Nội dung đối chiếu

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 75)

5. Bố cục của luận văn

3.2. Nội dung đối chiếu

Trên cơ sở miêu tả chi tiết các ý nghĩa tình thái mà 18 TTTTCC tiếng Việt biểu hiện, một trong những trọng tâm của chúng tôi trong chƣơng này là xác định những ngữ khí từ có cách dùng và diễn đạt ý nghĩa tình thái tƣơng tự nhƣ vậy. Sự so sánh đối

74

chiếu này sẽ làm sáng tỏ những ý nghĩa tình thái nào trong tiếng Việt đƣợc biểu thị bằng TTTTCC, nhƣng ngữ khí từ tiếng Hán lại không biểu thị đƣợc và ngƣợc lại.

Chúng tôi sẽ miêu tả lần lƣợt theo nhóm nhƣ sau:

Nhóm 1: Các tiểu từ tình thái đƣợc dùng khá ổn định trong một số kiểu hành vi ngôn ngữ (câu.).

- Các tiểu từ tình thái chuyên dùng trong các nghi vấn : à, ư, nhỉ, hả, chăng, sao.

Các TTTTCC này đã tạo cho câu hỏi nhiều sắc thái nghĩa khác nhau ứng với nhiều kiểu câu hỏi: hỏi - xác nhận, hỏi - ướm, hỏi - phản bác, hỏi - mỉa, hỏi - nhắc nhở, hỏi - chào, hỏi - gọi, hỏi - đểu, hỏi - đố, hỏi - dỗi...v.v. Các sắc thái ý nghĩa hỏi này trong tiếng Trung Quốc cũng đƣợc diễn đạt bằng ngữ khí từ cuối câu. Có thể là: 啊,呢,吧,着呢,来着,吗. Tuy nhiên những ngữ khí từ tình thái chuyên dụng cuối câu này đôi khi không thể diễn tả hết đƣợc sắc thái ý nghĩa tình thái mà các tiểu từ tình thái tiếng Việt biểu hiện nên khi dịch ta có thể phải lựa chọn phƣơng tiện diễn đạt khác.

Theo nghiên cứu của Xu Jing Ning(徐晶疑), ngữ khí từ chuyên dụng tiếng Hán dùng trong câu nghi vấn thƣờng biểu thị các ý nghĩa tình thái hỏi nhƣ sau (so sánh với tiếng Việt):

a, 询问语气:吗(ma) → hỏi xác nhận thông tin.

你今天会来吗?/他不来了吗?

(Hôm nay cậu đến không ?/Anh ấy không đến à ?)

b, 探究与其:呢(ne) → hỏi ƣớm.

他会不会感到某种失落呢?

(Liệu có phải anh ấy cảm thấy bất an không nhỉ ?) c, 推量语气:吧 → hỏi đoán.

你看过气功表演吧,司马灵?

(Tƣ Mã Linh, cậu xem biểu diễn khí công rồi à/chứ?)

75

你到底同不同意吧?

(Thế rút cục có đồng ý không nào?)

e, 反问语气:→ hỏi phản bác.

你还不走啊?(Còn chƣa đi à?) ý nói đi mau đi)

f, 提忆语气:来着→ hỏi đáp 1 điều chắc chắn đã xảy ra, nhƣng ngƣời nói

nhất thời chƣa nhớ ra.

你叫什么来着?(Em tên gì ấy nhỉ?)

Sau đây là khảo sát và đối chiếu cụ thể từng TTTT.

1. À

Dùng trong câu hỏi. Điều mà ngƣời nói nêu ra để hỏi là một giả thiết mà anh ta xác lập đƣợc từ một vài cơ sở, chứng cứ ban đầu nào đó. Tuy nhiên ngƣời nói tin rằng ngƣời đối thoại có bằng chứng hơn mình về điều ấy nên hoàn toàn hƣớng về ngƣời đối thoại để chờ đợi một sự xác nhận hay bác bỏ giả thiết của mình.

“À” thƣờng xuất hiện trong hoàn cảnh vị trí xã hội của ngƣời nói cao hơn hoặc bằng với ngƣời đối thoại.

Cùng diễn đạt ý nghĩa đƣa ra giả thiết chƣa chắn chắn cần câu trả lời xác nhận từ phía ngƣời nghe nhƣ trên trong tiếng Hán ta có thể dùng ngữ khí từ: 吗;

吧 ; 啊(呀/哇).

Tuy nhiên xét trên khía cạnh nguyên tắc lịch sự và nghĩa thì吗 tỏ ra phù hợp hơn cả. Vì nó có thể sử dụng trong trƣờng hợp vị trí hai ngƣời đối thoại là cao-thấp, cũng có khi là quan hệ gần gũi, thân mật nhƣ: bạn bè, ngang hàng, ngƣời thân, đồng nghiệp…v.v. Chỉ là không sử dụng khi hai ngƣời đối thoại có quan hệ xa lạ, mới quen, cần lịch sự. 啊 phù hợp về nguyên tắc lịch sự, nhƣng nghĩa thì có hơi khác. Theo trên啊 dùng để hỏi khi ngƣời nói có cơ sở khá chắc chắn về đoán định của mình, hỏi chủ yếu nhằm mục đích tìm sự đồng tình từ phía ngƣời nghe. [利奇- Leech 1983] . Còn 吧 không ràng buộc về nguyên tắc lịch sự, có thể dùng trong mọi trƣờng hợp.

76

Khi đi kèm với mệnh đề P ("P à?" – 什么...啊/吗/吧?) ngƣời nói chờ đợi một sự xác nhận hay phủ quyết từ ngƣời nghe về giả thiết P của anh ta.

- Hỏi - xác nhận. Ví dụ:

1)Thầy bảo con bé cháu nhà tôi nhất định sang năm lấy chồng à? Mà lại lấy chồng giàu nữa kia à?

(巫婆说我家的女孩明年一定嫁的去啊?却是有钱的老公啊?) (Vũ Trọng Phụng - Giông tố) 2) Nhiều chữ nghĩa thì có đức à? (知识博大肯定有德吗?) 3) Chị cứu em à? (是你救我吗 ?)

(Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp)

Khi những phát ngôn kiểu "P à" =什么...啊/吗/吧?đƣợc sử dụng trong những tình huống giao tiếp cụ thể thì nó sẽ có những mục đích ngôn trung khác nhau . Nó có thể đƣợc dùng để:

- Hỏi- đoán: Ví dụ:

1. Ðôi vợ chồng từ quê lên ăn xin à?

(是从乡里面刚来作乞丐的那对夫妻吗?)

(Chu Lai - Phố) 2. Nhà hôm nay mời khách đấy à?

(家里今天请客人来啊?) 3. Thế tên bố nó là Bạch à ?

(那他爸名是叫“白 ”啊?)

(Nguyễn Công Hoan- Bƣớc đƣờng cùng) 4. Cậu vẫn vẽ thuê đấy à?

77 (你还是给人家画画儿啊?)

(Chu Lai- Phố) - Hỏi- đánhgiá:

Ví dụ:

1. Vợ anh ta trẻ thế cơ à? (Chẳng hạn, hỏi khi nhìn thấy vợ của một ngƣời quen )

(他老婆那么年轻吗?)

2. Trúc Đƣờng mà phải làm đơn xin vào Hội Nhà Văn à?

(Tô Hoài - Cát bụi chân ai.)

- Hỏi- phản bác: hỏi - phản bác, thƣờng đƣợc đi kèm với động từ "tƣởng", chẳng hạn:

1. Ngài lầm to. Ngài tƣởng danh tiếng ngài là do ngài làm nên đƣợc à? (Nguyễn Công Hoan - Nhân tài) 2. Mày tƣởng đi là thoát đƣợc cái nhà này à?

(Thạch Lam - Một đời ngƣời) 3. Ông nghị mày oai lắm thế à?

4. Thế mày tƣởng mày lờ bố mày mà mày lọt quan à?

(Nguyễn Công Hoan- Bƣớc đƣờng cùng)

Phát ngôn (2) có nghĩa là "dù mày có đi cũng không thoát đƣợc cái nhà này". Phát ngôn (4) có nghĩa là "mày lờ tao thì không lọt quan đƣợc đâu".

啊 / 吗 trực tiếp tạo ý hỏi phản bác, không cần yếu tố đi cùng : 1. A.“你这人怎么那么小心眼儿啊 ?

B. 你才发现啊?对,我就是小心眼。(你早该发现) (A. Ngƣời gì mà nhỏ mọn thế à?

B. Ừ đấy, nhỏ mọn đấy, thế bây giờ mới biết à?) → đáng ra phải sớm biết rồi chứ.

2. 这像话吗?(Thế mà cũng là nói à?) → không phải là lời nói.

78

3. 这样的事情能办成吗? (Chuyện đó mà cũng làm đƣợc à?) →không nên

làm chuyện đó. - Hỏi- mỉa

1... Hồng đăm đăm nhìn Yêm, vẻ mặt căm tức: Ra sao? Mày lại còn không biết ra sao à?

(小红睁着眼看小燕并发火的口气说:怎么?你还说不知怎么呢?)

2. Không đi đi, còn đứng đấy cho ngƣời ta ngắm à?

(还不走啊!还想站着让人家看呢?)

3. 难道 你还有什么话说吗?(Chả lẽ lại còn muốn nói gì nữa à?) - Hỏi-gọi :

Anh Lâm à? Vào nhà đi chứ! ( Hỏi khi đi ra đón khách ) (小林,快进去吧!)

- Hỏi -chào:

1. Bác đi làm về đấy à ?(Hỏi khi nhìn thấy ngƣời nghe đi làm về)

(你下班回来啦?)

2. Ồ, gớm, khỏe chửa, đã ra ngoài đấy à ? (哎哟,好啊!走出去了呀?)

(Nguyễn Công Hoan- Bƣớc đƣờng cùng) - Hỏi nhắc nhở:

1. Mày không có mồm à?(Chẳng hạn bố hỏi con khi có khách đến chơi mà con không chào ) (哑巴啊你?)

2. 客人来了,怎么不倒茶啊?

(Khách đến nhà sao không mời trà à?)

Bày tỏ ý ngạc nhiên của ngƣời nói đối với sự tình ở (P), khi đó trong (P) thƣờng xuất hiện các từ "cũng" "mà", "không... mà":

- Thật không, khuya khoắt này mà họ còn về à?

(真的吗?这么晚还要走啊?)

79

- Quái nhỉ? Cậu mà cũng buồn à?

(诶?你也会闷啊?)

(Vũ Trọng Phụng - Giông tố)

Thái độ của ngƣời nói thể hiện qua phát ngôn có TTTTCC "à" còn là sự nghi ngờ, thắc mắc, cần đƣợc giải đáp trƣớc một tin nào đó. Trong tiếng Hán đó thƣờng là điều hay tin mà ngƣời nói vừa đƣợc biết nhƣng còn nghi ngờ, chƣa tin. 啊 trong tiếng Hán cũng biểu thị ý nghĩa này (tr148: 说话人刚得知一个新信息,但事实上没有把

握,心里存怀疑要求说话人给他一个证实):

- Bác cũng biết tiếng Tây à? (你也懂法语啊?)

- 你想当兵啊?(Thích đi lính à?)

- 是不是没朋友啊?(Không có bạn à?)

(Thạch Lam - Ngƣời lính cũ)

- Quan bảo giam nó à? (官说抓他啊?)

(Nguyễn Công Hoan- Bƣớc đƣờng cùng) Ngoài ra “啊?” trong tiếng Hán còn mang ý nghĩa thúc giục ngƣời nghe chú ý trả lời/ hồi đáp điều mà ngƣời nói không hề biết khi ngƣời nghe đang mải làm gì đó [Xu Jing Ning; tr 156]. Ví dụ:

A. 你们喝的什么酒?(Các anh muốn uống gì ?)

B. (无人回答)(Không ai trả lời)

A. 你们喝得什么酒啊?快说啊!(Các anh uống gì nào? gọi nhanh lên!).

"À" có khả năng kết hợp với nhiều tiểu từ tình thái khác để tạo thành các tổ hợp tình thái nhƣ: thế à, đấy à, thôi à, kia à, nữa à, ấy à... Nói chung, các yếu tố đứng đầu trong tổ hợp tiểu từ khi kết hợp với TTTTCC cuối câu vẫn thƣờng nhấn mạnh thêm sắc thái nào đó nhƣng vẫn nằm trong tầm tác động của tiểu từ tình thái đó. Khi dùng các tổ hợp tình thái này, ngƣời nói vẫn nhấn mạnh sự khẳng định hay phủ định bác bỏ (P) và mong đợi sự xác nhận ở phía ngƣời nghe. Ví dụ:

- Anh Hội chết rồi, còn phải đóng sƣu nữa à?

80

- Chị Mịch đi vớt bèo về đấy à?

(Vũ Trọng Phụng - Giông tố) Tiếng hán cũng có những kết hợp:了啊,了吗

2.Chăng

"Chăng" ý nghĩa cơ bản là: điều mà ngƣời nói nêu ra để hỏi là điều mà anh ta đã có một quá trình suy nghĩ, đoán định về nó nhƣng chƣa có sơ sở chắc chắn để khẳng định sự tình ở phát ngôn. ngƣời nói vào lúc hỏi vẫn còn hoài nghi, phân vân, dao động, thiếu tự tin vào khả năng hiện thực của nó. Ngƣời nói không bộc lộ sự ngạc nhiên và hành vi hỏi thƣờng hƣớng vào ngƣời đối thoại(吧:说话人作出弱

传信式推量,主动请听话人对自己的推断进行确认;không dùng 啊 vì nó nêu

ra một phán đoán mà ngƣời nói nắm khá chắc cơ sở để đoán định用于是非问句:

说话人高强度预设命题为镇。Thông thƣờng ý nghĩa tình thái đoán định của 吧 sẽ

đƣợc bổ trợ thêm nhờ vào các phƣơng tiện ngôn ngữ thể hiện ý đoán định – 表示推

量的语言形式 nhƣ: 不可能,不会,该, 也算是,总,大概)nhƣng cũng có

khi vừa hƣớng vào ngƣời đối thoại vừa tự hƣớng vào mình(tƣơng đƣơng với cấu trúc tự vấn:….呢? trong tiếng Hán).

Khi đƣợc hiện thực hoá trong một ngữ cảnh cụ thể "P chăng?" có thể biểu đạt:

- Hỏi - đề xuất:

1.Âu là trong nhà còn một thƣ của nổi nữa, đem bán nốt đi chăng? (Nguyễn Công Hoan - Thụt két)

2. Chúng ta đi uống bia chăng?...(nói khi đang bàn nhau nên đi uống gì) (Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp)

3. 还是我们喝啤酒吧?(Mình uống bia chăng?)

Câu này trong tiếng Hán còn có thể dịch là: “Hay mình uống bia nhỉ”. - Hỏi - đoán:

Chỉ đƣợc dùng 吧,vì khi hỏi đoán mà lại có các từ "也许,可能,大概” đi cùng thì không thể dùng 吗 [theo 现代汉语八百词,吧;52页]

81 1. Có thể Thu là mẹ thật chăng?

(也许在会场上能见到他吧?)

(Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp) 2. - Nếu tôi không lầm thì ông là Việt Kiều về thăm quê hƣơng chăng? ( 依 我 看 你 就 是 回 来 探 亲 的 越 侨 吧 ?)

- Sao ông biết ? (你怎么知道?) - Tôi chỉ phỏng đoán.(是我猜猜!)

( Ví dụ của Lê Đông) 3. Không biết cô đến đây tìm tôi có việc gì trong lúc đêm khuya khoắt này? Đến nhà tránh nạn chăng?

(Thạch Lam - Ngƣời bạn cũ) (这么晚了她还来找我什么事呢?是避难吧?)

- Hỏi - thăm dò:

1. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá, đan sàng đƣợc chăng?

(Ca dao Việt Nam) 2. Tôi đã làm điều gì không phải với anh chăng?

Câu này trong tiếng Hán ngƣời ta sẽ dùng “是否+V+呢?” để biểu đạt, nhƣng biểu thị lời hỏi cần sự xác nhận đơn thuần chứ không có ý thăm dò nhƣ “chăng”

trong tiếng Việt: 我是否做了什么对不起你呢?

Khác với (P à?) chỉ hƣớng nội dung hỏi vào ngƣời nghe, trong phát ngôn có tiểu từ "chăng" ngƣời nói vừa hƣớng vào ngƣời đối thoại để chờ đợi sự khẳng định từ phía họ vừa đồng thời tự hƣớng vào mình. Ví dụ:

- Hay, nghĩa là họ còn để cho tôi vài phút mà ăn uống no nê chăng?

(Nguyễn Công Hoan - Chuyện chờ chết) - Này, ông Dụ, hay có điều gì tôi làm ông giận chăng?

82

Đặc biệt hơn, đôi khi (P chăng?) lại chỉ đƣợc dùng chỉ để tự vấn trong ý nghĩ, hoàn toàn không hƣớng đến ngƣời đối thoại. Trong tiếng Hán chỉ có thể dùng cấu trúc …呢 để thể hiện ý nghĩa tự vấn. Ví dụ:

1.Có thể đấy là tiếng tâm hồn của ta chăng?

(Truyện ngắnNguyễn Huy Thiệp) 2.Có lẽ giờ này là giờ quyết định số phận mình chăng?

(Nguyễn Công Hoan - Chuyện chờ chết) 3. ... Nhƣng ngồi một lúc không thấy vợ đâu , y lại hơi lo . Liên vẫn ốm và nằm bên mẹ đẻ chăng? Y không hỏi, chỉ thầm mong bà hoặc mẹ tự nhiên nói cho y biết....

(Tuyển tập Nam Cao)

3. Ư

"Ư" có nét nghĩa cơ bản sau đây: Điều mà ngƣời nói nêu ra để hỏi là điều mà anh ta đã có khá nhiều cơ sở, bằng chứng để có thể khẳng định. "ư" thƣờng đƣợc dùng trong hoàn cảnh ngƣời nói cảm thấy ngạc nhiên, bất ngờ trƣớc một sự việc mà mình có phần ít ngờ tới, hoặc trái với sự chờ đợi. Nói cách khác, “ư” chỉ báo cho một sự lấy làm lạ, có phần băn khoăn về phía ngƣời nói. Nếu nhƣ nội dung hành vi hỏi ở "à" dƣờng nhƣ chỉ hƣớng vào ngƣời đối thoại thì nội dung hành vi hỏi ở "ư" là vừa hƣớng vào ngƣời đối thoại lại vừa nhƣ để tự vấn. "Ư" có thể đƣợc dùng trong mọi trƣờng hợp, tức vị thế của ngƣời nói có thể thấp hơn, bằng hay cao hơn vị thế của ngƣời nghe. Dịch sang tiếng Hán ta có thể dùng “啊” “的” “了/啦”.

Khi đi kèm với một mệnh đề P, "P ư?" là sự ngạc nhiên, băn khoăn về khả năng hiện thực của P và mặc dù có chờ đợi ở ngƣời đối thoại một sự giải đáp nhƣng đó không phải là một đòi hỏi ở mức độ cao nhƣ "à". Tƣơng đƣơng với “呢” trong tiếng Hán, không thể dùng啊vì啊 có mức đòi hỏi yêu cầu ngƣời nghe phải thực hiện là cao.

Khi cấu trúc "P ư" tham gia vào các ngữ cảnh giao tiếp cụ thể , nó có thể biểu đạt các mục đích ngôn trung khác nhau, chẳng hạn:

83 1. Bà ta độc ác đến mức thế ư?

(她怎么这么残忍的?)

- Hỏi - đoán:

1. Khốn nạn! Bác lại lên cơn sốt rét đấy ư? (他妈!你又来了发抖的啦?)

(Ngô Tất Tố - Tắt đèn) - Hỏi-chào:

1. U nó đã ra đấy ư?

(Ngô Tất Tố – Tắt đèn) 2. Cháu đã về đấy ư?

(Thạch Lam – Dƣới bóng hoàng lan) Trong tiếng Hán sau những câu hỏi mang tính chất chào hỏi nhƣ thế thƣờng kết thúc bằng 了/啦. . Nên các câu trên có thể dịch thành :

(你出来啦?) (你回来啦?)

- Hỏi-phản bác: có thể diễn đạt bằng câu phản vấn chứa吗,呢.

1. Anh tƣởng văn minh tạo cho loài ngƣời hạnh phúc ư? → hạnh phúc của con ngƣời không phải do văn minh mang lại

(你以为是文明为了人类造幸福吗/呢?) →人的幸福不是有文明带来的

. (Nam cao - Sống mòn) Đôi khi “ư” cũng dùng trong câu tự vấn và ở trƣờng hợp này tiếng Hán dùng

cấu trúc tự vấn với 呢

1.Đêm nay, tôi sao thế này? Vì nhìn thấy niềm hi vọng ư?

2. Bao nhiêu câu hỏi rối ren trong trí. Làm sao Trũi lần mò qua đây? Ngày mai mình thoát chốn này ư?

3. Ôi ! Chẳng nhẽ chịu chết ở đất này ư?

(Tô Hoài- Dế mèn phiêu lƣu ký)

84

Tiểu từ "hả" thƣờng đƣợc sử dụng trong tình huống ngƣời nói đã có một số dấu hiệu nào đó để suy đoán về sự tình, tuy nhiên những dấu hiệu đó chƣa phải là cơ sở đáng tin cậy nên anh ta muốn hỏi để có đƣợc sự xác định từ phía ngƣời nghe – xác nhận một điều nghi vấn. Chúng ta thấy ý nghĩa của tiểu từ "hả" gần giống với ý nghĩa của tiểu từ "à" nhƣng "hả" thƣờng mang tính chất xuồng xã, thân mật hơn. Phần lớn dùng trong trƣờng hợp vị thế ngƣời nói và ngƣời nghe là ngang nhau, hoặc cao thấp, nhƣng không phải là thấp-cao. Hẳn/hở/hử đều là những biến thể khác của "hả". Với tính chất nhƣ vậy thì trong tiếng Hán chỉ có tiểu từ 吗 đƣợc dùng để dịch các câu có

"hả", vừa hợp về nghĩa vừa hợp văn phong cũng nhƣ nguyên tắc lịch sự. 啊tuy hợp văn phong và nguyên tắc lịch sự, nhƣng ý nghĩa thì không phù hợp, vì nó thể hiện ngƣời nói nắm chắc sự tình, hỏi chỉ là để tìm sự đồng tình mà thôi.

Ví dụ:

1. Mấy cƣng thƣơng chị thiệt hả ?

你们几个小子真的疼我吗?

(Nguyễn Ngọc Tƣ- Cánh đồng bất tận) 2. Quần áo sang trọng thế? Có tiền hả?

(这么豪华的穿着?有钱吗?)

(Vũ Trọng Phụng - Vỡ đê) 3. Thuyết! Sao con lại khóc, con đói hả?

(小朔,你怎么要哭啊,饿了吗?)

(Từ Nguyên Tĩnh - Mẹ) 4. Chị Cốc béo xù đứng trƣớc cửa nhà ta ấy hả ?

(是我们门口前站着那个胖胖的Coc 姐吗?)

( Tô Hoài- Dế mèn phiêu lƣu ký)

Không chỉ để hỏi, nhóm tiểu từ "hả/hở/hử/hẳn" trong nhiều trƣờng hợp còn ngầm báo một sự không hài lòng, một thái độ giận dữ của ngƣời nói về điều đƣợc nói đến.

85

1. Đã sợ vãi đái ra quần rồi hả ? (怕得泡尿尿的呢?)

(Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp) 2. Anh nói lạ! Không làm gì thì anh lấy gì mà sống hả?

(你怎么说呀!不干活拿什么来活的呢?)

(Nam Cao - Truyện ngƣời hàng xóm)

5. Nhỉ

Ý nghĩa khái quát của tiểu từ tình thái “nhỉ” cho biết điều mà ngƣời nói đƣa ra để hỏi là điều mà theo đánh giá chủ quan của anh ta đã có những cơ sở, bằng chứng tin cậy để khẳng định. Vào lúc hỏi ngƣời nói tin rằng ngƣời nghe cũng có những cơ sở tƣơng đƣơng mình để khẳng định điều đó. Mục đích hỏi của ngƣời nói là kêu gọi, tìm kiếm một sự đồng tình từ phía ngƣời nghe, nhƣng không nhất thiết cần có câu trả lời. Khi nội dung mệnh đề không phải là một cái gì đó quá bất thƣờng thì thƣờng nhận đƣợc những câu trả lời tán đồng. Vì vậy kiểu câu hỏi với tiểu từ "nhỉ" thƣờng gợi sắc thái thân mật giữa những ngƣời đối thoại. Tƣơng đƣơng với “啊” của tiếng Hán.

Khi đi kèm với mệnh đề P "P nhỉ?" là sự khẳng định chủ quan của ngƣời

Một phần của tài liệu So sánh vai trò tạo lập nghĩa tình thái của các tiểu từ tình thái cuối câu trong tiếng Việt với các phương tiện tương đương trong tiếng Hán (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)