Cơ chế biểu đạt nghĩa tình thái

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 67)

5. Bố cục của luận văn

2.3.Cơ chế biểu đạt nghĩa tình thái

Vai trò đặc biệt của các TTTTCC đối với phát ngôn đã đƣợc giới nghiên cứu thừa nhận từ khá lâu. Không chỉ là phƣơng tiện chủ yếu giúp biểu đạt một cách chính xác và thấu đáo những thái độ, những cách đánh giá khác nhau của ngƣời nói đối với nội dung phát ngôn, đối với ngƣời nghe và đối với hiện thực...những ý nghĩa tình thái khác của câu mà trong nhiều trƣờng hợp chúng còn là những dấu hiệu tƣờng minh duy nhất đánh dấu đích ngôn trung của phát ngôn.

Các phát ngôn tiếng Việt và tiếng Hán đều sẽ trở nên khô cứng và đôi khi trở nên khó hiểu khi thiếu đi cái gọi là tiểu từ chuyên dụng nêu trên.

Đứng trên góc độ ngữ pháp hóa riêng đối với tiếng Việt thì TTTTCC còn mang tƣ cách nhƣ một dấu hiệu ngữ pháp của các kiểu câu, giúp ta nhận diện và phân biệt các kiểu câu với nhau.

Kiểu câu ở đây là kiểu kiến trúc ngôn ngữ có những đặc trƣng riêng, có thể nhận biết độc lập với văn cảnh. Câu (sentence) đƣợc phân biệt với phát ngôn (utterance). Câu là một đơn vị ngôn ngữ, còn phát ngôn là đơn vị của lời nói. Kiểu câu, theo đó, cũng khác với ngôn trung, hay hiệu lực tại lời của phát ngôn. Nhiều khi, ta bắt gặp một sự tƣơng ứng nào đó, ví dụ trƣờng hợp câu nghi vấn (kiểu câu) đƣợc dùng với ngôn trung là hỏi, câu cầu khiến (kiểu câu) đƣợc dùng với ngôn trung là mệnh lệnh. Tuy nhiên, không phải bao giờ tình hình cũng đơn giản nhƣ

66

vậy. Nhiều khi, ta gặp trƣờng hợp kiểu câu là nghi vấn, nhƣng ngôn trung lại là một lời đề nghị hay một lời đe dọa, ví dụ :

- Chị ơi chị, chị có xê ra một tí được không ? →đề nghị.

- 真的不走开吗?(Có thật là không tránh ra không ?) → cảnh báo, đe dọa. Hay kiểu câu là cầu khiến, nhƣng ngôn trung là chì chiết, hay thách thức. Ví dụ :

- Mày chết đi cho rồi ! (快去死啊 !) - Mày đánh tao đi ! (打呀!)

Nhƣ đã có dịp nói ở chƣơng 1, số lƣợng các lực ngôn trung có thể có là không thể xác định (xem thêm Lyons 1995, chƣơng 8). Việc qui về 5 nhóm cũng chỉ là tƣơng đối, mỗi nhóm có thể có số lƣợng vài chục đến vài trăm. Tuy nhiên, kiểu câu thì chỉ có hạn: trong tất cả các ngôn ngữ, kiểu câu chỉ dao động trong một số lƣợng rất hữu hạn, từ 3 đến 5. Có 4 kiểu câu đƣợc coi là phổ biến hơn cả, đó là: câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.

Bốn kiểu câu này đƣợc xem là kết quả ngữ pháp hóa của 4 kiểu ngôn trung cơ bản: xác nhận, hỏi, cầu khiến và biểu cảm. Tuy nhiên, dấu hiệu để nhận biết 4 kiểu câu này là không nhƣ nhau ở các ngôn ngữ. Trong các ngôn ngữ biến hình, nhƣ các ngôn ngữ Châu Âu, dấu hiệu để nhận biết các kiểu câu là nhƣ sau:

- Câu trần thuật: đƣợc nhận biết nhờ thức trực thuyết (indicative mood) của động từ vị ngữ.

- Câu cầu khiến: đƣợc nhận biết nhờ thức mệnh lệnh (imperative mood) của động từ vị ngữ.

- Câu nghi vấn: không có thức riêng, vẫn dùng thức trực thuyết, nhƣng đƣợc nhận biết bởi cấu trúc đảo (inversion) với trợ động từ (ví dụ: Do you miss me ? (Bạn có nhớ tôi không ?))

- Câu cảm thán: nhận nhận biết bởi cấu trúc tỉnh lƣợc đặc thù (ví dụ : How a beautiful girl ! Một cô gái đẹp làm sao !)

Đối với tiếng Việt, dấu hiệu nhận biết các kiểu câu là một vấn đề còn chƣa đƣợc nghiên cứu một cách rốt ráo. Tuy nhiên, phần lớn các nhà nghiên cứu

67

(Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Phan Mạnh Hùng, Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Minh Thuyết, Bùi Minh Toán, Nguyễn Văn Hiệp, Bùi Mạnh Hùng...v.v.) đều có ý kiến là một số kiểu câu nào đó thƣờng chứa một số TTTTCC nào đó, hay nói ngƣợc lại, một số TTTTCC nào đó thƣờng đi với một số kiểu câu nào đó. Chẳng hạn, các TTTTCC nhƣ đi, xem, với, đã, thôi... thƣờng đi với câu cầu khiến, các TTTTCC nhƣ à, nhỉ, chăng, ư, sao, hở, chắc, phỏng... thƣờng đi với câu nghi vấn, các TTTTCC nhƣ đây, đấy, thật, rồi, mà... thƣờng đi với câu trần thuật v.v. Nhƣ vậy, có thể nói đến vai trò của các TTTTCC tiếng Việt nhƣ là dấu hiệu ngữ pháp của các kiểu câu tiếng Việt. Có điều, vai trò này là không nhƣ nhau ở tất cả các tiểu từ tình thái cuối câu, và một số tiểu từ thật ra không đi với một kiểu câu nào thật ổn định, chẳng hạn nhƣ các TTTTCC nhƣ đã, thôi, kia...và trong tiếng Hán cũng không thể tuyệt đối hóa vai trò là dấu hiệu tƣờng minh để nhận diện kiểu câu của các ngữ khí từ. Vì nhƣ đã nói trên đây, chúng không hẳn thực sự dùng ổn định trong một kiểu câu nào. Chỉ có thể nói ý nghĩa tình thái ngữ khí từ đem lại cho câu nói giúp ta phân loại và nhận diện câu đó là trần thuật hay cầu khiến hay nghi vấn mà thôi.

Nói tóm lại, các TTTTCC tiếng Việt và ngữ khí từ tiếng Hán đi sau phát ngôn cùng với nhân tố ngữ cảnh, tình huống giao tiếp cũng nhƣ nhiều tham số khác nữa nhƣ nội dung mệnh đề mà nó đi kèm nhằm biểu thị một ý nghĩa tình thái nhất định. Những từ này không độc lập tạo nghĩa tình thái cho câu. Cơ chế mà chúng tham gia tạo nghĩa mục đích phát ngôn cho câu nói là một cơ chế phức tạp, trong đó 3 nhân tố (ý nghĩa khái quát của từ, nội dung mệnh đề và ngữ cảnh) gắn bó và tƣơng tác với nhau chặt chẽ. Trong một công trình gần đây, Nguyễn Văn Hiệp đã cố gắng miêu tả cơ chế này qua 3 bƣớc, áp dụng cho các TTTTCC tiếng Việt, khái quát nhƣ sau:

“Với tƣ cách là một đơn vị trong hệ thống ngôn ngữ, tiểu từ tình thái x có nghĩa . Đây là một loại ý nghĩa hết sức đặc biệt, rất khái quát, cho biết x đƣợc dùng trong những kiểu ngữ cảnh nào, với những giả định nhất định về tình trạng hiểu biết

68

của ngƣời nói và ngƣời nghe, những quan hệ vị thế giữa các bên giao tiếp cũng nhƣ các thông tin định hƣớng phản hồi khác:

x 

(đọc là x có nghĩa )

Khi đƣợc sử dụng trong câu nói với ngôn liệu (P) cụ thể, tiểu từ sẽ kết hợp với (P) để tạo nên cấu trúc (P) x mang ý nghĩa :

(P)x  

(đọc là (P)x có nghĩa )

Khi cấu trúc (P)x đƣợc dùng với tƣ cách là một phát ngôn trong một tình huống giao tiếp cụ thể, các nhân tố ngữ dụng sẽ tác động vào cấu trúc, khiến phát ngôn có đƣợc ý nghĩa đích thực của nó, là hiệu lực tại lời hay ngôn trung  (và kèm theo đó là các hiệu lực mƣợn lời tƣơng ứng):

(P)x + tình huống  

(đọc là (P)x + tình huống có nghĩa )

Nhƣ vậy, có đến 3 lớp ý nghĩa gắn với tiểu từ tình thái x [Nguyễn Văn Hiệp 2009 ; tr306-307]. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chúng tôi cho rằng cơ chế này cũng có thể áp dụng cho các ngữ khí từ tiếng Hán.

2.4. Tiểu kết

Chƣơng 2 đã giới thiệu và miêu tả khá chi tiết về đặc trƣng ngữ nghĩa, sự phân loại, gọi tên cũng nhƣ vai trò tạo lập ý nghĩa tình thái của hai đối tƣợng nghiên cứu chính của luận văn là các TTTTCC tiếng Việt và ngữ khí từ tiếng Hán. Từ đó khái quát lên những nét tƣơng đồng và dị biệt bƣớc đầu giữa hai đối tƣợng này nhƣ sau:

69  Về mặt vị trí: cuối câu/ vế câu.

 Về mặt ngữ pháp: ngoài cấu trúc cú pháp câu.  Về mặt ngữ nghĩa: nghĩa TT.

 Có khả năng kết thành tổ hợp.

 Về mặt từ loại: tiểu từ, không trọng âm

 Có khả năng dùng chung với các từ loại khác.

* Điểm dị biệt

 TTTTCC có hiện tƣợng “đồng hiện”, NKT tiếng Hán không có.

 TTTTCC dễ nhầm lẫn với phó từ đồng âm, đại từ…ngẫu nhiên cùng vị trí cuối câu. NKT tiếng Hán ko có.

 Hầu hết TTTTCC đƣợc dùng khá ổn định trong 1 số kiểu hành vi. NKT tiếng Hán ít hạn định hơn.

Trên cơ sở nghiên cứu trên đây, luận văn sẽ tiến hành miêu tả đối chiếu với 18 tiểu từ tình thái cuối câu có tần số xuất hiện cao nhất trong hội thoại của ngƣời Việt

70

Chƣơng 3: MIÊU TẢ ĐỐI CHIẾU MỘT SỐ TTTTCC TIẾNG VIỆT TIÊU BIỂU VỚI NGỮ KHÍ TỪ TƢƠNG ỨNG TRONG VAI TRÒ BIỂU ĐẠT Ý NGHĨA TÌNH THÁI CỦA CÂU (PHÁT NGÔN)

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 67)