Thuật ngữ sử dụng

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 30)

5. Bố cục của luận văn

2.1.1.Thuật ngữ sử dụng

TTTTCC là một lớp từ rất đặc biệt của tiếng Việt. Tuy có số lƣợng không nhiều nhƣng đó lại là phƣơng tiện thƣờng gặp nhất trong phát ngôn của ngƣời Việt. Thiếu nó, khiến ngƣời ta cảm thấy câu nhƣ thiếu đi cái gì đó giống kiểu linh hồn của câu. Thay cho việc phải nói một câu dài để diễn đạt ý cần nói, ngƣời ta chỉ cần dùng một câu nói ngắn gọn có chứa tiểu từ tình thái. Chẳng hạn câu: “Mƣời hai giờ đêm rồi đấy!” đƣợc dùng nhƣ một lời cảnh báo có thể đƣợc khúc giải là: đã muộn/ khuya lắm rồi, anh/ chị cần lƣu tâm đến điều đó để có thể có những ứng xử thích hợp nhƣ đi ngủ, đi về nhà, ngừng làm việc gì đó…v.v. Ngoài ra, tiểu từ tình thái còn là một trong những tiêu chí quan trọng vào bậc nhất để phân biệt ngôn ngữ hội thoại và ngôn ngữ phi hội thoại (vấn đề này ngoài phạm vi nghiên cứu của luận văn, xin đƣợc gác lại, không bàn đến).

29

Tùy theo từng quan điểm và cách nhìn nhận khác nhau về bản chất từ loại cũng nhƣ ngữ nghĩa chức năng của lớp từ này mà giới Việt ngữ học có những cách gọi tên cũng nhƣ định nghĩa khác nhau về tiểu từ tình thái.

Chẳng hạn Lê Văn Lý gọi nhóm từ này là "phụ tự cảm thán" và theo ông chúng là những yếu tố chuyên dụng để "diễn tả một tình cảm, một cảm tƣởng nhƣ:

vui, buồn, tức giận, ngạc nhiên, thoả mãn... trong ngôn ngữ tình cảm" [dẫn theo Nguyễn thị Lƣơng 1995]. Còn Đái Xuân Ninh thì cho rằng "chúng chuyên dùng để biểu thị thái độ của ngƣời nói" và ông gọi chúng là "từ đệm cuối câu" [dẫn theo Nguyễn thị Lƣơng 1995]. Chi tiết hơn, Nguyễn Kim Thản đã xác định hai chức năng cơ bản của "ngữ khí từ", cách gọi của tác giả, là "phục vụ cho việc tạo hình thức của các câu nghi vấn,mệnh lệnh, cảm thán hoặc việc tỏ thái độ của ngƣời nói" [Nguyễn Kim Thản, 1964]. Cụ thể hơn nữa, L.Thompson cho rằng các tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt biểu thị thái độ hoặc cách đánh giá của ngƣời nói nhƣ sự kính trọng (); sự đối lập ở mức độ vừa phải (chứ, chớ); sự mong muốn đƣợc đồng tình (nhé) [dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp 1998]. Còn các tác giả cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” [1975] lại cho rằng các tiểu từ tình thái "biểu thị quan hệ giữa ngƣời nói với đối tƣợng của phát ngôn" và chia chúng ra thành nhiều tiểu lớp nhƣ: các tiểu từ có tính chất nghi vấn: à, ấy à , ư, hử, nhỉ; các tiểu từ chỉ ra sự đối lập: cơ, cơ mà, kia mà; các tiểu từ có tính chất nhấn mạnh: chắc, hẳn, đấy...

Khi nghiên cứu về từ loại Glebova cũng đặc biệt quan tâm đến lớp từ này. Tác giả gọi chúng là “tiểu từ câu” và phân biệt chúng theo kiểu câu mà chúng xuất hiện, gồm: các tiểu từ dùng trong câu nghi vấn: à, hả, hử, nhỉ, chăng, ru, chắc, hẳn; các tiểu từ dùng trong câu cầu khiến, mệnh lệnh: đi, thôi, nào, với, nhé; các tiểu từ dùng trong câu trần thuật biểu thị quan hệ của ngƣời nói đối với hiện thực,mang màu sắc biểu cảm: ạ, kia, vậy, mà, đâu, đây, ấy, thế...[dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp 1998].

Thuật ngữ "trợ từ" cũng đƣợc khá nhiều tác giả sử dụng để gọi nhóm từ này, tuy rằng phạm vi bao hàm trong nó không giống nhau. Trƣơng Văn Chình -Nguyễn Hiến Lê [1963; tr180] xếp nhóm từ này và tất cả những loại mà ngữ pháp truyền

30

thống vẫn gọi là "thán từ", "bổ ngữ" vào cùng một loại và gọi chúng là "trợ từ". Các tác giả cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt" của Uỷ ban Khoa học Xã hội lại xếp các từ thuộc hai nhóm:

- Nhóm 1: ngay , cả , chính, đích thị ...

- Nhóm 2: à , ư, nhỉ, nhé, hả, chăng , thôi...

vào nhóm có tên gọi chung là "trợ từ" và xác định chức năng của chúng là "đƣợc gia thêm vào cho câu để biểu thị sự ngạc nhiên, nghi ngờ, mỉa mai, vui mừng, lễ phép hay sự khẳng định đặc biệt" [Uỷ ban khoa học Xã hội Việt nam 1983; tr 72].

Tuy nhiên quan điểm gộp chung này ít đƣợc các nhà ngữ pháp khác tán đồng. Đa số các tác giả khác đều gọi nhóm: chẳng lẽ, có lẽ ...phụ từ và nhóm:

ngay, chính,cả...trợ từ và phân biệt chúng một cách rạch ròi với nhóm tiểu từ tình thái: à, ư, nhỉ ,nhé ...

Đinh Văn Đức trong cuốn "Ngữ pháp tiếng Việt-Từ loại" xuất bản năm 1986 [tr 188] đã gọi nhóm từ này là "tình thái từ" và ông phân biệt hai loại từ tình thái "chuyên dụng" và "lâm thời". Theo ông những từ tình thái "chuyên dụng" thƣờng gặp là: à, ư, nhỉ, nhé (nhá, nhớ), a, ạ , ấy ,với, thế, nào, đâu, vậy, chắc, chăng ,mà, cơ (kia), chứ (chớ), đây, thôi, đã, đi, hả, hử(hở), ơi, hời, ôi, sa ... có một số trƣờng hợp là song tiết: cơ chứ , mà lại, (mà lị ), chăng tá, chăng chớ, than ôi, hỡi ôi, vậy ư, mà thôi ...ý nghĩa chung của các từ tình thái này là diễn đạt các mối quan hệ giữa ngƣời nói và thực tại trong các phát ngôn có tính thông báo (câu).

Nguyễn Anh Quế gọi nhóm từ này là "ngữ khí từ" và ông cho rằng chúng có vai trò rất lớn trong việc tạo câu . Chúng có thể "dạng thức hoá bất kỳ một kiểu cấu trúc nào, làm cho cấu trúc đó (kể cả cấu trúc tối giản là một từ) trở thành một câu nói đƣợc dùng trong giao tiếp". Tác giả phân biệt chúng thành bốn nhóm: ngữ khí từ tạo câu nghi vấn: à, ư ,nhỉ , chứ, chăng, hả; các ngữ khí từ tạo câu mệnh lệnh:

đi, đã, thôi ,nào, với; ngữ khí từ tạo câu cảm thán: thay; các ngữ khí từ biểu thị thái độ: ạ, kia ,cơ, vậy, nhé, mà, đây, đấy, này, ấy, đâu [Nguyễn Anh Quế 1989; tr222- 239].

31

Trên đây là một vài nét sơ lƣợc, cốt để hình dung những hƣớng quan niệm chính của các nhà nghiên cứu cũng nhƣ sự đa dạng của thuật ngữ đƣợc dùng.

Một cách khái quát nhất, có thể coi tiểu từ tình thái là những tiểu từ có tác dụng tình thái hóa phát ngôn. Những tiểu từ tình thái (modal particle) nhƣ vậy không chỉ có trong tiếng Việt mà còn đƣợc thấy ở nhiều ngôn ngữ khác, có thể gọi đó là những phụ ngữ hay những yếu tố biến cải (modifier), mà tầm tác dụng không phải chỉ là một bộ phận riêng lẻ nào đấy của câu, mà trƣớc hết là toàn bộ câu hay toàn bộ phát ngôn đƣợc coi nhƣ một tổng thể.

Về tên gọi, luận văn sẽ sử dụng xuyên suốt thuật ngữ tiểu từ tình thái cuối câu (viết tắt là “TTTTCC”) trong các phần mục nghiên cứu của mình với ba lí do sau:

Thứ nhất là vì hiện nay trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu cũng nhƣ giáo trình giảng dạy tình thái tiếng Việt của giới Việt ngữ học đều chấp nhận và sử dụng rộng rãi thuật ngữ TTTTCC.

Thứ hai là tên gọi này dễ dàng nhận diện, phân biệt với thán từ tiếng Việt, tránh sự đa nghĩa của các thuật ngữ nhƣ trợ từ, tiểu từ. Hơn nữa, nó lại có tính khái quát hóa cao hơn so với những thuật ngữ nhƣ: tiểu từ biểu cảm, tiểu từ nhấn mạnh…

Thứ ba là tránh nhầm lẫn với cái gọi là “ngữ khí từ” hay “trợ từ ngữ khí”

trong tiếng Hán – đối tƣợng so sánh đối chiếu của luận văn.

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 30)