5. Bố cục của luận văn
3.1. Khung miêu tả
Trƣớc đây, các nhà từ vựng học coi TTTT tiếng Việt là những từ đa nghĩa để tiến hành miêu tả ngữ nghĩa của chúng. Chẳng hạn tiểu từ « nhỉ » đƣợc xem là có nhiều nghĩa khác nhau nhƣ :
- Biểu thị sự thân mật : Mẹ yêu con nhất mẹ nhỉ?
- Biểu thị sự mong muốn ngƣời nghe đồng tình : Cái áo này đẹp nhỉ? - Biểu thị thái độ mỉa mai, châm biếm : Đẹp mặt nhỉ?
Tuy nhiên, lối miêu tả này thực sự tỏ ra còn nhiều bất cập khi áp dụng với TTTT. Vì để xác định một từ nào đó là từ đa nghĩa, trƣớc hết ta phải làm rõ đƣợc mối liên hệ nào đó giữa các nghĩa với nhau, rồi trên cơ sở đó đi phân biệt đâu là nghĩa đen, nghĩa bóng, đâu là nghĩa gốc và nghĩa phái sinh mà việc làm này có vẻ sẽ chẳng đem lại kết quả với đối tƣợng là TTTT. Nếu thực sự làm nhƣ thế, mỗi TTTT ta sẽ có một bảng danh sách các nghĩa rất dài, gần nhƣ không thể khẳng định đƣợc (vì nghĩa còn tùy theo ngữ cảnh mà nảy sinh). Và hơn thế nữa là phƣơng pháp miêu tả này sẽ khó lòng cho ta thấy đƣợc vai trò của các TTTT trong việc tạo lập ý nghĩa tình thái giúp hình thành nên hiệu lực tại lời cho phát ngôn.
Với mong muốn xác lập một khung miêu tả thích hợp cho các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt, vận dụng vào thực tiễn biên soạn giáo trình và giảng dạy tiếng Việt cho ngƣời nƣớc ngoài, các nhà nghiên cứu đó không chỉ dừng ở việc quan tâm đến thông tin miêu tả (descriptive meaning) hay thông tin nội dung mệnh đề (propositional meaning), là loại thông tin quan yếu đối với tính đúng/sai về chân lí của câu, mà còn đào sâu nghiên cứu đến thông tin phi miêu tả (non-descriptive meaning) hay thông tin phi nội dung mệnh đề (non- propositional meaning), và xem đây là một trong những nét đặc thù của ngôn ngữ tự nhiên. Trong số đó phải kể đến đóng góp của Lê Đông [1996] và Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp [2001]
71
Với phát hiện về những thông tin bổ trợ thƣờng gặp nhất trong hội thoại tiếng Việt (thông tin ngữ dụng/ thông tin phi miêu tả) khi miêu tả câu hỏi chính danh. Hai tác giả đã có những gợi ý rất thiết thực về con đƣờng tiếp cận lõi ngữ nghĩa đích thực của các TTTT. Bởi chính những thông tin bổ trợ này góp phần làm chính xác hơn, cụ thể hơn thái độ, cách đánh giá của ngƣời nói, các mối quan hệ giữa những ngƣời tham gia giao tiếp, giữa hoàn cảnh phát ngôn với hiện thực. Những kiểu thông tin bổ trợ đó là:
a)Những thông tin gắn với những kiểu tình huống giao tiếp nhất định.
Đây là những thông tin xuất phát từ đặc điểm nội dung của các TTTTCC chứa đựng những nét nghĩa luôn gắn những kiểu tình huống giao tiếp nhất định với những đặc trƣng nào đó. Nó thể hiện thông qua mối quan hệ giữa ngƣời nói với ngƣời nghe và liên quan đến không gian, thời gian diễn ra sự tình. Quan sát các trƣờng hợp sau:
Cơ: không xuất hiện trong những phát ngôn đơn lẻ hay những phát ngôn mở đầu cuộc hội thoại, mà thƣờng xuất hiện trong phát ngôn mà khi trƣớc đó đã có ít nhất một phát ngôn của ngƣời đối thoại.
Ví dụ:
- Con ăn cháo nhé?
- Không, con ăn bún cơ.
Hoặc trong mẩu đối thoại dƣới đây trích trong truyện ngắn “Dƣới bóng hoàng lan” của Thạch Lam:
- Không, cô phải ngồi ăn cơ. Cô làm khách mãi.
Mặc dù không biết nội dung của câu nói trƣớc đó nhƣng chúng ta cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng đấy là một lời từ chối của ngƣời khách đáp lại lời mời của chủ nhà.
b) Những thông tin cho biết giả định của người nói đối với trạng thái hiểu biết và nhận thức của người nghe.
Những TTTTCC nhƣ "à" có mặt trong phát ngôn chứng tỏ ngƣời phát ngôn đã có một cơ sở, một căn cứ nào đó để đƣa ra một giả thiết và cần ngƣời nghe xác định cái giả thiết đó.
72
Chẳng hạn, khi dùng “à” ở cuối câu, ngƣời nói có ý biểu thị rằng, dựa trên những bằng chứng (evidence) hay suy luận (judgment) nào đó, ngƣời nói đã bƣớc đầu đoán định về khả năng hiện thực của một sự tình, nhƣng ngƣời nói cho rằng ngƣời nghe có nhiều thẩm quyền hơn để khẳng định hay phủ nhận sự tình đó, và nhƣ vậy, thông qua câu hỏi với “à”, ngƣời nói muốn ngƣời tìm thấy câu trả lời từ phía ngƣời nghe. Ví dụ:
- Thật không, khuya khoắt thế này mà họ còn về à? (Vũ Trọng Phụng- Giông tố) - Anh Hội chết rồi, còn phải đóng sƣu nữa à?
(Tắt đèn - Ngô tất tố)
c)Những thông tin về quan hệ vị thế giữa người nói và người nghe.
Những thông tin này cho biết vai trò, vị thế của các bên giao tiếp, nó phản ánh những đặc trƣng văn hoá, những chuẩn mực xã hội, những quy tắc đạo đức trong giao tiếp. Theo đó, mỗi ngƣời khi tham gia giao tiếp phải tính đến cái vị thế của mình và của ngƣời đối thoại. Ngƣời nói phải xác định và đánh giá đúng về cƣơng vị xã hội , tuổi tác của mình và của đối tƣợng giao tiếp. Không thực hiện đƣợc điều này thì cuộc giao tiếp sẽ thất bại . "Ạ", "hả" là những tiểu từ chứa đựng thông tin này.
“Ạ” đặt ở cuối câu nói thể hiện một quan hệ vị thế giữa ngƣời nói và ngƣời nghe: ngƣời nói có quan hệ dƣới vai so với ngƣời nghe. Trong tiếng Việt, tiểu từ này thƣờng đƣợc dùng trong lời nói của ngƣời trẻ tuổi đối với ngƣời lớn tuổi, của ngƣời bậc dƣới đối với ngƣời bậc trên. Ví dụ:
- Bẩm, quan lớn có giấy gọi chúng tôi về việc gì thế ạ?
(Vũ Trọng Phụng-Giông tố)
Hay trong giao tiếp hàng ngày ta luôn bắt gặp những câu nói lễ phép của học sinh đối với thầy giáo, hay của ngƣời bề dƣới với ngƣời bề trên, ngƣời nhỏ tuổi với ngƣời lớn tuổi kiểu nhƣ: Em chào thầy ạ; Thầy đi đâu đấy ạ; Cháu mời ông lên nhà xơi cơm ạ…v.v.
73
TTTTCC không những chỉ tác động đến niềm tin, thái độ mà qua đó còn định hƣớng cả hành vi đáp lại của ngƣời nghe. Đó có thể là việc trả lời (đối với câu hỏi) là việc xác nhận hay phản bác (đối với câu trần thuật), việc đồng ý hay từ chối (đối với câu cầu khiến). Ở đây, chúng ta thấy đƣợc sự chủ động và vai trò của ngƣời nói khi tham gia giao tiếp: ngƣời nói dƣờng nhƣ có ý “lập trình hóa” diễn tiến của giao tiếp, chủ động điều khiển, định hƣớng cho những phản ứng hồi đáp của ngƣời đối thoại. TTTTCC tiếng Việt là phƣơng tiện hữu hiệu để ngƣời nói thể hiện một cách hiệu quả vai trò chủ động của mình trong giao tiếp, hay nói cách khác, trong nội ngữ nghĩa của TTTTCC tiếng Việt có chứa những thông tin định hƣớng cho phản ứng hồi đáp.
Chẳng hạn, với “chắc” ở cuối một câu hỏi (“P chắc?”), ngƣời nói muốn ngƣời nghe thừa nhận sai lầm của ngƣời nghe trong suy nghĩ hoặc trong hành động. Ví dụ:
- Mày tƣởng ngƣời ta không mua đâu đƣợc chó đấy chắc?
(Ngô Tất Tố- Tắt đèn) - Lắc gì, tớ nói sai chắc ?
(Bảo Ninh- Bên lề cuộc tấn công) Tóm lại hiểu tình thái theo một cách hiểu rộng nhất, nhƣ là “tất cả những gì mà người nói thể hiện kèm theo nội dung mệnh đề” [Bybee 1985, dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp 1998] thì tất cả các khía cạnh của nghĩa phi miêu tả đều có thể xếp vào nghĩa tình thái của câu. Đây là quan điểm của chúng tôi trong luận văn này, bởi vì quan điểm này cho phép ngƣời nghiên cứu có một biên độ rộng để miêu tả ngữ nghĩa của các TTTTCC tiếng Việt. Tuy nhiên bên cạnh việc chỉ ra những thông tin phi miêu tả, hay thông tin ngữ dụng bổ trợ mà tiểu từ tình thái góp vào câu nói ở trên thì việc hình thức hoá cơ chế hoạt động của nhóm từ này, dựa trên các đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của chúng cũng là một nhiệm vụ quan trọng.