5. Bố cục của luận văn
2.1.4.1. Các nhóm tiểu từ tình thái cuối câu
Có rất nhiều cách phân chia cũng nhƣ gọi tên các nhóm tiểu từ này. Chẳng hạn, có tác giả dựa trên ý nghĩa tình thái của TTTTCC để chia thành 4 nhóm:
- Các tiểu từ biểu thị sự quan tâm của ngƣời nói: à, nhỉ, nhé.
- Các tiểu từ khêu gợi sự chú ý của ngƣời đối thoại: ấy, này, đấy, kia, nghe.
- Các tiểu từ tỏ sự kính trọng đối với ngƣời đối thoại: ạ
- Các tiểu từ khẳng định sự tin tƣởng của ngƣời nói đối với tính chính xác của điều mình nói: mà.
[Solntsev V.M 1960] Hay Bystrov I.S [1975] lại phân biệt: tiểu từ nghi vấn (à, ấy, ư, nhỉ, hử), tiểu từ chỉ ra sự đối lập (cơ, mà), tiểu từ nhấn mạnh (chắc, hẳn, đây)...v.v [dẫn theo Phạm Thị Ly 2003].
Trong luận văn này, chúng tôi thừa nhận cách phân nhóm của Nguyễn Văn Hiệp trong bài báo “Hƣớng đến một cách miêu tả và phân loại các TTTTCC tiếng Việt” – Tạp chí Ngôn ngữ, số 5- 2001 và sau này còn đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các tài liệu của tác giả. Đây cũng chính là cách phân loại của luận văn, để từ đó giải quyết các vấn đề có liên quan đến đề tài.
Theo Nguyễn Văn Hiệp thì TTTTCC tiếng Việt đƣợc chia thành 3 nhóm sau:
Nhóm 1: Các tiểu từ tình thái đƣợc dùng khá ổn định trong một số kiểu hành vi ngôn ngữ nào đó. Trong nội bộ nhóm này, có thể tiếp tục phân chia các tiểu từ theo kiểu ngôn trung mà chúng biểu thị một cách điển hình và đã đƣợc ngữ pháp hoá thành các cấu trúc ngôn ngữ tƣơng đối ổn định, tức là theo kiểu câu trong đó chúng xuất hiện:
- Các tiểu từ tình thái chuyên dùng trong các nghi vấn : à, ư, nhỉ, chăng, sao, hả, hẳn, chắc, hà...
43
- Các tiểu từ chuyên dùng trong câu trần thuật (hoặc không đánh dấu hoặc có đánh dấu, tức câu cảm thán, theo thuật ngữ của ngữ pháp truyền thống): thật, đấy, đây, rồi, thế, vậy, mất, chán, đâu, thay ru (từ cổ), tá (từ cổ)....
Nhóm 2: Các tiểu từ tình thái không có sự ổn định về kiểu hành vi mà chúng biểu thị, tuỳ theo nội dung mệnh đề đi kèm (và tất nhiên, tuỳ theo tình huống đƣợc sử dụng) chúng có thể tham gia vào các kiểu hành vi đã đƣợc nêu ở nhóm (1) trên đây. Thuộc về nhóm này là các tiểu từ tình thái cuối câu nhƣ: chứ, đã, nhé, cơ/ kia.
Nhóm 3: Các tiểu từ không tham gia trực tiếp vào việc hình thành mục đích phát ngôn mà chỉ thể hiện những nét nghĩa liên quan đến sự thúc giục nói chung hoặc quan hệ giữa ngƣời nói và ngƣời nghe. Thuộc về nhóm này là tiểu từ: thôi, ạ.