Dẫn nhập bằng sự thăm dò hoặc nghi vấn về hàng hóa

Một phần của tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội (Trang 41)

5. Bố cục luận văn

2.1.1.Dẫn nhập bằng sự thăm dò hoặc nghi vấn về hàng hóa

Để tiến tới đƣợc thƣơng lƣợng mua bán, ngƣời mua (Sp1) trƣớc đó trong phần mở đầu ngoài việc thiết lập quan hệ mua bán còn thƣờng đƣa ra sự thăm dò hoặc ngờ vực của mình về hàng hóa. Khi chọn phƣơng thức này Sp1 thƣờng sử dụng hành động hỏi để dẫn nhập. Dạng hành động hỏi này đƣợc ứng biến khá linh hoạt tùy thuộc vào mục đích, hoàn cảnh mua bán. Tuy nhiên, chúng tôi rút ra biểu thức ngôn ngữ ở dạng phổ biến nhất khi ngƣời mua dùng hành động hỏi để dẫn nhập nhằm thể hiện sự thăm dò, nghi ngờ về hàng hóa với ngƣời bán nhƣ sau:

Sp1:

ĐTNX (ơi) + có/ còn + tên hàng hóa + tính chất hàng hóa + (đấy/đó/kia/ấy) + không + (ạ/ thế/ hả)?

đặc điểm hàng hóa chủng loại hàng hóa

Sp2: Không, mời loại hàng hóa khác. Có + mời đến gian hàng

đưa hàng cho khách Xác nhận tính chất hàng hóa

Ví dụ: (16)

Sp1: Bác ơi, làm ơn cho cháu hỏi ở đây có quần thể thao nữ không ạ? Sp2: Có, cháu cần loại cỡ bao nhiêu và mấy chiếc?

Sp1: Cháu cần hai chiếc cỡ 28 bác ạ. Sp2: Của cháu đây.

Sp1: Bao nhiêu tiền hai chiếc này hả bác? Sp2: Bảy mƣơi nghìn.

Sp2: Ừ, thôi bác bán rẻ cho. (Chợ Xanh - Cầu giấy) (17)

Sp1: Cô ơi!

Sp2: Ăn cá đi cháu!

Sp1: Không còn cá mè nhỏ hả cô?

Sp2: Hết rồi cháu ạ. Ăn cá trôi này cháu.

Sp1: Cá trôi bao nhiêu một cân ạ? Sp2: Hai mƣơi thôi. Cô cân cho nhé! Sp1: Cô cân cho cháu con này nhé!

Sp2: Uh, hết mƣời ba nghìn năm trăm. Cô lấy mƣời ba nghìn nhé! Sp1: Dạ, cô làm cho cháu luôn nhé.

Sp2: Đƣợc rồi. Xong ngay. (Chợ Đồng Xa)

Ở các ví dụ đƣợc dẫn ra trên, hành động dẫn nhập là hành động hỏi thăm dò sự tồn tại của hàng hóa. Các mặt hàng đƣợc đề cập một cách cụ thể về đặc điểm hoặc chủng loại: quần thể thao nữ, cá mè nhỏ. Những trƣờng hợp này ngƣời mua dùng hành động hỏi để thăm dò, xác nhận sự tồn tại của hàng hóa bởi tâm lý của nhiều ngƣời là muốn biết mặt hàng mình cần còn hay hết để có sự lựa chọn tiếp theo. Các tham thoại đƣợc xác định là hành động dẫn nhập hỏi đều chỉ đến mặt hàng sẽ trở thành đối tƣợng của cuộc mua bán. Trong các cuộc thoại thành công nó trở thành sợi chỉ quan trọng góp phần xây dựng cuộc thoại. Hành động hỏi dẫn nhập của ngƣời mua chỉ gồm một tham thoại. Nhƣng hành động hồi đáp của ngƣời bán thì thƣờng ít nhất có từ hai tham thoại trở lên. Tham thoại thứ nhất là xác nhận sự tồn tại hoặc không của mặt hàng. Tham thoại thứ hai tùy theo hoàn cảnh để ngƣời bán tiếp tục phát triển cuộc thoại theo hƣớng hoặc giới thiệu mặt hàng khác (nếu mặt hàng

ngƣời mua cần không có); hoặc đƣa sản phẩm cho ngƣời mua và tích cực nói về sản phẩm đó.

Chẳng hạn, Sp2 trong (17): Hết rồi cháu ạ. Ăn cá trôi này cháu khi mè nhỏ không còn. Nguyên tắc mua bán là biết cách quan tâm, chăm sóc khách hàng, nên khi mặt hàng này hết thì nên gợi ý đến sản phẩm cùng loại.

Nhƣ vậy, sau hành động hỏi dẫn nhập của ngƣời mua tùy thuộc vào sự tồn tại của hàng hóa thế nào mà hành động hồi đáp của ngƣời bán sẽ có sự chuyển đổi linh hoạt.

Để thể hiện sự nghi vấn về hàng hóa, ngƣời mua không chỉ thụ động, cứng nhắc trong một biểu thức hỏi. Từ kết quả tƣ liệu chúng tôi đã nhận thấy có những biến thể dẫn nhập hỏi nhƣ sau:

Sp1: Cái này + tính chất + chưa/ không?

Hàng hóa + này/ kia/ đó… + bán thế nào? (thế nào ở đây là hỏi về tính chất, chẳng hạn như bán theo quyển/ mớ/ bó/ chiếc).

Hàng hóa + này/ kia/ đó … + là gì?

Hàng hóa + này/ kia/ đó … + có (bán) + tính chất/ đặc điểm + không? Có thể thấy, ngoài việc muốn thăm dò về sự tồn tại của hàng hóa, bằng hành động hỏi ngƣời mua còn muốn hỏi để xác nhận lại tính chất hàng hóa đó nhƣ thế nào nhằm có sự định hƣớng mua bán cho mình. Dù việc hỏi để xác nhận tính chất của hàng hóa không quyết định hoàn toàn Sp1 mua hay không, nhƣng nó lại thỏa mãn phần nào đó tâm lý của ngƣời mua.

Ví dụ: (18)

Sp1: Bác ơi, quýt này lâu chưa?

Sp2: Quýt ngọt, đảm bảo hàng mới đấy.

Sp1: Thế bao nhiêu hả bác? Sp2: Bác lấy mày mƣời tám. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sp1: Gớm, chiều qua cháu mua mƣời lăm mà. Sp2: Tiền nào của ấy, không giảm đâu cháu. Sp1: Thôi mƣời lăm cháu lấy hai cân.

Sp2: Ừ đấy, nhặt đi.

Sp1: Vâng, cho cháu hai cái túi lồng vào cho chắc nhé. Sp2: Ừ đây, chiều thế còn gì.

(Chợ Nghĩa Tân) (19)

Sp1: Chị ơi, cam này có phải cam Trung Quốc không đấy?

Sp2: Không em ạ, nhà chị có bao giờ bán đồ Trung Quốc đâu. Cam ngon đấy, em lấy đi.

Sp1: Bao nhiêu một cân hả chị? Sp2: Hai mƣơi em ạ.

Sp1: Sao đắt thế, đang giữa mùa mà. Chị lấy em mƣời hai thôi.

Sp2: Giữa mùa nhƣng mà cam này ngon mà em. Ngọt lắm. Em trả thế thì chị bị lỗ à? Trả thêm cho chị đi em.

Sp1: Không, mƣời hai thôi. Chị bán nhanh cho em còn đi. Sp2: Ừ, thôi mở hàng cho em.

(Chợ xanh Thanh Xuân) (20)

Sp1: Cô ơi, cái áo này thế nào?

Sp2: Tìm chuẩn hàng đấy. Vải tốt, kiểu dáng hiện đại.

Sp1: Thế bao nhiêu hả cô?

Sp2: Một trăm năm mƣơi nghìn đấy. Sp1: Đẹp nhƣng hơi đắt, cô giảm chút đi.

Sp2: Giảm chút nhé, một trăm hai mƣơi nghìn. Áo hợp với cháu đấy. Sp1: Cháu cũng ƣng rồi, nhƣng một trăm cô nhé.

Sp2: Ừ, thôi, mở hàng chiều cho mày. (Chợ Hôm)

Trong những kiểu hành động hỏi dẫn nhập để giải đáp cho thắc mắc, ngờ vực về tính chất, đặc điểm nào của hàng hóa, bao giờ cũng có hai tham thoại, một tham thoại có tính chất hô gọi và một tham thoại muốn đƣợc xác nhận một đặc điểm, tính chất nào đó của mặt hàng. Tham thoại thứ hai mới là tham thoại chủ hƣớng, có giá trị trong việc tạo lập các bƣớc thoại tiếp theo cho cuộc thoại. Tham thoại này chỉ tới mặt hàng cụ thể đƣợc đƣa ra kèm theo từ hỏi về tính chất nhƣ: quýt – lâu, cam Trung Quốc, áo – thế nào mà ngƣời mua đang nghi ngờ cần xác thực lại. Chính điều này đã chi phối đến lời hồi đáp của ngƣời bán. Hồi đáp lúc này luôn luôn là bác bỏ sự nghi ngờ của khách hàng, xác nhận một cách đảm bảo chắc chắn mặt hàng của mình.

Một phần của tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội (Trang 41)