Khái niệm xưng hô

Một phần của tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội (Trang 70)

5. Bố cục luận văn

3.1.1. Khái niệm xưng hô

Trong “Đại từ điển tiếng Việt” (Nguyễn Nhƣ Ý, 1999), xƣng hô đƣợc lý giải là: “tự xƣng mình và gọi cho ngƣời khác trong giao tiếp hoặc trong thƣ từ”. “Từ điển tiếng Việt” (Hoàng Phê, 2004) định nghĩa xƣng hô là: “tự xƣng

mình và gọi ngƣời khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau”.

Trên cơ sở các quan niệm đã đƣa ra, chúng ta thấy trong giao tiếp “xƣng” là hành động của ngƣời nói dùng một biểu thức ngôn ngữ để đƣa mình vào lời nói nhằm cho ngƣời nghe biết mình đang nói và chịu trách nhiệm về những gì mình đã nói; “hô” là hành động mà ngƣời nói dùng một biểu thức ngôn ngữ với ý nghĩa để đƣa ngƣời nói vào trong lời nói. Có thể hiểu, đặc điểm quan trọng của xƣng hô là đòi hỏi phải có mặt cả ngƣời nói lẫn ngƣời nghe. Chức năng của xƣng hô là chỉ thị ngƣời nói, ngƣời nghe trong đối thoại.

Từ xƣng hô ngoài chức năng thiết lập quan hệ tiếp xúc giữa những ngƣời cùng đối thoại và duy trì cuộc nói chuyện giữa các bên tham gia giao tiếp còn có chức năng biểu lộ tình cảm, thái độ, vị trí của những ngƣời cùng giao tiếp. Mỗi ngƣời khi tham gia giao tiếp muốn sử dụng từ xƣng hô thế nào phải xác định rõ ràng vị trí của mình bởi điều này liên quan đến việc chọn, sử dụng đúng từ xƣng hô. Từ phía ngƣời nói, cặp xƣng hô đƣợc sử dụng biểu hiện vị trí của họ trong quan hệ với ngƣời nghe, đồng thời, ngƣời nghe sẽ nhận biết đƣợc thái độ, tình cảm của ngƣời giao tiếp với mình nhƣ thế nào.

Ví dụ: (40)

Sp1: Bác có áo sơ mi trắng lớp ba mặc ấy.

Sp2: Chờ bác dẫn qua đây. Đây có đủ cỡ xem đi con. Hàng chọn rồi đấy. Năm nay phải thế mới bán được. Xem áo này đi, cỡ tám.

Sp1: Cỡ tám có vừa không bác. Em cháu gầy và cao. Sp2: Vừa, bác lấy chuẩn rồi đấy.

Sp1: Bao nhiêu bác?

Sp1: Năm mƣơi đƣợc không bác? Sp2+: Qua lời đi em

Sp1: Năm lăm chị ạ.

Sp2: Không, sáu mƣơi đấy con ạ. Sp1: Thế thôi ạ (đi)

Sp2+: Em ơi, quay lại lấy này. Sp2: Thế đƣợc tí thôi à?

Sp2+: Thôi mở hàng dây này mà mẹ. (Chợ Hôm)

Cặp xƣng hô bác - con trƣớc tiên thể hiện rõ vị trí của ngƣời bán và ngƣời mua rất rõ ràng: ngƣời bán lớn tuổi hơn ngƣời mua. Hơn nữa, kiểu xƣng hô mang tính chất gia đình, gọi ngƣời mua bằng “con” cho thấy ngƣời bán đang muốn tạo lập khoảng cách thân mật, gần gũi hơn với khách hàng. Điều này chắc chắn sẽ có những hiệu quả nhất định trong suốt quá trình mua bán cũng nhƣ các hành vi mua bán đƣợc thực hiện.

Có thể nói, trong giao tiếp, xƣng hô là cách chỉ thị ngôi nhân xƣng, theo đó chúng ta hoàn toàn quy chiếu đƣợc các nhân vật tham gia vào đó. Nhờ xƣng hô mà ngƣời nói xác lập khung quan hệ với ngƣời nghe cũng nhƣ bộc lộ đƣợc tình cảm, thái độ của bản thân với ngƣời giao tiếp.

Một phần của tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)