Các phương tiện từ vựng

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 25)

5. Bố cục của luận văn

1.3.2.3.Các phương tiện từ vựng

24

Đây là phƣơng tiện đƣợc sử dụng rộng rãi hơn cả. Trong tiếng Việt, tiếng Hán, vốn thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến hình, các phƣơng tiện từ vựng đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc biểu đạt các ý nghĩa tình thái.

Trong tiếng Việt có thể kể ra đây mấy nhóm chính nhƣ sau:  Các động từ tình thái : muốn, định, toan, dám, cố… Ví dụ:

toan đánh cô ấy .

 Các phụ từ: đã, đang, sẽ, cứ

Ví dụ:

Mƣời giờ rồi mà nó cứ ngủ.

 Các động từ chỉ thái độ mệnh đề gắn với cấu trúc câu phức, với chủ ngữ ở ngôi thứ nhất và động từ không đi kèm với những phó từ chỉ thời, thể: Tôi lo (rằng), Tôi sợ (rằng ), Tôi tiếc (là)...

Ví dụ:

Tôi sợ rằng anh ta sẽ không đến.

 Các động từ ngữ vi : mời, khuyên, yêu cầu, hứa, cam đoan...

Ví dụ:

Tôi yêu cầu anh giải quyết ngay cho.

 Các thán từ : ôi, chà, chao, chết, trời ơi, ối giời ơi...

 Các quán ngữ tình thái: nghe nói, nghe đâu, thế nào cũng, theo ý tôi, gì thì gì...

Ví dụ:

Gì thì gì, tớ chén đã. (Tô Hoài- Dế mèn phiêu lƣu ký)

 Các tổ hợp từ có nghĩa nhận định hay đặt vấn đề về tính chân xác của sự tình: có lẽ là , ắt là, quả thực là, ấy thế mà, hay là...v.v (Về ý nghĩa và vị trí trong câu, nhóm này có thể đƣợc xếp chung vào nhóm các quán ngữ tình thái. Sự khác biệt giữa chúng chỉ là ở mức độ tính thành ngữ (idiom): các quán ngữ tình thái có tính thành ngữ cao hơn, tức ý nghĩa của các quán ngữ tình thái khác xa so với ý nghĩa của các thành tố tạo nên chúng).

25 Ví dụ:

Ắt là chị hối hận, tiếc rẻ cái lòng nhân đức của tôi và phân vân lo sợ về cái bụng dạ "lỗ kim" của vợ tôi.

(Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng)  Các tiểu từ tình thái cuối câu: à, ư, nhỉ, nhé, cơ à, đấy mà, chăng ... Ví dụ:

- Những ngƣời biết chút đỉnh rụt đầu: “Ăn vịt đặng lây bệnh chết à?”. (Nguyễn Ngọc Tƣ- Cánh đồng bất tận) - Thế ra bộ râu chú mình không mọc nữa nhỉ ?

- Ngày mai mình thoát chốn này ư ?

(Tô Hoài- Dế mèn phiêu lƣu ký) Tiếng Hán cũng có các phƣơng tiện từ vựng sau:

 语气助词 (Trợ từ ngữ khí):吧,呢,嘛,啊等  情态助动词 (Trợ động từ tình thái):可能,可以,应该, 该, 能,别, ,千 万 , 不 要 , 等  情态副词 (Phó từ tình thái):必须,一定,也许等  名词 (Danh từ):可能性,必然性等  情态实义动词 (Động từ thực nghĩa tình thái):知道,相信,怀疑,等  连词 (Liên từ):如果/要是,即使/就是等  否定副词和频度副词 (Phó từ phủ định và phó từ chỉ tần xuất):不, 没,又,再等  隐性语法操作 (Thao tác ngữ pháp ngầm ẩn):动词重叠

Ngoài ra trong tiếng hán cũng có hàng loạt các động từ chỉ thái độ mệnh đề hay động từ ngữ vi tƣơng ứng với các động từ chỉ thái độ mệnh đề và động từ ngữ vi trong tiếng Việt nhƣ:

怕 (sợ, e, lo), 命 令(ra lệnh),不 准/不 许(không cho phép, cấm),劝 (khuyên),要求(yêu cầu),请(mời),发誓(thề) 等。

26 1. 这里在戒严,我命令你赶紧走开!

(Ở đây đang có lệnh giới nghiêm, tôi lệnh cho anh đi khỏi đây ngay).

(文件名:\当代\电视电影\冬至.txt)

2. 你是我的,我不准你离开我。 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Em thuộc về anh , anh không cho phép em rời xa anh).

(文件名:\当代\报刊\作家文摘\1997\1997D.txt)

3. 我不许你悲哀,也不许你寂寞!

(Anh không cho phép em đƣợc buồn, cũng không cho phép em cô đơn).

(文件名:\当代\报刊\读者\读者(合订本).txt)

4. 狗官,我不许你去动她坟墓。

(Tên quan chó má, tao cấm mày động vào mộ cô ấy)

(文件名:\当代\文学\香港作家\金庸 白马啸西风.txt)

5. 我劝你还是冷静一点。

(Tôi khuyên anh hãy bình tĩnh) .

(文件名:\当代\报刊\人民日报\1994\94Rmrb2.txt) Trong số các phƣơng tiện nêu trên thì tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt và trợ từ ngữ khí trong tiếng Hán đƣợc gọi là tiểu từ tình thái chuyên dụng trong hai ngôn ngữ này. Tức chúng là phƣơng tiện phổ biến thƣờng dùng nhất, giữ một vị trí hết sức quan trọng trong việc biểu đạt loại ý nghĩa này. Và đây chính là phạm vi đối tƣợng nghiên cứu so sánh của luận văn chúng tôi.

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 25)