- Kích thước thất trái tăng so với trước mổ sau 3 và 6 tháng, sự khác
CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN
4.6. Đặc điểm siêu âm khi ra viện
Hở van 2 lá:
Theo bảng 3.12, siêu âm sau phẫu thuật lúc ra viện tỷ lệ HoHL nhẹ chiếm 60,2%, vừa 32,9% và hở nặng chiếm 6,9% (6/88). Trong 6 trường hợp này 1 phải mổ lại do không đáp ứng với điều trị hồi sức, 5 trường hợp còn lại đáp ứng tốt với các hỗ trợ của hồi sức chúng tôi quyết định điều trị nội khoa và theo dõi. Mức độ hở van 2 lá cải thiện rõ rệt khi so sánh thời điểm trước và sau mổ lúc ra viện (biểu đồ 3.9). HoHL nặng trước mổ chiếm 62,9% lúc ra viện còn 6,9%. HoHL mức độ nhẹ trước mổ chỉ có 6,8% lúc ra viện tăng lên 60,2% (bảng 3.13).
Hở van 3 lá:
Theo bảng 3.12, siêu âm sau phẫu thuật lúc ra viện tỷ lệ HoBL mức độ nhẹ chiếm 72,7%, mức độ vừa 27,3% đặc biệt là không còn trường hợp nào hở nặng. Kết quả này rất khả quan khi so sánh với trước phẫu thuật biểu đồ 3.10, HoBL nặng trước mổ chiếm tới 59,5% đến khi ra viện không còn trường hợp nào HoBL nặng. HoBL mức độ nhẹ trước mổ chiếm 7,9% khi ra viện là 72,7% (bảng 3.13).
Thông liên nhĩ tồn lưu:
Thông liên nhĩ tồn lưu 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 4,5% (bảng 3.12). Tuy nhiên, tất cả các lỗ thông được xác định trên siêu âm Doppler có kích thước
nhỏ hoặc ước lượng Qp/Qs <1,5 không có chỉ định can thiệp. Những lưu ý khi vá TLN để hạn chế tồn lưu và biến chứng block nhĩ thất chúng tôi đã trình bày kỹ ở phần trên. Tác giả El-Najdawi (2000) ghi nhận 12/334 bệnh nhân còn TLN tồn lưu chiếm 3,6% [34].Trong nghiên cứu này tỉ lệ tồn lưu TLN 4,5% là chấp nhận được.
Áp lực động mạch phổi:
Giá trị ALĐMP tâm thu, trung bình sau mổ lúc ra viện (Bảng 3.11) lần lượt là 29,5 ± 7,2 mmHg và 20,2 ± 5,7 mmHg. AL ĐMP trung bình và tâm thu sau mổ thời điểm ra viện so với trước mổ (bảng 3.14) giảm có ý nghĩa thống kê (p<0.001). Áp lực ĐMP giảm sau mổ cho thấy hiệu quả của phẫu thuật làm cải thiện các triệu chứng lâm sàng cho bệnh nhân.
Kích thước và chức năng tim:
Chức năng co bóp thất trái thường giảm sau phẫu thuật và phục hồi theo thời gian [101]. Chúng tôi cũng thấy rằng tại thời điểm ra viện chức năng co bóp thất trái (EF) giảm so với trước phẫu thuật, có trường hợp chức năng co bóp thất trái (EF) giảm thấp nhất còn 37% (bảng 3.11). Tuy nhiên, chức năng thất trái trước và ngay sau mổ thời điểm ra viện giảm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p =0,4 (bảng 3.14). Nhận xét về đường kính tâm trương thất trái sau mổ, chúng tôi thấy có tăng so với trước mổ có ý nghĩa thống kê p<0,001. Ngược lại, kích thước thì tâm trương thất phải sau mổ so với trước mổ lại giảm có ý nghĩa thống kê p< 0,001.