Triệu chứng cơ năng

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần (Trang 79 - 80)

- Kích thước thất trái tăng so với trước mổ sau 3 và 6 tháng, sự khác

4.2.1.Triệu chứng cơ năng

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.2.1.Triệu chứng cơ năng

Triệu chứng cơ năng qua phân độ NYHA:

Do đặc điểm bệnh lý thông vách nhĩ thất bán phần có biểu hiện triệu chứng lâm sàng khác nhau. Từ không triệu chứng đến triệu chứng rầm rộ và do ý thức của người dân cũng như chất lượng sàng lọc bệnh ở y tế cơ sở chưa tốt, nên khi được phát hiện thường ở các lứa tuổi khác nhau từ trẻ nhỏ đến người lớn. Với những bệnh nhân > 5 tuổi, đánh giá triệu chứng cơ năng không khó khi thăm khám, nhưng với bệnh nhi < 5 tuổi thì cần phải phối hợp giữa quan sát trẻ vận động, khám trẻ và hỏi cha mẹ bệnh nhân để xác định.

Trong nghiên cứu này (bảng 3.1), chúng tôi thấy NYHA II chiếm tỷ lệ 84,3% (75/89), điều này phù hợp với đặc điểm lâm sàng của bệnh thông vách nhĩ thất bán phần ít khi suy tim nặng. NYHA III chiếm 14,6% (13/89) chỉ có 1,1% (1/89) có biểu hiện NYHA IV. Những trường hợp có NYHA III, IV đều có hở van nhĩ thất nặng, tăng áp động mạch phổi nhiều và đều trên 6 tuổi. Điều này phù hợp với mô tả kinh điển trong sách giáo khoa bệnh nhân trẻ em thường có biểu hiện lâm sàng tương tự như bệnh TLN, trừ trường hợp hở van nhĩ thất nhiều [5]. NYHA III – IV là một yếu tố tiên lượng nặng của cuộc phẫu thuật đặc biệt là giai đoạn hồi sức.

Hở van hai lá làm gia tăng áp lực nhĩ trái sẽ dẫn đến tăng áp động mạch phổi hậu mao mạch. Sự gia tăng lượng máu lên phổi do luồng shunt trái phải qua lỗ thông liên nhĩ sẽ làm tăng áp động mạch phổi tiền mao mạch. Sự kết hợp hai cơ chế này gây suy tim ứ huyết, thể hiện trên lâm sàng rõ nhất là khó thở khi gắng sức (tính theo phân độ NYHA) [5], [47], [66].

Suy tim có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng đa số sau 30 tuổi. Mức độ nặng cũng phụ thuộc vào lưu lượng shunt trái phải và mức độ HoHL

[16], [66].

Như vậy, bệnh thông sàn nhĩ thất bán phần có biểu hiện lâm sàng đa dạng, nhưng chủ yếu là không có triệu chứng khi đã có triệu chứng thường bệnh đã nặng, tổn thương cấu trúc giải phẫu trầm trọng và khi đó tiên lượng cuộc mổ cũng như giai đoạn hồi sức sau mổ là khó khăn.

Viêm phế quản phổi tái diễn:

Bệnh lý thông vách nhĩ thất bán phần có triệu chứng lâm sàng thường không rầm rộ, chủ yếu biểu hiện của tình trạng tăng lưu lượng máu lên phổi do vậy dễ bị các đợt viêm phế quản viêm phổi khi còn bé và khai thác bệnh sử cho thấy trẻ có thể chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.

Trong nghiên cứu này (bảng 3.1) bệnh nhân có tiền sử viêm đường hô hấp chiếm 32,6% (29/89). Với những trường hợp viêm phế quản phổi tái diễn khi phát hiện bệnh nên được phẫu thuật sớm để tránh tình trạng tăng áp động mạch phổi do tăng lưu lượng máu lên phổi (tăng áp động mạch phổi tiền mao mạch) [5],[6].

Một phần của tài liệu luận án tiến sĩ nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật thông vách nhĩ thất bán phần (Trang 79 - 80)