Biến chứng và tử vong sớm sau phẫu thuật

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần (Trang 96)

- Kích thước thất trái tăng so với trước mổ sau 3 và 6 tháng, sự khác

4.5.3.Biến chứng và tử vong sớm sau phẫu thuật

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.5.3.Biến chứng và tử vong sớm sau phẫu thuật

Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.8) chảy máu phải mổ lại cầm máu 2/89 trường hợp chiếm 2,2%. Đây là một trong những biến chứng của phẫu thuật nói chung và của phẫu thuật tim mạch nói riêng, tỷ lệ trên là cho phép chấp nhận được.

Bàn về chỉ định mổ lại đối với hở van hai lá nặng là nguyên nhân chính và gặp nhiều nhất trong nhiều nghiên cứu, theo Stulak và cộng sự (2010) mổ lại liên quan hở van 2 lá chiếm 67%, mổ lại liên quan hẹp đường ra thất trái chiếm 25%, liên quan van 3 lá 22%, liên quan thông liên nhĩ tồn dư 11%, và các nguyên nhân khác chiếm 6% [96].

Hở van hai lá nặng phải mổ sửa lại van 2 lá trong nghiên cứu của chúng tôi là 1/89 chiếm tỷ lệ 1,1% (biểu đồ 3.6). Các nghiên cứu trên thế giới đều cho tỷ lệ mổ lại sửa van 2 lá khá cao như Kuralay và cs (1999) mổ lại ở 5/44 bệnh nhân (11,4%) [56], Bowman và cs (2014) mổ lại cho 13/105 bệnh nhân (12,4%) [21], Theo Al-Hay và cs (2004) mổ lại 11/147 bệnh nhân (7,5%) [10]. Như vậy, với kết quả phải mổ lại 1 trường hợp (1,1%) là chấp nhận được. Các trường hợp HoHL nặng sau mổ có thể đáp ứng lâm sàng tốt chúng tôi không chủ trương mổ lại sớm mà ưu tiên điều trị nội khoa tích cực, sở dĩ chúng tôi quyết định như vậy vì cơ chế hở van của những trường hợp này chủ yếu do thất giãn gây giãn vòng van. Khi đã giải quyết một phần nguyên nhân cộng với điều trị nội khoa tích cực thất nhỏ lại và kết quả đáng khích lệ tình trạng HoHL giảm theo thời gian, lâm sàng cải thiện tốt chúng tôi trình bày kỹ phần sau.

Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận tình trạng suy tim, giảm cung lượng tim sau mổ có 6/89 trường hợp chiếm 6,7%. Tình trạng suy đa tạng (gan, thận, tim) 4/89 trường hợp chiếm 4,5%. Nhiễm trùng huyết (cấy máu dương tính với vi khuẩn) 2/89 chiếm tỷ lệ 2,24% và các biến chứng khác như chảy máu, viêm phổi là 13/89 chiếm 14,6%. Đây là những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật tim hở và trong quá trình hồi sức.

Block nhĩ thất cấp III: Trong nghiên cứu của chúng tôi không có một trường hợp nào bị BAVIII sau mổ, có 1 trường hợp bệnh nhân bị BAV III ngay từ trước mổ. Nhịp thất khá nhanh 60 – 70 lần/phút và không ảnh hưởng huyết động chúng tôi quyết định không đặt máy tạo nhịp cho bệnh nhân.

Các báo cáo trên thế giới về block nhĩ thất gặp khá nhiều tuy nhiên cũng có những nghiên cứu không gặp trường hợp nào như Jerbi S. và cộng sự (2009) [50].

Như vậy, qua nghiên cứu của nhiều tác giả, và kết quả nghiên cứu này của chúng tôi thấy rằng để lỗ xoang vành sang phải không phải là nguyên nhân gây ra biến chứng dẫn truyền, mà quan trọng là kĩ thuật khâu của phẫu thuật viên.

Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.6) có 1 trường hợp tử vong chiếm tỷ lệ 1,1% do suy tim cấp, phù phổi. Theo Jerbi và cs (2009) tỷ lệ tử vong là 1,8% [50], theo Murashita và cs (2004) tỷ lệ tử vong sớm là 1/61 (1,6%), tử vong muộn là 4/61 (6,6%) [75]. Al-Hay và cs (2004) nghiên cứu trên 147 bệnh nhân được phẫu thuật điều trị bệnh thông vách nhĩ thất bán phần tỷ lệ tử vong là 3,2% [10]. King và cs (1986) nghiên cứu trên 199 bệnh nhân tỷ lệ tử vong là 5,5% [53]. Manoi Agny và cs (1999) nghiên cứu trên 38 bệnh nhân tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật là 7,9% [9]. Tác giả El-Najdawi và cs (2000) nghiên cứu trên 334 bệnh nhân tỷ lệ tử vong là 2% [34]. Như vậy, so với tỷ lệ tử vong sớm sau mổ trong các nghiên cứu khác nhau trên thế giới, tỷ lệ này của chúng tôi là chấp nhận được.

Theo Kirklin, phần lớn các bệnh nhân chết trong giai đoạn sớm sau mổ là suy tim cấp hoặc mạn. Những yếu tố làm tăng nguy cơ tử vong được nêu ra rất nhiều, có lúc trái ngược nhau, tùy theo từng nghiên cứu, đó là tuổi phẫu thuật, thương tổn giải phẫu, kỹ thuật áp dụng có hay không hạ thân nhiệt, thời gian THNCT và cặp ĐMC, những tổn thương tồn lưu và biến chứng sau phẫu thuật, hội chứng cung lượng tim thấp, suy đa tạng, đặc biệt là suy thận, nhiễm trùng (hô hấp, máu, trung thất...).v.v. ngoài ra trình độ của phẫu thuật

viên không tốt cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tử vong sửa van không tốt, gây hẹp, block nhĩ thất, chảy máu, bảo vệ cơ tim không tốt [18],[20],[33], [37], [63],[80],[101].

Nhằm giảm thấp tỷ lệ tử vong trong phẫu thuật tim cần tuân thủ tối đa các nguyên tắc an toàn của toàn bộ ekip phẫu thuật, bảo vệ cơ tim tốt trong lúc phẫu thuật, hạn chế tối đa những tác động của quá trình chạy máy tim phổi, hoàn thiện kỹ thuật mổ và hồi sức sau mổ. Sự tiến bộ chung và sự phối hợp của nội khoa, ngoại khoa, gây mê, THNCT và hồi sức là những yếu tố đảm bảo cho tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân phẫu thuật ngày càng thấp hơn.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần (Trang 96)