Điện tâm đồ và X quang tim phổ

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần (Trang 82)

- Kích thước thất trái tăng so với trước mổ sau 3 và 6 tháng, sự khác

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.3.1. Điện tâm đồ và X quang tim phổ

Thông thường, nút xoang nằm ở tâm nhĩ phải sát chỗ đỗ vào của tĩnh mạch chủ trên, tuy nhiên có thể gặp nút xoang ở các vị trí khác trong nhĩ phải, vách liên nhĩ. Đặc điểm điện tim của bệnh thông vách nhĩ thất bán phần thường có BAV cấp I (block atrioventricuar type I) do sự hiện diện của lỗ thông liên nhĩ nguyên phát. Sự dẫn truyền từ nhĩ xuống thất có thể bị gián đoạn tạm thời hoặc vĩnh viễn sau phẫu thuật sửa bệnh thông vách nhĩ thất bán phần đặc biệt là khi vá TLN. Sự gián đoạn sau phẫu thuật có thể là block nhĩ thất (BAV) cấp I, II, III hoặc có thể suy nút xoang, thậm chí mất hẳn sóng P trên điện tâm đồ sau phẫu thuật [12],[45],[64],[86],[87],[95]. Nguyên nhân làm rối loạn dẫn truyền và suy nút xoang sau phẫu thuật có thể là do cặp, cắt, khâu vào nút xoang trong phẫu thuật hoặc chặn mất mạch máu chi phối nuôi nút xoang, do bất thường của nút xoang mà ta không thể chủ động phòng tránh được hậu quả là suy nút xoang tạm thời hoặc vĩnh viễn.

Trong nghiên cứu này, tất cả các trường hợp bệnh thông sàn nhĩ thất điện tim trước mổ đều có khoảng PQ kéo dài tuy nhiên chỉ có 47,2% (42/89) trường hợp đủ tiêu chuẩn chẩn đoán block nhĩ thất cấp 1, có 1 trường hợp

block nhĩ thất cấp 3 và trường hợp này chưa bao giờ bị ngất và không có triệu chứng trên lâm sàng (bảng 3.6). Các nghiên cứu trước đây vấn đề rối loạn nhịp, đặc biệt là BAV III và suy nút xoang sau mổ là một trong những tai biến và biến chứng nặng nề được ghi nhận. Dù vậy, chúng tôi không ghi nhận được trường hợp nào bị suy nút xoang và BAV xuất hiện mới sau mổ. Điều này một lần nữa ủng hộ cho kỹ thuật vá TLN để xoang vành theo đúng cấu trúc giải phẫu, không nhất thiết phải cố lái xoang vành sang trái khi xoang vành nằm bên nhĩ phải.

Trên phim X quang, bệnh lý thông vách nhĩ thất bán phần không có dấu hiệu đặc trưng. Dấu hiệu tăng lưu lượng ứ máu tại phổi là dấu hiệu chung cho tất cả các trường hợp bệnh lý có tăng lưu lượng máu lên phổi.

Bệnh thông vách nhĩ thất bán phần: có hình ảnh tim phải lớn, ĐMP giãn, ứ máu ở phổi. Đôi khi có thể gặp hình ảnh tim to giãn cả 2 buồng tim. Trên phim chụp ngực thẳng thấy bóng tim lớn, phế trường hai bên mờ do tăng tưới máu, cung thứ hai bên trái thường rõ do tăng lưu lượng tuần hoàn phổi. Đặc điểm trên phim X quang tim phổi trên phản ánh sự tiến triển lâu dài của bệnh [6],[32],[80],[92].

Đánh giá trên phim XQ tim phổi ở bệnh nhân bị bệnh thông vách nhĩ thất bán phần chúng ta tập trung vào hình ảnh tăng lưu lượng máu lên phổi, cung động mạch phổi và đặc biệt là chỉ số tim ngực. Trong nghiên cứu này chúng tôi thấy hầu hết các trường hợp đều có tăng tuần hoàn phổi, chỉ có 6 trường hợp không có hình ảnh tăng lưu lượng ứ máu tại phổi (bảng 3.6). Chỉ số tim ngực ở bệnh nhân thông vách nhĩ thất bán phần tăng là dấu hiệu của suy tim, giãn buồng tim. Trong nghiên cứu này (biểu đồ 3.3) chỉ số tim ngực trung bình () là 0,59±0,059 và có giá trị từ 0,45 – 0,75. Trong đó tần xuất chỉ số tim ngực 0.60 chiếm tỉ lệ cao nhất 48,3% (43/89). Điều này cho thấy nhiều bệnh nhân đến muộn khi mà tim đã giãn to.

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w