Dẫn nhập bằng việc đưa ra những đề nghị

Một phần của tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội (Trang 45)

5. Bố cục luận văn

2.1.2.Dẫn nhập bằng việc đưa ra những đề nghị

Trong trƣờng hợp này, ngƣời mua thƣờng sử dụng hành động đề nghị. Đề nghị là hành động ngôn ngữ tại lời mà ở đó ngƣời nói mong muốn ngƣời nghe hợp tác với mình. Trong lời đề nghị, ngƣời nói mong muốn ngƣời nghe thực hiện hành động hay yêu cầu nào đó mà ngƣời nói cho là cần thiết hay không cần thiết. Hành động đề nghị không chỉ giới hạn một cách khuôn phép, khô cứng là cần có động từ đề nghị. Trong nhiều trƣờng hợp giao tiếp, lời đề nghị có thể có chứa hoặc không chứa từ đề nghị. Đối với các cuộc thoại mua bán, khi muốn ngƣời bán làm cho mình cái gì ngƣời mua dùng hành động đề nghị nhƣng thƣờng là đề nghị không chứa từ đề nghị. Nghĩa là đây không phải là hành động đề nghị tƣờng minh, trực tiếp mà đó là đề nghị gián tiếp, hàm ẩn. Chúng ta buộc phải dựa vào ngữ cảnh để hiểu hành động ấy ngƣời mua muốn ngƣời bán thỏa mãn yêu cầu gì của mình. Hơn thế nữa, dù có ở tƣ thế của ngƣời đƣợc coi trọng và đƣợc quan tâm hơn, nhƣng thƣờng ngƣời

mua không dùng từ đề nghị trong hành động để cuộc thoại không cứng nhắc và quan cách.

Cấu trúc đề nghị dẫn nhập của ngƣời mua đƣợc thể hiện nhƣ sau:

Sp1: ĐTNX ơi + bán/ lấy cho/ cho + Sp1 + (xem) + tên mặt hàng (ấy/ này/ kia/ đó) + tính chất/ đặc điểm + (nhé)!

Sp2: Đưa hàng theo đề nghị.

Ngoài ra, ngƣời mua có thể sử dụng biến thể khác để thực hiện hành động đề nghị khi dẫn nhập của mình bằng biểu thức hỏi - đề nghị:

Sp1: ĐTXN ơi+ cho/ lấy cho+ Sp1 + hàng hóa + được không + (ạ)?

Ví dụ: (21)

Sp1: Cô cho cháu xem hai cái áo kẻ ở ngoài ấy. Sp2: Hàng này bé, bạn cháu không vừa đâu.

Sp1: Không có cỡ to hơn ạ.

Sp2: Có những kiểu khác. Mà cháu lấy màu xanh này này. Sp1: Bạn cháu cao, hơi đen.

Sp2: Thế cái màu xanh này bằng cái cháu trả đấy. Hay lấy màu xám. Sp1: Không ạ, tối lắm.

Sp2: Cô bảo rồi. Lấy cái màu xanh. Sp1: (hỏi bạn): Cũng đƣợc nhỉ? Sp1’: Cũng đƣợc. Hỏi giá đi. Sp1: Bao nhiêu cô?

Sp2: Một trăm năm mƣơi. Hàng đẹp, hơi đắt. Sp1: Một trăm cô nhé.

Sp2: Không có giá ấy đâu. Cô bớt cho năm nghìn đấy. Sp1 lƣợng lự rồi mua hàng.

(22)

Sp1: Cô ơi, cho cháu xem cái áo kia với ạ. Sp2: Hàng đẹp mới về đấy, thử đi cháu.

Sp1: Cái áo này bao nhiêu hả cô? Sp2: Hai trăm.

Sp1: Một trăm cô có bán đƣợc không?

Sp2: Thế thì rẻ quá. Trả thêm đi cháu, đƣợc cô bán cho. Sp1: Cháu chỉ mua đƣợc vậy thôi cô ạ.

Sp2: Trả thêm đôi lời đi cháu. Giá đấy thì cô không đủ giá nhập, cô không bán đƣợc.

Sp1: Vậy cô cất đi cho cháu ạ. Cháu cám ơn cô. (Chợ Đồng Xa)

(23)

Sp1: Chị ơi, cho em xem cái quần bò kiểu này size 26 ạ. Sp2: Ừ, nhưng theo chị em nên thử size 25 thôi là vừa đấy.

Sp1: Vâng. Thế chị lấy cho em thử.

Sp2: Đây, em này. Quần này đúng giá hai trăm mốt em nhé. Sp1: Vâng, em thử nếu đẹp thì em lấy.

(Thử xong)

Sp2: Chị ơi, không bớt đƣợc cho em ạ. Sp1: Không em ơi. Ở đây bán đúng giá. Sp1: Vâng, chị cho em gửi tiền ạ.

(Chợ Ngã Tƣ Sở)

Hành động dẫn nhập đề nghị cũng có biểu thức ngôn ngữ nòng cốt giống nhƣ hành động dẫn nhập hỏi - đề nghị là: Cho/ lấy cho + ĐTNX + động từ (xem) + bổ ngữ nhƣng có một điểm khác để phân biệt chúng. Với hành động hỏi - đề nghị có hai tầng cấu trúc. Một là cấu trúc nòng cốt bên trong (đề

nghị) nhƣ đã dẫn trên để nhận diện hành động và thứ hai là cấu trúc (hỏi) bao trùm tham thoại. Với hành động đề nghị, cấu trúc Cho/ lấy cho + ĐTNX + động từ (xem) + bổ ngữ vừa có là cấu trúc nòng cốt nhƣng đồng thời cũng là cấu trúc bao trùm tham thoại. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ở đây, ngƣời mua sử dụng hành động đề nghị một cách gián tiếp, thể hiện ngƣời mua đã biết cách tận dụng triệt để vị thế của mình. Đứng ở cƣơng vị của ngƣời đƣợc quan tâm, ngƣời mua ý thức mình đã ở vị trí cao hơn so với ngƣời bán, nên việc sử dụng hành động này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, ngƣời mua cũng khéo léo khi sử dụng đề nghị gián tiếp để làm cho cuộc thoại mua bán vẫn giữ đƣợc tính đời thƣờng của nó. Trong các ví dụ đã dẫn, khi ngƣời mua chỉ đến một đối tƣợng hàng cụ thể (áo kẻ ở ngoài, áo kia, quần bò kiểu này size 26) thì đồng thời cũng đề nghị muốn đƣợc xem mặt hàng đó. Các tham thoại có chứa hành động dẫn nhập đã dẫn trên đều thỏa mãn về mặt nghĩa cũng nhƣ các yếu tố ngôn ngữ. Đó là chúng đều chỉ đến mặt hàng cụ thể sẽ là đối tƣợng chính của cuộc mua bán. Tính cụ thể đó đƣợc biểu hiện bằng tên hàng hóa đi kèm với các đại từ xác định nhƣ này, kia hoặc các tính chất, đặc điểm rõ ràng áo kẻ ở ngoài, quần bò kiểu này size 26.

Trong hành vi đề nghị thể hiện sự đề nghị của ngƣời mua, còn có một kiểu hành động đặc trƣng ở các cuộc thoại mua bán những mặt hàng thời trang mà không có ở cuộc thoại khác. Đó là lời đề nghị đƣợc THỬ. Điểm dễ nhận diện của hành vi này là ngoài kết cấu trung tâm của hành động đề nghị nhƣ đã dẫn ở trên thì sự có mặt của động từ THỬ làm nên khác biệt. Chỉ những mặt hàng thời trang (giày dép, quần áo, vòng, nhẫn…..) mới có kiểu hành động đặc biệt nhƣ vậy. Đối với hành động đề nghị “thử”, trên cơ sở quan sát khi thu thập tƣ liệu cùng với phần hội thoại có đƣợc, chúng tôi nhận thấy, khi ngƣời mua đề nghị đƣợc thử hoặc họ đã tự xem rất lâu hoặc ngƣời bán đã chào hàng rất tốt.

Xem xét một cách cụ thể, kết cấu của hành động đề nghị thử đƣợc biểu hiện nhƣ sau:

a. Đề nghị thử bằng câu cảm thán

Sp1: ĐTNX (ơi) + (cho) + tự xưng + thử + mặt hàng (này/ kia/ đó) + nhé/ nhá!

Sp2: Mời thử.

b. Đề nghị thử bằng câu hỏi

Sp1: ĐTNX (ơi) + (có thể) cho + tự xưng + thử + mặt hàng (này/ kia) + từ để hỏi?

Sp2: Đồng ý + mời thử.

Ví dụ: (24)

Sp1: Chị ơi, cho em thử cái áo này nhé! Sp2: Ừ. Em vào trong kia đi.

Sp1: Chị ơi, cái áo này thì bao nhiêu hả chị? Sp2: Một trăm em ạ.

Sp1: Bảy mƣơi thôi chị nhé. Thế không còn màu nào khác hả chị? Sp2: Không còn em ạ. Ừ, thôi mở hàng chiều cho em.

Sp1: Vậy chị cho em cái túi đựng đi. (Chợ Nghĩa Tân)

(25)

Sp2: Xem hàng đi em. Nhiều kiểu mới về ở phía trong đấy.

Sp1: Cho em thử cái áo trắng hồng dài tay kia chị nhé. Sp2: Ừ, thoải mái. Ưng thì lấy cho chị đắt hàng.

Sp1: Vâng, để em thử.

Sp1: Bao nhiêu thế chị? Sp2: Chín mƣơi nghìn em ạ. Sp1: Năm mƣơi chị nhé.

Sp2: Chị không nói thách nhiều thế đâu. Bán thế có chết à? Sp1: Rồi, thế sáu lăm đấy.

Sp2 lƣỡng lự

Sp1: Quá đƣợc rồi chị. Không thì em chịu. Sp2: Thôi đƣợc rồi.

(Chợ Xanh Cầu Giấy) (26)

Sp2: Vào xem áo đi em. Cửa hàng chị có nhiều áo đẹp lắm.

Sp1 (lấy một cái): Em thử cái này được không ạ?

Sp2: Ừ. Em thử đi. Cái áo đó đẹp đấy. Có màu khác nữa đấy.

Sp1: Hình nhƣ nó hơi dài.

Sp2: Không kiểu này nó thế đấy em ạ. Sp1: Bao nhiêu tiền hả chị?

Sp2: Bảy mƣơi em ạ. Sp1: Đắt thế ạ.

Sp2: Thế em mua đƣợc bao nhiêu? Sp1: Năm mƣơi chị nhé. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sp2: Làm gì có giá đấy hả em. Trả thêm cho chị đi. Sp1: Thôi em chỉ trả giá đó thôi.

Sp2: Sáng ngày ra, trả thêm đi em.

Sp1: Không, chị có bán không, em đi đây.

Sp2: Ừ, thôi, mở hàng cho em đấy. Lần sau quay lại mua cho chị nha. (Chợ Hôm – Đức Viên)

Hành động đề nghị “thử” ở đây thực chất đã thể hiện ý định của ngƣời mua về một mặt hàng cụ thể nào đó. Chắc chắn ngƣời mua đã phải khảo sát kỹ về đặc điểm, tính chất hoặc giá cả mặt hàng để quyết định đƣợc “thử” trƣớc khi mua. Hành động dẫn nhập đề nghị “thử” của ngƣời mua thƣờng chỉ gồm một tham thoại. Đó là tham thoại đề nghị đƣợc kiểm tra, kiểm chứng hàng hóa đó xem có hợp với ngƣời mua không. Sở dĩ có điều này vì trên cơ sở thực tế đi thu thập tƣ liệu, chúng tôi nhận rõ, đến bƣớc “thử” hàng nhƣ vậy, nghĩa là ngƣời mua 70% muốn lấy món hàng. Nhu cầu lúc đó của họ là cần đƣợc biết một cách chắc chắn mặt hàng mình thích có hợp không để chuyển sang giai đoạn thƣơng lƣợng, hỏi giá, mặc cả. Hồi đáp của ngƣời bán trong trƣờng hợp này thƣờng có hai kiểu. Với hành động đề nghị thử bằng câu cảm thán, ngƣời bán đáp lại bằng tham thoại đồng ý mời thử. Trong nhiều trƣờng hợp sau khi mời thử ngƣời bán sẽ hƣớng ngƣời mua đến việc mua hàng cho mình. Với đề nghị thử bằng câu hỏi, hồi đáp của ngƣời bán trƣớc tiên là tham thoại đồng ý, sau đó mời thử và có thể là hƣớng sự chú ý của khách đến mặt hàng đó hơn. Chẳng hạn, ở ví dụ (26), đó là: Ừ. Em thử đi. Cái áo đó đẹp đấy. Có màu khác nữa đấy. Rõ ràng là tùy thuộc vào mục đích của hai bên giao tiếp mà họ đã chọn cho mình việc cần sử dụng bao nhiêu tham thoại cho một lƣợt lời sao cho hợp lý.

Một phần của tài liệu Hành động dẫn nhập trong phần mở đầu cuộc thoại mua bán (Trên cứ liệu ghi âm tại các chợ và một số trung tâm mua sắm ở Hà Nội (Trang 45)