5. Bố cục của luận văn
2.1.2. Đặc trưng ngữ pháp
Trong quan niệm mà luận án chấp nhận, tiểu từ tình thái là lớp từ mang những đặc trƣng cơ bản sau đây:
- Thuộc loại tiểu từ, không có trọng âm.
- Xuất hiện ở vị trí cuối câu (đối với câu đơn) hoặc cuối mỗi vế câu (đối với câu phức). Tuy nhiên trong thực tế cũng xuất hiện những phát ngôn mà TTTTCC đƣợc đƣa lên đầu câu đồng thời lặp lại ở cuối câu biểu thị ý khuyến lệnh, hối thúc, giục giã ngƣời nghe hành động, ví dụ: " Nào, bố bế con trai một tí nào!" hay "Đi, mẹ
32
đồng ý đi mẹ"...Lê Đông và Nguyễn Văn Hiệp [2001] gọi đây là hiện tƣợng “đồng hiện” của các tiểu từ tình thái trong câu.
Cũng ở đặc điểm vị trí này, cần phân biệt tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt với một số phó từ đồng âm, ngẫu nhiên cũng có vị trí cuối câu.
So sánh các cặp câu sau đây: 1a. Nó làm bài tập rồi.
1b. Cả làng này ai cũng sợ ông rồi! 2a. Cô ấy nói thật (còn anh ta nói dối). 2b. Nó có nói thế thật.
Xét về khía cạnh ngôn điệu, khi phát ngôn những câu trên, các phó từ rồi, thật ở 1a, 2a đƣợc mang trọng âm nhấn mạnh, còn các tiểu từ tình thái cuối câu rồi, thật ở 1b, 2b không mang trọng âm. Trong nhiều trƣờng hợp, tiêu chí trọng âm là tiêu chí duy nhât phân biệt một số tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt với một số phó từ đồng âm, ngẫu nhiên cũng có vị trí cuối câu (xem thêm Cao Xuân Hạo 1991). Tuy nhiên, trong một số trƣờng hợp, có thể dùng qui tắc tƣơng hợp về ngữ nghĩa, kết hợp với một số thao tác cú pháp để phân biệt chúng với nhau. Theo đó ta biết rồi ở 1b là tiểu từ tình thái bởi sự tình đƣợc biểu đạt trong câu này là một sự tình vô kết (hay [-hữu kết]), vốn không chấp nhận kết hợp với phó từ chỉ sự hoàn thành, kết thúc. Thủ pháp bổ sung cũng giúp cho sự phân biệt này: có thể phủ định bộ phận, tức phủ định các phó từ chỉ sự hoàn thành hành động, phó từ chỉ cách thức của hành động ở các câu 1a và 2a, trong khi đó các tiểu từ tình thái cuối câu ở 1b và 2b không kết hợp với các từ phủ định nhƣ vậy. So sánh:
1a. Nó làm bài tập rồi. * Nó làm bài tập chưa rồi.
1b. Cả làng này ai cũng sợ ông rồi! *Cả làng này ai cũng sợ ông chưa rồi! 2a. Cô ấy nói thật (còn anh ta nói dối). * Cô ấy nói không thật.
33 *Nó có nói thế không thật.
- Không có nội dung miêu tả, không làm chức năng định danh mà biểu hiện những đặc trƣng tình thái chủ quan thuộc hành động phát ngôn.
- Không đóng vai trò là thành phần đoản ngữ và thành phần câu theo kiểu nghĩa hẹp, nghĩa truyền thống của thuật ngữ này (tức những chức năng cú pháp nhƣ: chủ ngữ, vị ngữ hay đề, thuyết; trạng ngữ), không phải là yếu tố biểu hiện các quan hệ ngữ pháp theo cách hiểu truyền thống.
- Không độc lập làm thành phát ngôn tỉnh lƣợc thành phần.
- Không có khả năng làm thành phần câu độc lập (từ-câu) với tính cách là phản ứng trở lại một kích thích phi ngôn ngữ.
- Nằm ngoài cấu trúc cú pháp của câu, theo quan điểm thƣờng thấy của ngữ pháp truyền thống.
- Có thể lƣợc bỏ mà không làm phƣơng hại đến cấu trúc ngữ pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện (tức nội dung sự tình, nội dung mệnh đề của phát ngôn).
2.1.3. Đặc trưng ý nghĩa.
2.1.3.1. Tính có nghĩa hay không có nghĩa?
Khi bàn về vấn đề tiểu từ tình thái tự thân nó có phải là đơn vị từ vựng có nghĩa hay không thì có hai ý kiến khác nhau: i) tiểu từ tình thái tự thân nó không có nghĩa mà nghĩa nó có đƣợc nhờ vào văn cảnh; và ii) tiểu từ tình thái cũng giống nhƣ các yếu tố phi miêu tả của ngôn ngữ tự nhiên nhƣ các liên từ, giới từ, đại từ trực chỉ…tự bản thân chúng đều có nghĩa.
Trên các sách vở ngôn ngữ học hiện nay vẫn khá phổ biến những ý kiến cho rằng: các tiểu từ tình thái là những yếu tố không có nghĩa. “Không có nghĩa” ở đây là muốn nói rằng, tự bản thân chúng, các tiểu từ tình thái hoàn toàn không có nghĩa gì cả. các sắc thái mà một phát ngôn có đƣợc khi một tiểu từ tham gia vào, chẳng qua chỉ là do ngữ cảnh tác động vào nội dung phát ngôn mà thành, còn các tiểu từ tình thái cơ hồ chỉ nhƣ là những yếu tố xúc tác, đƣa đẩy, nhấn mạnh thêm, thậm chí là yếu tố đơn thuần tạo điều kiện thuận lợi cho sự thể hiện ngữ điệu, giúp cho câu nói thuận tai hơn, linh hoạt hơn về mặt ngữ âm. Vì sao lại có quan niệm nhƣ vậy?
34
Thực tế cho thấy ở nhiều trƣờng hợp, ta khó mà có thể chỉ ra hay diễn đạt chính xác nội dung mà một tiểu từ tình thái truyền đạt cũng nhƣ nêu quy tác sử dụng hay vị trí của chúng trong phát ngôn. Lại có không ít trƣờng hợp, cùng một tiểu từ, song tùy theo nội dung cụ thể của phát ngôn và các bối cảnh sử dụng nó, mà các nội dung đƣợc truyền đạt rất khác nhau, có khi trái ngƣợc nhau.
Xét tiểu từ “nhỉ” trong các ngữ cảnh khác nhau nó mang những sắc thái ý nghĩa khác nhau. Có thể là sự thân mật “Anh yêu em nhỉ!” hay sự mỉa mai kinh thị
“Mày giỏi quá nhỉ!/ Gớm, rõ đẹp mặt nhỉ!”, có khi lại bộc lộ sự ngạc nhiên “ừ nhỉ! tí nữa thì quên” v.v.…
Hoặc câu hỏi có TTTTCC "à" trong tiếng Việt có ý nghĩa khá đa dạng là: bày tỏ một sự ngạc nhiên, một sự mỉa mai, một câu hỏi yêu cầu sự khẳng định mà dạng câu hỏi "yes - no" hoặc câu hỏi đuôi trong tiếng Anh không có. Ví dụ:
- Chị cứu em à?
nếu đƣợc dịch sang tiếng Anh là:
- Did you save me?/ You saved me, didn't you?
thì sẽ mất đi rất nhiều sắc thái.
Một nguyên do nữa khiến ngƣời ta cho rằng tiểu từ tình thái không có nghĩa đó là vì trong nghĩa học, bình diện nghĩa miêu tả thƣờng đƣợc coi là chính, bình diện nghĩa cảm xúc, công cụ thƣờng bị coi là phụ, có tính chất bổ sung vào bình diện miêu tả. Nhƣ ta biết, tín hiệu học đại cƣơng từ lâu đã có sự phân biệt giữa 3 bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học. Kết học nghiên cứu tín hiệu trong mối quan hệ cới những qui tắc chi phối sự kết hợp hình thức giữa các tín hiệu; nghĩa học nghiên cứu tín hiệu trong mối quan hệ với những đối tƣợng của thế giới bên ngoài, với thế giới đƣợc qui chiếu, mô hình khái niệm và quan niệm cho phép trình diễn những sự tình, tạo ra những mệnh đề; dụng học nghiên cứu tín hiệu trong mối quan hệ giữa tín hiệu với ngƣời sử dụng nó. Do vậy, một số bình diện của nghĩa không thuộc phạm vi nghiên cứu của nghĩa học, thƣờng đƣợc gọi bằng những cái tên khác nhau nhƣ: nghĩa cảm xúc, nghĩa công cụ để đối lập với nghĩa miêu tả, nghĩa mang
35
tính chất khái niệm, nhận thức, trí tuệ về thế giới. Và theo tinh thần “nghĩa học” trong mô hình tam phân của tín hiệu học nhƣ vậy, các yếu tố ngôn ngữ mang kiểu nghĩa này đôi khi cũng bị coi là không có nghĩa.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, cùng với sự phát triển của ngữ pháp chức năng và ngữ dụng học, theo đó xuất hiện chủ trƣơng đề cao hƣớng nghiên cứu nghĩa trong mối quan hệ liên nhân thì quan điểm tiểu từ tình thái nói riêng hay các yếu tố phi miêu tả nói chung tự thân chúng có nghĩa đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu đồng thuận (Phạm Hùng Việt, Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp...v.v.). Luận án cũng dựa trên tinh thần này để nghiên cứu nhóm tiểu từ tình thái cuối câu.
Ngƣời ta thừa nhận những điều hiển nhiên dẫn đến quan niệm tiểu từ tình thái không có nghĩa nói trên, nhƣng đồng thời cũng khẳng định rằng đó chƣa đủ để phủ nhận ý nghĩa của các tiểu từ tình thái. Bởi vì:
Thứ nhất, việc ta gặp lúng túng hay khó khăn trong khi chỉ ra một cách tƣơng đối cụ thể, chính xác nội dung mà một tiểu từ tình thái truyền đạt, có thể chỉ là do bộ máy siêu ngôn ngữ mà ngôn ngữ học xây dựng đƣợc vẫn còn nghèo nàn, chƣa hoàn thiện, chƣa đủ sức để xác định nghĩa của những yếu tố phi miêu tả ấy.
Thứ hai, việc tiểu từ tình thái có những sắc thái nghĩa, hàm ý nghĩa khác nhau không hoàn toàn do ngữ cảnh quy định mà còn do nhiều nguyên nhân. Chẳng hạn, do hiện tƣợng đồng nghĩa, đa nghĩa của từ hay sự kết hợp của tiểu từ với cả cấu trúc, thậm chí là do yếu tố ngữ điệu câu. Hơn nữa, hiện tƣợng dao động thực tại của nghĩa trong lời nói nhƣ vậy là một hiện tƣợng phổ quát của từ vựng nói chung, có thể xảy ra với bất kỳ đơn vị mang nghĩa nào (chẳng hạn: Mẹ nó ốm/ Nó không có
mẹ; Lan rất đẹp/ Đẹp nhƣ con tép kho tƣơng; Cô đứng đây đợi tôi, tôi ra đây một lát rồi tôi trở lại ngay...)
Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng, các đơn vị từ vựng, các từ của một hệ thống ngôn ngữ, đều biểu thị một cái gì đó, đều đóng góp một phần nội dung gì đó vào phát ngôn, và đó chính là nghĩa của chúng. Do đó, mọi từ trong đó có các tiểu từ tình thái đều có nghĩa. Chính cái ý nghĩa vốn có này của tiểu từ khiến cho
36
phát ngôn mà tiểu từ tham gia vào có một ý nghĩa khác so với khi không có tiểu từ, cũng nhƣ khi thay tiểu từ này bằng một tiểu từ khác.
So sánh:
- Nam là sinh viên. (ý nghĩa trần thuật)
- Nam là sinh viên à? (hỏi nhằm xác nhận thông tin)
- Nam là sinh viên cơ mà! (ngƣời nói nắm chắc thông tin, phủ nhận và đính chính lại thông tin chƣa chính xác mà ngƣời đối thoại đƣa ra)
- Nam là sinh viên đấy! (khẳng định sự thật, kèm thái độ khen ngợi).
Hoặc có trƣờng hợp việc thay một tiểu từ này bằng một tiểu từ khác đã phá vỡ sự tƣơng hợp về nghĩa, gây nên sự bất thƣờng mà tất cả những ngƣời bản ngữ bình thƣờng đều có thể xác nhận một cách nhƣ nhau [Lê Đông- Nguyễn Văn Hiệp 2001].
Ví dụ:
1a. Chuyện vớ vẩn ấy mà. 1b. *Chuyện tày đình ấy mà!
2a. Sao anh lại đánh nó? Tôi vẫn thấy nó ngoan thế cơ mà? 2b. Sao anh lại đánh nó? *Tôi vẫn thấy nó ngoan thế cơ à?
Cũng chính do cái ý nghĩa vốn có của tiểu từ tình thái khiến cho, nói chung, trong các ngữ cảnh khác nhau (nếu không kể đến hiện tƣợng đa nghĩa hay đồng âm) ngƣời ta vẫn có thể đồng nhất đƣợc ý nghĩa này nhƣ một thực thể ổn định, kể cả khi tách khỏi ngữ cảnh rộng. Còn khi do sự tác động của ngữ cảnh mà phát ngôn có một sắc thái mới nào đó, thì nói chung, ngƣời ta vẫn có thể chỉ ra cái lô gich của sự thay đổi sắc thái nghĩa đó. Chẳng hạn nhƣ, nói “Đẹp nhỉ?” (có thể với một ngữ điệu hoàn toàn bình thƣờng), trong khi cái đối tƣợng mà phát ngôn này áp dụng là xấu, thì phát ngôn sẽ có hàm ý mỉa mai, do ngƣời ta đã sử dụng phát ngôn trong một ngữ cảnh mâu thuẫn với cái nghĩa vốn có của từ nhỉ (ngƣời nói tin điều mình nói là đúng, đồng thời cho rằng ngƣời nghe cũng có đầy đủ cơ sở để có ý kiến nhƣ mình; và ngƣời nói chờ đợi ở ngƣời nghe một thái độ đồng tình, chia sẻ). Phát ngôn chứa tiểu từ hỏi à ở cuối có thể đƣợc dùng cả khi sự việc nêu trong câu là điều diễn ra ngay
37
trƣớc mắt ta, nếu đó là sự việc khiến ta ít nhiều chú ý, ngạc nhiên, hay ít ra có thể làm ra vẻ nhƣ vậy. Sự hỏi lại nhƣ vậy là cốt để bộc lộ thái độ, chứ thực tế không ai bƣng bát cơm lên mà lại hỏi: “Đây là cơm à?”.
Xét về mặt tín hiệu học, cái nghĩa đó tồn tại một cách khách quan trong ý thức của cộng đồng ngôn ngữ, và trong giao tiếp, nó cũng mang một bản chất qui ƣớc (conventional) nhƣ ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ khác (chẳng hạn, nhƣ ý nghĩa của các từ bàn, ghế, sinh viên, đi, đứng...). Cái ý nghĩa vốn có khách quan đó cũng hoạt động theo những qui luật ngôn ngữ học chung: sự tƣơng hợp nghĩa của các từ trong phát ngôn, sự dao động thực tại của nghĩa dƣới sự tác động qua lại của ngữ cảnh, và chính nó là nhân tố chi phối qui luật về sự đồng nhất và sự khác biệt về giữa các đơn vị ngôn ngữ xét trong quan hệ đối vị nào đó.
Nhƣ vậy, điều không thể phủ nhận là, các tiểu từ tình thái có nghĩa, chứ không phải chỉ là những yếu tố vô nghĩa, chỉ thêm vào cho thuận tai về mặt ngữ âm hay là những yếu tố đƣa đẩy cho câu nói. Chúng cũng không phải là những yếu tố chỉ có chức năng nhấn mạnh thêm, nhấn mạnh hiểu theo cái nghĩa chỉ là một dấu hiệu thuần tuý hình thức, tuỳ tiện, chỉ khiến cho một cái gì vốn đã có đƣợc lƣu ý thêm mà thôi.
2.1.3.2. Đặc trưng ngữ nghĩa.
Các TTTTCC tiếng Việt tự thân mang nghĩa, vậy đó là nghĩa từ vựng hay nghĩa ngữ pháp?
Cho đến nay, trong ngôn ngữ học vẫn chƣa có đƣợc một quan niệm thực sự thống nhất về những sự phân biệt nhƣ nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp. Do hiện thực ngôn ngữ quá khác nhau, có lẽ không có một tiêu chí hay một bộ tiêu chí nào thật sự đủ nghiêm ngặt để phân giới các kiểu ý nghĩa đó. Các thuật ngữ “ý nghĩa từ vựng”, “ý nghĩa ngữ pháp” vẫn đƣợc hiểu theo những ý nghĩa rộng hẹp rất khác nhau.
Những đặc điểm đƣợc xem là quan trọng hơn cả của ý nghĩa ngữ pháp, theo quan niệm hẹp của truyền thống ngôn ngữ học, thƣờng đƣợc nhắc tới là: a) tính phi định danh, phi miêu tả của nghĩa, gắn với những kiểu phƣơng tiện biểu hiện điển hình của nó là các hệ thống hình thái học, hƣ từ, trật tự từ (đƣơng nhiên, không phải
38
hễ biểu hiện bằng các phƣơng tiện đó thì là thuộc phạm vi ý nghĩa ngữ pháp); b) tính bắt buộc: ý nghĩa ngữ pháp tạo thành những thế đối lập hữu hạn, khép kín bên trong mỗi một phạm trù; trong giao tiếp mỗi đơn vị ngôn ngữ nằm trong phạm trù đó, bắt buộc, phải xuất hiện gắn với một trong các ý nghĩa đối lập loại trừ nhau của hệ thống ấy; do vậy, ý nghĩa ngữ pháp là cái nghĩa gắn với cả một lớp, một phạm trù các đơn vị đồng loại, và là bộ phận mang tính chất của một “biến”, hiểu theo nghĩa, việc gắn các đơn vị thuộc một lớp có ý nghĩa ngữ pháp nào đó với ý nghĩa ngữ pháp sẽ không làm thay đổi nội dung miêu tả, có tính vật chất, của đơn vị ấy.
Đôi khi, ngƣời ta cũng nói rằng, ý nghĩa ngữ pháp, do các đặc trƣng trên đây, có thể diễn đạt thành những qui tắc tƣơng đối chặt chẽ, không cần đƣa vào miêu tả từ điển.
Trong trƣờng hợp điển hình, ý nghĩa từ vựng là phần ý nghĩa của từ không mang những đặc trƣng điển hình của ý nghĩa ngữ pháp.
Tuy nhiên, trên quan điểm từ điển học và tín hiệu học, tổng kết thực tế phân tích nghĩa của thực từ, hƣ từ gắn với phát ngôn trong những năm gần đây, Aprecijan [dẫn theo Lê Đông-Nguyễn Văn Hiệp 2001] đã đi đến những kết luận:
- Ý nghĩa từ vựng của từ bao hàm 2 nhân tố: a) những nội dung có tính miêu tả, khái niệm, gắn với bình diện định danh (bộ phận mang tính nghĩa học của nghĩa từ vựng).
- Những nội dung thuộc tình thái, đánh giá, biểu cảm (nói chung là các nhân tố nghĩa thuộc dụng học) mang tính cá thể của từ đƣợc phản ánh vào ngôn ngữ. Đây cũng chính là những phần thuộc phạm vi nghĩa từ vựng của tiểu từ tình thái.