Danh sách các tiểu từ tình thái cuối câu

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 45)

5. Bố cục của luận văn

2.1.4.2.Danh sách các tiểu từ tình thái cuối câu

Tuy chủ trƣơng phân loại khác nhau, nhƣng hầu hết các nhà Việt ngữ học đều cố gắng liệt kê một danh sách cụ thể các từ đƣợc coi là TTTTCC trong tiếng Việt. Nhƣng sở dĩ cho đến nay số lƣợng các TTTTCC đƣợc đƣa ra trong bảng danh sách của các tác giả còn có sự chênh lệch và chƣa nhất quán có thể là vì những lí do dƣới đây:

- Tiêu chí xác định TTTTCC vẫn chƣa đồng nhất trong giới nghiên cứu, mỗi tác giả giữ một quan niệm khác nhau.

- Cũng có thể do mỗi ngƣời không bao quát hết một khối lƣợng ngữ liệu cần thiết để đƣa ra một danh sách thật đầy đủ.

- Sự tồn tại của phƣơng ngữ hay thổ ngữ trong tiếng Việt, với một số TTTTCC khác biệt.

Qua tổng hợp danh sách của 8 tác giả khác nhau, có 38 từ đƣợc coi là TTTTCC tiếng Việt, tuy tần xuất xuất hiện trong các bảng danh sách là không đều. có những từ có mặt cả trong 8 bảng danh sách, có từ lại chỉ xuất hiện ở 1-2 bẳng danh sách mà thôi.

44

BẢNG TỔNG HỢP DANH SÁCH CÁC TIỂU TỪ TTCC TIẾNG VIỆT

TT Tác giả TTTTCC` 1 L.C Thompson 2 Glebova 3 Bystrov 4 Emeneau 5 N.Văn Hiệp 6 Phạm Thị Ly 7 N.Anh.Quế 8 N.Kim Thản 1. À X X X X X X X X 2. Ạ X X X X X X 3. Ấy X X X X X X 4. Chăng X X X X X X 5. Chắc X X X X 6. Chứ X X X X X X 7. Cơ X X X X 8. Đã X X X 9. Đâu X X X 10. Đây X X X X X 11. Đấy X X X X X X X 12. Đi X X X X X X 13. Hà X 14. Hả X X X X X X 15. Hử X X 16. Hẳn X X X X 17. Kia X X X X X X 18. Kìa X X 19. Không X

45 20. Mà X X X X X X X 21. Mất X 22. Nào X X X X 23. Này X X 24. Nhé X X X X X X X 25. Nhỉ X X X X X X X 26. Phỏng X X X 27. Rồi X 28. Ru X X 29. Sao X 30. Sất X 31. Thế X X X X 32. Thôi X X X X 33. Thật X X 34. Thay X X 35. Ƣ X X X X X X 36. Với X X X X X 37. Vậy X X X X X 38. Xem X X

46

Trong số 38 từ có trong bảng danh sách trên, do hƣớng đến tiếng Việt đƣơng đại nên luận văn xin đƣợc loại trừ một số tiểu từ có tần số sử dụng thấp, chỉ xuất hiện ở một vài tiếng địa phƣơng nhƣ: sất / sốt / ráo; phỏng, cà, hà, ta, hoặc chỉ tồn tại trong những hội thoại của ngữ văn cổ nhƣ: ru, tá…v.v.

Trên cơ sở cách hiểu nhƣ trên về TTTTCC, luận văn đi đến xác lập một danh sách tƣơng đối các TTTTCC tiếng Việt, trong đó đảm bảo có những TTTTCC tiêu biểu nhất, có tần số sử dụng cao nhất trong hội thoại để làm cơ sở miêu tả và so sánh, 18 từ đó là: à, ạ, cơ, chăng, chứ, đã, đây, đâu, đi, hả/hở/hử, nhé/nghe, nhỉ, rồi, sao, ư, với, vậy, xem.

Phân vào nhóm ta sẽ có:

Nhóm 1:

- Các tiểu từ tình thái chuyên dùng trong các nghi vấn: à, ư, nhỉ, chăng, sao, hả/hử/hở.

- Các tiểu từ chuyên dùng trong câu cầu khiến: đi, xem, với, nhé. - Các tiểu từ chuyên dùng trong câu trần thuật: đây, rồi, vậy, đâu. Nhóm 2: chứ, đã,cơ.

Nhóm 3: .

Trong danh sách TTTTCC trên đây, bên cạnh số ít những TTTTCC "chính danh" tức là những tiểu từ tình thái có vẻ nhƣ đƣợc sinh ra chỉ để làm tiểu từ tình thái cuối câu nhƣ à, ạ, ư, nhỉ, nhé, còn lại số đông là các tiểu từ có nguồn gốc từ từ loại khác nhƣ liên từ (mà, chứ, với), đại từ (nào), từ chỉ xuất (đây, đấy, thế, vậy, kia/cơ), vị từ (đi, đã, xem)...v.v.Trong nhiều trƣờng hợp, những từ này vẫn còn mối liên hệ ít nhiều đối với từ gốc. Có thể thấy rằng, phân biệt đâu là tiểu từ, đâu là thực từ trong số này cũng là một nhiệm vụ không hề đơn giản.

Trong công trình “Tiếng Việt, mấy vấn đề về ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa” [Nxb Giáo dục, 1998], Cao Xuân Hạo từ những cứ liệu ngữ âm học thực nghiệm, ông đã khẳng định rằng: câu phải đƣợc chia hết thành ngữ đoạn và do đó phải kết thúc bằng một trọng âm trừ khi câu đƣợc kết thúc bằng những tiếng không có chức năng ngữ pháp, tức là không làm thành hay tham gia một ngữ đoạn nào, đó là các tiểu từ

47

tình thái. Và tiêu chí trọng âm ngữ đoạn đã trở thành tiêu chí duy nhất và tỏ ra hiệu quả nhất trong việc phân biệt tất cả các TTTTCC có hình thức ngữ âm trùng với một thực từ cũng nhƣ trong trƣờng hợp có cùng vị trí và khả năng kết hợp.

Ví dụ: Đây: là một chỉ định từ trong trƣờng hợp là thực từ, và có trọng âm ngữ đoạn:

Tôi ngồi đây, anh ngồi đấy, còn nó ngồi kia.

(Ví dụ dẫn theo Nguyễn Kim Thản 1997).

Đây: là tiểu từ tình thái cuối câu có thể xuất hiện trong các văn cảnh và có ý nghĩa nhƣ:

Nó chơi xỏ mình đây.→ sự phỏng đoán ý nghĩa thực của một hành động Mẹ đi đây! →Khẳng định hành động “đi”.

Ở đây cần phân biệt giữa trọng âm ngữ đoạn và trọng âm logic trong TTTTCC: chỉ có (phi) trọng âm ngữ đoạn (thuộc về ngôn ngữ, có tính chất bắt buộc) mới là đặc điểm phân biệt của TTTTCC, còn trọng âm logic (thuộc về lời nói, là vấn đề dụng pháp, tùy thuộc văn cảnh và mục đích phát ngôn) thì không.

2.2. Khái quát về ngữ khí từ tiếng Hán.

Nhƣ trên đã nói, các phƣơng tiện biểu hiện tình thái trong tiếng Hán cũng vô cùng phong phú. Trong khuôn khổ của luận văn này, chúng tôi sẽ chỉ tiến hành đối chiếu vai trò tạo ý nghĩa tình thái của TTTTCC tiếng Việt với một phƣơng tiện đƣợc cho là phổ biến nhất và cũng đƣợc coi là tiểu từ tình thái chuyên dụng của tiếng Hán - ngữ khí từ/ trợ từ ngữ khí (汉语语气词/语气助词). Để thuận tiện cho việc đối chiếu ở chƣơng 3, trong mục này chúng tôi sẽ nêu một cách khái quát về cái gọi là ngữ khí từ tiếng Hán.

Cũng giống nhƣ TTTT tiếng Việt, xung quanh việc quy loại từ nào đƣợc coi là ngữ khí từ tiếng Hán cũng có nhiều tranh cãi và ý kiến khác nhau. Nhƣng phần lớn các nhà nghiên cứu Hán ngữ học đều nhất trí với 3 tiêu chuẩn xác định và kết quả quy loại dƣới đây:

48 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một ngữ khí từ/ trợ từ ngữ khí đóng vai trò nhƣ một dấu hiệu tình thái của câu phải có ba đặc điểm chính sau đây:

- Về mặt ngữ pháp: không là thành phần ngữ pháp bắt buộc nên nếu lƣợc bỏ cũng không ảnh hƣởng đến kết cấu ngữ pháp của câu.

- Về mặt ngữ nghĩa: không liên quan và cũng không ảnh hƣởng đến nội dung mệnh đề của câu.

- Về mặt tình thái: là thành phần bắt buộc phải có. Nó biểu thị mối quan hệ giữa câu nói /phát ngôn với văn cảnh và thái độ, tình cảm của ngƣời nói trong phát ngôn, đảm bảo tốt nhất cho sự thành công của cuộc thoại. Sự có mặt hay vắng mặt của ngữ khí từ sẽ ảnh hƣởng đến hiệu lực của phát ngôn.

Về mặt vị trí trong câu, ngữ khí từ tiếng Hán luôn đứng cuối câu nói hay cuối mỗi vế câu trong câu phức [Xu Jing Ning 2008; tr132].

Nhƣ vậy, ta thấy về cơ bản ngữ khí từ tiếng Hán đƣợc hiểu và mang những đặc trƣng gần giống nhƣ TTTTCC tiếng Việt.

Hệ thống các trợ từ ngữ khí tiếng Hán vô cùng phong phú, nhìn chung chia làm ba loại sau:

- Các ngữ khí từ điển hình/ chính danh: 啊,嘛,吧,呢,着呢,罢了,吗 /么,不成,来者,呗。

- Các ngữ khí từ không chính danh: 啦 - Các ngữ khí từ ngoại diên: 了2, 的

Trên đây là số lƣợng ngữ khí từ tiếng Hán mà luận văn sẽ tiến hành khảo sát để so sánh đối chiếu với TTTTCC tiếng Việt. Ngoài ra còn có rất nhiều những ngữ khí từ cuối câu tiếng Hán nhƣ: 也,耳,已,哎,唉,乎,战,耶, [Ma Jian Zhong 1983; tr 323] nhƣng luân văn chỉ nêu ra với tính chất tham khảo, chứ không khảo sát vì đó là những từ cổ, hiện nay rất ít sử dụng, thƣờng chỉ còn gặp trong một số phƣơng ngữ Hán hay văn tự cổ.

49

Ngữ khí từ tiếng Hán cũng giống nhƣ TTTTCC tiếng Việt có vai trò là dấu hiệu nhận diện các kiểu câu. Chính vì vậy, ta cũng có thể phân loại chúng theo các kiểu câu nhƣ sau:

- Ngữ khí từ chuyên dùng trong câu trần thuật: 吧, 呢, 啊, 嘛, 呗, 罢了, 了2,的。

- Ngữ khí từ chuyên dùng trong câu nghi vấn: 呢,吗,吧,啊,不成

- Ngữ khí từ chuyên dùng trong câu cầu khiến: 吧, 啊, 嘛, 呗.

Sự xuất hiện của các ngữ khí từ chuyên dụng trong khuôn hình câu nói trên cho thấy một điểm khác biệt giữa các TTTTCC tiếng Việt với các ngữ khí từ chuyên dụng tiếng Hán đó là: cùng một ngữ khí từ có thể xuất hiện để biểu đạt nghĩa tình thái khác nhau trong các khuôn hình câu khác nhau, hoặc những ngữ khí từ khác nhau có thể thay thế cho nhau cùng xuất hiện trong một khuôn câu để thể hiện một ý nghĩa tình thái nào đó. Tuy nhiên chúng khác nhau về mức độ biểu đạt tình thái cũng nhƣ nguyên tắc xuất hiện:

Ví dụ: So sánh các ví dụ sau:

1.你快走啊。(我告知你你应当走,也要求你走)

2.你快走嘛。(按照情理你应当走,但我主观上不强求,只是劝你)。

3. 你快走吧。(我想你该走,但走不走你自己决定)

4. 你快走呗。(你走不走我无所谓,我只是建议以下而已)

[Ví dụ của Xu Jing Ning 2008; tr35]. Các câu trên đều đƣợc dịch là “Cậu mau đi đi”. Nhƣng sử dụng các ngữ khí từ khác nhau đã tạo cho mỗi câu nói mang sắc thái ý nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, ở câu (1) ngƣời nói bảo ngƣời nghe là ngƣời nghe phải đi đồng thời cũng có ý yêu cầu ngƣời nghe đi; ở câu (2) hàm ý theo lý thì ngƣời nghe phải đi, nhƣng về phía chủ quan ngƣời nói không ép buộc ngƣời nghe đi mà chỉ có ý khuyên bảo; ở câu (3) thể diện ngƣời nghe đƣợc nhấn mạnh, lời yêu cầu không còn chút tính chất ép buộc hay đề nghị mà chỉ là ngƣời nói cảm thấy ngƣời nghe nên đi, còn đi hay không là hoàn

50

toàn do ngƣời nghe quyết định; ở ví dụ (4) dùng 呗 càng thể hiện cho thấy ngƣời nói chẳng thèm để ý gì đến việc ngƣời nghe có đi hay không, ngƣời nói chỉ tiện thể đƣa ra đề nghị vậy thôi.

Rõ ràng cùng là câu cầu khiến, nhƣng sắc thái lại hoàn toàn khác nhau khi sử dụng những ngữ khí từ khác nhau.

Hiện tƣợng này dƣờng nhƣ là khắt khe hơn đối với các TTTTCC tiếng Việt. Nhƣ trên ta biết việc thay thế các TTTTCC tiếng Việt cho nhau trong cùng một khuôn câu cũng mang đến những sắc thái ý nghĩa khác nhau cho câu nói, nhƣng không phải hầu hết các TTTTCC tiếng Việt đều có khả năng phân bố rộng trong các khuôn hình câu nhƣ ngữ khí từ tiếng Hán. Trong tiếng Việt, có những tiểu từ không bao giờ xuất hiện trong câu trần thuật và câu hỏi nhƣ: đi, với, xem; Hay có những tiểu từ không bao giờ xuất hiện trong câu cầu khiến nhƣ: sao, rồi, đây, đấy…v.v.

Một nét đặc sắc của TTTTCC tiếng Việt và ngữ khí từ tiếng Hán đều có là chúng có khả năng kết hợp với nhau tạo thành các tổ hợp TTTTCC mà trong khuôn khổ luận văn chúng tôi chƣa thể nghiên cứu đƣợc, chẳng hạn: kia à, cơ à, đâu ạ, thế sao, chứ sao, thế hả, cơ chứ, đấy ư, thôi đi, thôi mà, ngay đi, đi đã chứ, đâu cơ chứ, đấy chứ nhỉ...hay tiếng hán là sự kết hợp của 6 ngữ khí từ “的、了、么/吗、吧、 呢、啊” thành: “的了”、“的么(吗)”、“的呢”、“的吧”、“的啊”、“了么(吗)”、“了 呢”、“了吧”、“么啊”、“呢啊”、“的么”...v.v.

Nhƣng khảo sát các kết hợp TTTTCC trong tƣ liệu, chúng tôi thấy về quy luật kết hợp: những TTTTCC có mức độ hƣ hóa càng cao thì càng có ít khả năng kết hợp với nhau thành chuỗi, hay nói cách khác, những TTTTCC đƣợc dùng nhƣ những “hƣ từ chính danh”, tức ko còn thấy rõ mối liên hệ với những từ loại khác có thể là nguồn gốc của nó, là những TTTT không thể kết hợp với nhau :à, hả, nào, nhé và trong tiếng Hán cũng cùng một tình hình và quy luật kết hợp nhƣ thế. Ta không bao giờ gặp câu nói chẳng hạn nhƣ: “ Con ăn cơm nhé nào” và cũng không gặp kết hợp “你还没说啊 吧” …v.v.

51

Xét cụ thể trật tự kết hợp trong tiếng Việt và tiếng Hán, tình hình đều thấy nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các TTTT kết hợp tuân theo qui tắc “khi câu kết thúc bằng hai TTTT trở lên, trong đó các TTTT chính danh này kết hợp với nhau thành chuỗi, thì TTTT chính danh bị hƣ hóa ở mức độ cao nhất bao giờ cũng đặt ở sau cùng”: đâu ạ, đâu nhỉ, đấy hả, đi nào. Trong nhiều trƣờng hợp những TTTTCC kết hợp với nhau tạo thành những kiểu câu khác nhau, thì ý nghĩa của tiểu từ đứng cuối câu bao giờ cũng mang tính chất quyết định ý nghĩa tình thái của cả câu. Chẳng hạn:

Nó đến đấy. → Khẳng định. Nó đến đấy ạ. → Khẳng định. Nó đến đấy à? → Nghi vấn. Nó đến đấy hả? → Nghi vấn. Nó đến đấy nhé! → Cầu khiến. Hay trong tiếng Hán:

你还没走的啊!(Mày vẫn còn chƣa đi mau đi!) →的 không tạo ý cầu khiến,

啊 tạo ý cầu khiến cho cả câu

你还没走的吗? (Mày vẫn còn chƣa đi hả?) →吗tạo ý hỏi –phản bác

Vấn đề này, theo chúng tôi, cần đƣợc đặt trong một khung nghiên cứu rộng hơn, là nghiên cứu tầm tác động tình thái (scope of modality). Đây là một trong những vấn đề thú vị nhất nhƣng cũng là hóc búa nhất, đang đặt ra đối với ngôn ngữ học hiện đại (xin xem Frawley 1992, phần bàn về Tình thái và mơ hồ tình thái). Rõ ràng, một nhiệm vụ nhƣ vậy là quá sức đối với luận văn của chúng tôi.

Sự phối hợp dùng giữa ngữ khí từ chuyên dụng và các phƣơng tiện biểu hiện tình thái khác trong câu nhằm biểu đạt ý nghĩa tình thái chủ quan mà ngƣời nói muốn truyền đạt ở mức độ cao nhất (thƣờng là phó từ tình thái đạo nghĩa (deontic modality):

道义情态副词:必须,不必,务必, 姑且,不妨/何妨,千万,还是,素性) .

Hiện tƣợng này cũng thấy xuất hiện đối với TTTTCC tiếng Việt: Ví dụ: Tiếng Hán.

52

你千万小心啊!(Con hết sức cẩn thận nhé!)

你们还是应该表扬他吧!(Các cậu còn phải biểu dƣơng cậu ấy cơ đấy!)

(曹禺- 日出(第二幕)) Ví dụ: Tiếng Việt:

Dùng kèm với phụ từ:

1. Rồi chị sẽ giải thích cho anh ấy hiểu, anh ấy sẽ hiểu, nhất định anh ấy sẽ hiểu .

2. Con sẽkhông quay đầu khi cô đến gần con chứ?

(Những tấm lòng cao cả– Nxb HNV –1999) Dùng kèm với trợ từ tình thái/ động từ tình thái:

3. Nó dám cãi lại giám đốc à? Dùng cùng với thán từ:

4. Ôi chao! đã dễ mà một chốc lên chức cô nghị đấy! 5. A i chà ! Diễu võ giƣơng oai cứng đấy !

(Tô Hoài- Dế mèn phiêu lƣu ký) Trong tiếng Hán, để đạt hiệu quả truyền đạt ý muốn chủ quan của bản thân qua phát ngôn tình thái một cách cao nhất ngƣời nói không chỉ phải nắm vững hoàn cảnh xảy ra quá trình giao tiếp, xử lý tốt mối quan hệ cũng nhƣ vai giao tiếp của các bên mà còn phải lựa chọn cách phối hợp giữa ngữ khí từ cuối câu với các phó từ biểu hiện tình thái khác (cụ thể ở đây là phó từ tình thái đạo nghĩa - 道义情态副词) dựa trên nguyên tắc dung hợp về nghĩa giữa hai đối tƣợng đƣợc kết hợp.

Chẳng hạn, ngữ khí từ chuyên dụng “吧” thƣờng kết hợp với các phó từ tình thái biểu thị ý nghĩa tình thái đạo nghĩa ở mức độ thấp nhƣ “不妨,姑且,还是”, còn “啊” thƣờng chỉ kết hợp với các phó từ tình thái biểu thị ý nghĩa tình thái đạo nghĩa ở mức độ cao hơn “千万,不必,必须”,嘛 thì không chịu sự hạn chế nào về sự kết hợp nói trên, có thể kết hợp tự do tùy theo ý muốn chủ quan của ngƣời sử dụng.

53

Ta phân tích một ví dụ để thấy tác dụng của việc dùng kết hợp giữa ngữ khí từ chuyên dụng với phó từ tình thái đạo nghĩa tiếng Hán.

Xét ví dụ: “我们必须找一个借口嘛!”

Trong câu này sử dụng ba phƣơng tiện biểu đạt lời yêu cầu, đề nghị đạo nghĩa (道义诉求): câu cầu khiến, phó từ tình thái đạo nghĩa “必须” và ngữ khí từ chuyên dụng “嘛” nhằm thể hiện thái độ, ý đồ chủ quan của ngƣời nói đối với sự việc đƣợc nêu trong câu nói cũng nhƣ với ngƣời nghe. Cụ thể là: câu cầu khiến biểu thị ngƣời nói yêu cầu, ra lệnh ngƣời nghe làm một việc là “tìm một cái cớ -找借口”; “必须” thể hiện ngƣời nói cho rằng hành vi “tìm cái cớ” là hành vi nhất định phải đƣợc thực hiện, tiến hành bởi ngƣời nghe, nhƣng 嘛 ở cuối câu lại đƣợc ngƣời nói sử dụng với mục đích “vỗ về” ngƣời nghe, rằng hành vi mà anh ta yêu cầu ngƣời nghe phải thực hiện kia là có lí do chính đáng, có cơ sở thực tế, là hợp tình hợp lý chứ không phải là ý muốn chủ quan muốn ép buộc ngƣời nghe.

Còn trƣờng hợp ngƣời nói cảm thấy ngƣời nghe là cấp dƣới hay quan hệ thật

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 45)