câu hỏi. Chẳng hạn câu “Don’t you recognize me?” với mục đích xác nhận lại thông tin ngƣời Việt nói “Chị
113
cứu em à?”; câu “Do you want a litter fish soup?” với mục đích mời mọc và muốn sự đồng tình từ phía ngƣời nghe, ngƣời nói sẽ nói “Cậu ăn ít cháo cá nhé!”; Còn câu “京戏要是这个味儿,能到了今天还不绝种吗?” mang dáng dấp một lời hỏi nhƣng thực chất ngƣời ta muốn bác bỏ, phủ nhận điều ngƣời nghe vừa nói và khẳng định lại một điều gì đó nên sẽ dịch là “Nếu kinh kịch mà nhàm chán đến vậy thì sao còn tồn tại đến tận ngày hôm nay chứ?”/ kinh kịch mà nhàm chán vậy lại tồn tại được đến ngày hôm nay ư? (ý ngƣời nói khẳng định: kinh kịch không nhàm chán)…v.v.