0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Cách xƣng hô trong hành động dẫn nhập của ngƣời bán

Một phần của tài liệu HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN (TRÊN CỨ LIỆU GHI ÂM TẠI CÁC CHỢ VÀ MỘT SỐ TRUNG TÂM MUA SẮM Ở HÀ NỘI (Trang 86 -86 )

5. Bố cục luận văn

3.3. Cách xƣng hô trong hành động dẫn nhập của ngƣời bán

Giống nhƣ ngƣời mua, ngƣời bán cũng có những cách xƣng hô khác nhau trong hành động dẫn nhập của mình. Mỗi kiểu xƣng hô đều thể hiện lý do và ít nhiều chiến lƣợc của ngƣời bán trong môi trƣờng giao tiếp đặc biệt này.

3.3.1. Kiểu xưng hô có cả tự xưng của người bán (sp2) và gọi người mua (sp1). Lớp từ xƣng hô chủ yếu thuộc về gia đình, huyết thống nhƣ:

Cô - cháu, Chị - em, Anh - em

Ví dụ: (53)

Sp2: Quần kiểu đấy, em phải mặc cỡ 27, chị lấy xem nhé!

Sp1: Chị cho em cỡ đó đi.

Sp2: Hàng thu năm nay đấy, sinh viên nhƣ bọn em mặc rất hợp. Sp1 xem

Sp2: Không phải lăn tăn gì cả. Cứ xem đi. Sp1: Chỉ có kiểu này hả chị?

Sp2: Ừ, đẹp thế còn gì. Em xem dáng ôm ngƣời thế này, kiểu may vừa đẹp. Sp1: Em không thích hàng nhăn thế này.

Sp2: Mốt nó thế.

Sp1: Thôi chị cất cho em. (Chợ Hôm)

(54)

Sp2: Mua hồng cho đi cháu, hồng ngon đấy.

Sp1: Bao nhiêu tiền một cân ạ? Sp2: Mƣời sáu nghìn một cân.

Sp1: Mƣời lăm nghìn đƣợc không ạ. Sp2: Không cô bán đúng giá đấy. Sp1: Giảm giá cho sinh viên đi cô. Sp2: Không đƣợc.

(Chợ nhà Xanh)

Kiểu ngƣời bán tự xƣng và có gọi ngƣời mua (tồn tại một cặp đại từ nhân xƣng) thƣờng xuất hiện trong các hành động dẫn nhập mời hoặc gợi ý. Với ngƣời bán, mời và gợi ý là hai hành động xét ở khía cạnh nào đó thu hút sự chú ý của ngƣời mua rất cao, đặc biệt mời là hành động đặc trƣng trong mua bán. Khi mời ai đó mua hàng thì việc dùng nguyên cặp đại từ nhân xƣng rõ ràng phát huy tác dụng cao trong việc tạo lập mối quan hệ mua bán. Ngƣời mua qua cách xƣng hô ít nhiều có những thiện cảm ban đầu. Đây là điều quan trọng để cuộc mua bán có cơ hội phát triển và đi đến đích.

3.3.2. Kiểu xưng hô: người bán (sp2) không tự xưng và gọi sp1 (cô, em, cháu …)

Sp2 không tự xƣng, gọi sp1 - cô/ em/ con/ cháu …

Ví dụ: (55)

Sp1: Chất mỏng thế cô. Sp2: Mùa hè mặc mát mà.

Sp1: Đúng giá bao nhiêu đây cô? Sp2: Sáu mƣơi nhé.

Sp1: Thôi bớt cho cháu đi, bốn mƣơi nhé.

Sp2: Không đƣợc, giá cuối năm mƣơi chứ nói thách cô nói cao hơn rồi. Sp1: Khiếp quá ạ. Vâng, lấy cháu cái túi.

(Chợ Nghĩa Tân) (56)

Sp2: Mua xoài đi em ơi! Xoài ngon đấy!

Sp1: Chị bán thế nào đây?

Sp2: Mƣời hai nghìn một cân. Mua đi em. Sp1: Khiếp đắt thế. Tám nghìn nhé.

Sp2: Đúng mƣời nghìn. Chị mua đã chín nghìn rồi. Sp1: Hôm qua em mua có tám nghìn mà.

Sp2: Xoài ngon thế mà em bảo tám nghìn. Sp1: Thế thôi chị ạ.

(Chợ Dịch Vọng)

Kiểu xƣng hô này chỉ khác kiểu 3.3.1 ở chỗ ngƣời bán trong những trƣờng hợp này không tự xƣng. Tuy nhiên không vì thế mà hiệu quả giao tiếp không đƣợc phát huy. Ngƣời bán dựa vào tuổi tác, dựa vào vị thế để lựa chọn từ gọi sp1. Những từ xƣng gọi ở đây thƣờng mang tính gia đình nhƣ cô, con, em, cháu … chứ không phải là ý nghĩa xã giao nên chắc chắn vẫn phát huy đƣợc tác dụng trong phần mở đầu giao tiếp mua bán. Việc lựa chọn những lớp từ xƣng hô gia đình sẽ tạo thiện cảm tốt, tin cậy cho ngƣời mua. Kiểu xƣng hô này cũng xuất hiện nhiều trong các hành động dẫn nhập mời, hỏi - đề nghị.

3.3.3. Kiểu xưng hô có phần hô gọi, không gọi người mua (sp1), người bán (sp2) tự xưng.

Em ơi,

Anh ơi, không gọi sp1, sp2 tự xƣng

Cô ơi, …

Ví dụ: (57)

Sp2: Em ơi, mua hàng cho chị đi.

Sp1: Chị ơi, cái áo này bao nhiêu vậy? Sp2: Một trăm lăm mƣơi nghìn em ạ. Sp1: Trăm ba đƣợc không chị?

Sp2: Uhm, quay lại chị bán cho. ……

(Chợ Ngã Tƣ Sở) (58)

Sp2: Em ơi, vào mua hộ chị đi, rau tươi mới hái sáng nay đấy.

Sp1: Bao nhiêu tiền mớ này hả chị? Sp2: Mƣời nghìn em ạ.

Sp1: Sao đắt thế hả chị?

Sp2: Vừa mới lũ mà em. Nãy chị còn bán mƣời lăm nghìn một mớ. Bây giờ chị bán rẻ cho em rồi đấy. Rau tƣơi lắm mua cho chị đi.

……..

(Chợ Dịch Vọng)

Kiểu xƣng hô này dù không có phần gọi ngƣời mua trong tham thoại chủ hƣớng của hành động dẫn nhập nhƣng với phần hô gọi và tự xƣng của sp2 chúng ta vẫn hoàn toàn hình dung đƣợc quan hệ mua bán nhƣ thế nào. Tuy nhiên, kiểu xƣng hô này không đƣợc sử dụng nhiều và xuất hiện trong các

hành động dẫn nhập mời là chủ yếu. Lý do là với phần hô gọi và việc tự xƣng của sp2 thực sự không thể lôi kéo ngƣời bán đến gian hàng. Nó chỉ giống nhƣ một lời chào hàng thoáng qua và xuất hiện nhiều trong các chợ truyền thống Việt Nam. Kiểu xƣng hô này thƣờng đi cùng với hành động mời và hành vi hồi đáp là hỏi ngay vào giá thành sản phẩm nếu ngƣời bán ƣng ý với hàng hóa. Đối với hành động dẫn nhập có kiểu xƣng hô này, nếu chúng ta bỏ phần hô gọi cũng không hề ảnh hƣởng đến hành động vì phần tự xƣng của sp2 đã thiết lập đƣợc quan hệ, thứ bậc giao tiếp.

3.3.4. Kiểu xưng hô: người bán (sp2) không tự xưng cũng không gọi người mua (sp1) mà chỉ ngay đến mặt hàng.

Sp2 không xƣng, không gọi sp1, chỉ mặt hàng

Ví dụ: (59)

Sp2: Vào xem hàng đi cháu. Sp1: Vâng, kệ cháu.

Sp2: Xem đi, hàng mới về đấy, loại áo đấy đang hot nhất đấy.

Sp1: Thế cái này bao nhiêu hả cô?

Sp2: Một trăm nghìn, cô không nói thách đâu. Sp1: Cô không giảm à?

Sp2: Không cô bán đúng giá mà.

Sp1: Vâng, vậy thì lấy cho cháu cái áo xanh kia. (Chợ Ngã Tƣ Sở)

Có nhiều trƣờng hợp, khi sp2 không tự xƣng và cũng không gọi sp1 thì thƣờng kèm thêm tiểu từ tình thái cuối câu. Tuy nhiên nhƣ ví dụ trên không hề có tiểu từ tình thái nên chắc chắn ngƣời bán có tuổi tác hơn ngƣời mua và dựa vào các phần phát triển tiếp sau của hội thoại chúng ta dễ dàng nhận ra

điều đó. Kiểu xƣng hô này rõ ràng không thể gây những hiệu lực giao tiếp tốt nhƣ những kiểu trên vì trong hành động dẫn nhập đã khuyết đi cả vai nói và vai nghe thể hiện qua đại từ xƣng hô. Hơn nữa kiểu này thông thƣờng vẫn bị quy là nói “trống không” nên không thật phù hợp với văn hóa Việt Nam. Bởi vậy, việc lựa chọn xƣng hô kiểu này ít hơn. Hơn nữa, xét vị thế giao tiếp, ngƣời bán phải luôn cần thể hiện sự khiêm nhƣờng với ngƣời mua, cần tạo cho khách hàng vị trí cao hơn mình nên việc không có cặp đại từ nhân xƣng cũng không có phần phụ chú liên quan đến nhân xƣng thì kết quả giao tiếp chắc chắn giảm sút.

3.3.5. Các kiểu khác

Ngoài việc phân loại và lựa chọn những kiểu xƣng hô trên, chúng ta còn có thể thấy một vài kiểu xƣng hô nữa. Chẳng hạn, kiểu xưng hô chỉ có phần hô gọi và chỉ ngay đến mặt hàng.

Ví dụ:

Sp2: Em ơi, mua nhãn đi, nhãn của nhà ngon lắm. Em ơi, mua cá đi, cá tƣơi ngon lắm.

Hoặc có khi chỉ là sp2 tự xưng và chỉ đến hàng hóa:

Ví dụ:

Sp2: Mua cho cô đi, cà chua tƣơi và bổ lắm. Cô vừa mua của một bà cụ ở quê lên đây đấy.

Tùy theo từng hoàn cảnh mua bán, xác lập vị thế cho đối tƣợng mua mà ngƣời bán có thể sử dụng các kiểu xƣng hô khác nhau nhƣ một yếu tố hỗ trợ cho phần dẫn nhập đạt hiệu quả cao nhất. Trong số các kiểu xƣng hô thì kiểu 2 đƣợc sử dụng nhiều nhất chiếm 52,7%, tiếp đó là kiểu 3 (17,2%) và kiểu 1 (16,1%). Kiểu 4 (không có từ hay cặp từ xƣng hô) đƣợc sử dụng ít nhất

(7,5%) so với các kiểu 1, kiểu 2, kiểu 3 (không tính đến kiểu 5 vì kiểu này gồm nhiều loại nhỏ hơn). Chúng ta có thể nhìn bảng sau để so sánh rõ hơn:

Các kiểu xƣng hô Tổng

Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4 Kiểu 5

Số lƣợng 30 98 32 14 12 186

Tỷ lệ 16,1% 52,7% 17,2% 7,5% 6,5% 100% (Bảng 3.2: Các kiểu xƣng hô trong hành vi dẫn nhập của ngƣời bán)

Kiểu 2 dù ngƣời bán không tự xƣng nhƣng việc gọi sp1 thể hiện sự đề cao vị trí của khách hàng và cũng thể hiện đƣợc quan hệ mua bán qua từ xƣng hô đƣợc lựa chọn. Đây là cách xƣng hô ngƣời bán thƣờng xuyên sử dụng vì nó đảm bảo đƣợc cả yếu tố lịch sự lẫn yếu tố trong kinh doanh: coi trọng khách hàng. Kiểu 3, nhờ có phần hô gọi và tự xƣng của sp2 mà chúng ta cũng hoàn toàn có khả năng thiết lập đƣợc vai giao tiếp trong không gian mua bán. Kiểu xƣng hô 4 ít đƣợc dùng nhất vì không có cặp từ xƣng hô nên dễ làm cho hành vi dẫn nhập rơi vào trạng thái vi phạm nguyên tắc lịch sự, hơn thế nữa, kiểu này làm cho ngƣời mua ít thấy đƣợc thiện cảm từ phía ngƣời bán.

Tiểu kết

Tùy thuộc vào vị trí trong cuộc thoại mua bán, ngƣời mua và ngƣời bán đã lựa chọn những kiểu xƣng hô trong hành vi dẫn nhập sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất. Chúng ta có thể nhìn bảng so sánh sau:

Các kiểu xƣng hô Tổng Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 Kiểu 4 Kiểu 5 Kiểu 5 (loại khác) Kiểu 6 Ngƣời bán Số lƣợng 30 98 32 14 12 186 Tỷ lệ 16,1% 52,7% 17,2% 7,5% 6,5% 100% Ngƣời mua Số lƣợng 47 38 121 8 36 59 309 Tỷ lệ 15,2% 12,3% 39,2% 2,6% 11,7% 19% 100% (Bảng 3.3: Bảng so sánh các kiểu xƣng hô giữa ngƣời bán và ngƣời mua) (- Kiểu 1: sp1 (sp2) tự xƣng, gọi sp2 (sp1).

- Kiểu 2: sp1 (sp2) không xƣng, gọi sp2 (sp1) + hàng hóa. - Kiểu 3: phần hô gọi, sp1 (sp2) tự xƣng.

- Kiểu 4: sp1 (sp2) không xƣng, không gọi sp2 (sp1), có thể kèm tiểu từ tình thái.

- Kiểu 5 (ngƣời mua): sp1 tự xƣng, không gọi sp2. - Kiểu 5 (ngƣời bán): các loại khác.

- Kiểu 6: Hô gọi, sp1 tự xƣng, không gọi sp2).

Qua bảng trên, có thể thấy, có bốn kiểu xƣng hô đều xuất hiện trong các hành vi dẫn nhập của ngƣời bán và ngƣời mua. Tuy nhiên, do vị thế trong hội thoại khác nhau nên tần số sử dụng các kiểu xƣng hô không hoàn toàn giống nhau. Đối với ngƣời bán, kiểu xƣng hô 2: không tự xƣng mình mà gọi sp1 đƣợc sử dụng nhiều nhất (53.2%) sau đó đến các kiểu xƣng hô 3 và xƣng

hô 1. Số liệu này phù hợp với tâm lý luôn tôn trọng khách hàng, đƣa khách hàng lên vị thế cao hơn mình của ngƣời bán. Ngƣợc lại, với ngƣời mua kiểu xƣng hô 3: hô gọi sp2 và tự xƣng sp1 sử dụng với tỷ lệ nhiều nhất (39.2%). Lý giải cho điều trên, chúng ta có thể nhận thấy, ngƣời mua luôn ý thức đƣợc vị trí của mình trong giao tiếp mua bán - vị trí “thƣợng đế”. Riêng kiểu xƣng hô 4: không có cặp từ xƣng hô cũng không có phần hô gọi đƣợc cả ngƣời mua lẫn ngƣời bán ít lựa chọn và sử dụng. Tần số sử dụng kiểu xƣng hô 4 ít nhất trong số các kiểu xƣng hô còn lại do kiểu này ẩn chứa nhiều nguy cơ vi phạm quy tắc lịch sự trong hội thoại.

Có thể nói, tùy thuộc vào vị thế trong quan hệ giao tiếp mà ngƣời mua và ngƣời bán đã lựa chọn những kiểu xƣng hô sao cho đạt hiệu mua bán cao nhất. Việc lựa chọn ấy nhƣ một chiến lƣợc trong mua bán với ý nghĩa sao cho đích cuối cùng đƣợc thực hiện, cả ngƣời mua và ngƣời bán đều thỏa mãn về nhu cầu bản thân: kẻ bán đƣợc hàng, ngƣời có hàng với giá cả phải chăng. Mặc dù các kiểu xƣng hô này chỉ mới trong phạm vi dẫn nhập trong phần mở đầu nhƣng nó đã thể hiện ít nhiều tác động của mình trong việc phát triển cuộc mua bán.

KẾT LUẬN

Trên cơ sở lí thuyết về hội thoại, hành động ngôn ngữ cùng những khảo sát, phân tích nguồn tƣ liệu thực tế của luận văn “Hành động dẫn nhập trong

phần mở đầu cuộc thoại mua bán”, chúng tôi đi tới một số kết luận sau.

1. Về hành động dẫn nhập của ngƣời mua và ngƣời bán, chúng tôi đã tiến hành phân loại và mô hình hóa cấu trúc các kiểu loại hành động. Theo đó, khi tiếp cận đến một hành động dẫn nhập chúng ta có thể trực quan và nắm bắt đƣợc đặc điểm cấu trúc của nó. Tuy nhiên, do sự chi phối về vị thế trong hội thoại mua bán của ngƣời mua và ngƣời bán mà có thể cùng một hành động dẫn nhập hỏi nhƣng các yếu tố đƣợc lựa chọn để thiết lập mô hình cấu trúc không phải hoàn toàn giống nhau. Dựa vào tƣ cách tồn tại ở không gian mua bán mà ngƣời mua hay ngƣời bán đã lựa chọn những hành động dẫn nhập sao cho phù hợp nhƣng đạt hiệu quả giao tiếp tốt nhất.

Đối với ngƣời mua, do ý thức đƣợc vị trí của mình nên đề nghị là hành động dẫn nhập họ lựa chọn nhiều nhất trong quá trình thiết lập cuộc mua bán. Điều này cũng hoàn toàn hợp lý bởi nhu cầu, kiến nghị của ngƣời mua bao giờ cũng đƣợc ngƣời bán chú ý, quan tâm. Ngƣợc lại, ở vị trí đối lập, ngƣời bán luôn muốn đề cao khách hàng của mình, luôn muốn tạo ra một sự hấp dẫn và thu hút. Chính vì lẽ đó, chào mời là kiểu hành động dẫn nhập chiếm tỷ lệ cao nhất (64,52%) trong tổng số các hành động dẫn nhập đƣợc ngƣời bán lựa chọn. Mời cũng là hành động đặc trƣng của ngƣời bán trong các chợ truyền thống Việt Nam, một nét văn hóa rất riêng biệt, độc đáo mà hiện nay nếu vào các trung tâm mua sắm hiện đại, các khu siêu thị lớn chúng ta không còn gặp nữa. Ngoài ra, cách lựa chọn kiểu dẫn nhập của hai bên giao tiếp mua bán có thể có sự đối lập. Điều này do vị trí trong cuộc hội thoại mua bán chi phối. Ngƣời mua thƣờng hạ thấp giá trị hàng hóa bằng kiểu dẫn nhập đƣa ra những

nghi vấn, thăm dò thì ngƣợc lại ngƣời bán luôn có ý thức nâng cao giá trị hàng hóa và khách hàng bằng những xác tín và lời khen khi dẫn nhập.

2. Khi nhắc đến các hành động ngôn ngữ, ngoài cấu trúc của nó, ngƣời ta còn chú ý đến các nhân tố bên trong và bên ngoài nhất là các yếu tố khách quan tác động vào. Đây cũng là lãnh địa của ngữ dụng học cũng nhƣ của ngôn ngữ học xã hội.

Trong luận văn này, chúng tôi vì điều kiện có hạn nên chỉ mới tìm hiểu về yếu tố nhân xƣng tác động và ảnh hƣởng đến hành động dẫn nhập. Khi tiếp cận đến đối tƣợng này, chúng tôi nhìn nhận từ cả hai khía cạnh: thứ nhất trên cơ sở vị trí của ngƣời bán và ngƣời mua để phân loại, thứ hai xem xét ý nghĩa của từng kiểu xƣng hô tác động nhƣ thế nào đến hành động dẫn nhập. Kết quả là trên cơ sở tƣ liệu, chúng tôi tiến hành phân loại 6 kiểu xƣng hô của ngƣời mua và 5 kiểu xƣng hô của ngƣời bán. Trong số đó, có 4 kiểu xƣng hô xuất hiện cả ở ngƣời mua và ngƣời bán, tuy nhiên tần số sử dụng không giống nhau. Ngƣời bán ƣa chuộng kiểu xƣng hô thứ hai: ngƣời bán không tự xƣng mà gọi ngƣời mua. Trong khi đó, ngƣời mua lại sử dụng kiểu xƣng hô thứ ba nhiều hơn: hô gọi và tự xƣng. Nhƣ vậy, do họ ý thức đƣợc vị trí của mình trong cuộc mua bán nên đều đã tự chọn cho mình cách xƣng hô nào có hiệu quả cao nhất. Kiểu xƣng hô thứ 4: không có cặp từ xƣng hô đều đƣợc cả hai phía sử dụng ít nhất vì đây là kiểu xƣng hô dễ vi phạm quy tắc lịch sự. Nhìn chung, cùng một kiểu xƣng hô nhƣng có thể có sự chênh lệch về tần số sử dụng là do vị trí trong giao tiếp mua bán quyết định. Điều quan trọng là cả ngƣời mua lẫn ngƣời bán đều muốn sao cho cách xƣng hô đƣợc lựa chọn phải giúp họ trong giao tiếp tốt nhất. Đây chính là một chiến lƣợc trong kinh doanh nhƣng lại vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Một phần của tài liệu HÀNH ĐỘNG DẪN NHẬP TRONG PHẦN MỞ ĐẦU CUỘC THOẠI MUA BÁN (TRÊN CỨ LIỆU GHI ÂM TẠI CÁC CHỢ VÀ MỘT SỐ TRUNG TÂM MUA SẮM Ở HÀ NỘI (Trang 86 -86 )

×