Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về con người của từ “lòng”

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 75)

M: Một bộ phận nghĩa của từ sông

O: Một bộ phận nghĩa của từ non

3.3.2. Khả năng tạo nghĩa biểu tượng về con người của từ “lòng”

Trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975, từ lòng có tần suất xuất hiện rất cao và cũng có nhiều nội dung nghĩa biểu tƣợng rất phong phú:

Theo Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê, nghĩa của từ này gồm:

Lòng1: Những bộ phận trong bụng của con vật bị giết thịt, dùng làm thức ăn (nói tổng quát) nhƣ: lòng lợn, cỗ lòng...

Lòng2: Bụng con ngƣời: trẻ mới lọt lòng...

Chính hai nghĩa này là cơ sở để phát triển các nghĩa biểu tƣợng khác nhau của từ lòng, trong đó có nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời theo các phƣơng thức chuyển nghĩa khác nhau.

a) Lòng - sự xúc động, tâm trạng, cảm xúc

tay1

(bộ phận cơ thể)

S1

Khả năng với tới các các điểm có khoảng cách xa

tay5

(khao khát vƣơn xa)

S5

76

Nghĩa biểu tƣợng này thƣờng xuyên và thƣờng trực trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975. Cụ thể, nó đƣợc thể hiện ở các nghĩa sau đây. Đây là nghĩa đƣợc nhắc đến nhiều nhất cả trong ngôn ngữ thơ ca lẫn ngôn ngữ hằng ngày. Theo đó, từ này đƣợc sử dụng với nghĩa biểu tƣợng là thế giới nội tâm của con ngƣời và những diễn biến trong thế giới đó với những buồn vui, yêu thƣơng, thổn thức, lo lắng, đau đớn, tiếc nuối,...

Xa xa nghe tiếng hát Em thấy rộn tronglòng. Sắp đến chỗ người đông Anh bảo em ngoái lại.

(Trần Hữu Thung)

Lòng riêng riêng những bàn hoàn

Lo sao khôi phục giang san tiên rồng.

(Hồ Chí Minh)

Và ăm ắp như lòng người mẹ

Chở tình thương trang trải đêm ngày.

(Hoài Vũ)

b) Lòng - sự thủy chung, son sắt cũng nhƣ những hận thù, căm giận của

con ngƣời

Từ nghĩa biểu tƣợng thứ nhất (sự xúc động, tâm trạng, cảm xúc), nghĩa của từ lòng đã đƣợc đẩy lên một mức cao hơn và rõ nét hơn trong việc biểu tƣợng cho sự thủy chung, son sắt, trƣớc sau nhƣ một cũng nhƣ những hận thù, căm giận trƣớc kẻ thù. Nghĩa biểu tƣợng này xuất hiện khá nhiều trong thơ:

77

Đã ru hát hồn ta thưở bé

Đã thắm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.

(Lê Anh Xuân)

Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng

Tấm lòng son chói sáng nghìn thu

(Tố Hữu)

Lửa chiến tranh nay đã tắt rồi lòng ta vẫn cháy không nguôi Mẹ ơi, dưới đất còn chua xót Những tiếng giày đinh đạp núi đồi.

(Tố Hữu)

c) Lòng - niềm tin sắt son

Niềm tin là mức độ cao nhất của cảm xúc, lúc này, cảm xúc đã đƣợc đúc kết, ăn sâu trong hoạt động của con ngƣời và rất gần với lý trí. Vì thế, có thể nói, biểu tƣợng niềm tin sắt son của từ lòng chính là sự phát triển cao hơn nghĩa biểu tƣợng cảm xúc của từ này.

Qua khảo sát, chúng tôi thấy đƣợc nhiều trƣờng hợp xuất hiện với nghĩa này:

Một ngọn lửa lòng bà luôn ủ sẵn Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng.

(Bằng Việt)

Lũ chúng tôi Bọn người tứ xứ

78

Gặp nhau hồi chưa biết chữ Quen nhau từ buổi “một hai” Súng bắn chưa quen

Quân sự mươi bài

Lòng vẫn cười vui kháng chiến.

(Hồng Nguyên)

d) Lòng - trí tuệ, ý chí kiên định, kiên cường

Chúng ta nhận thấy có một sự phát triển nghĩa tƣơng đối có quy luật của từ lòng nhƣ sau:

79

Đã có một sự vận động theo hƣớng đi từ cảm xúc đến tƣ duy trong phạm trù nghĩa biểu tƣợng của từ lòng. Đây là một sự mở rộng nghĩa tƣơng đối thú vị.

Ý nghĩa chỉ ý chí kiên cƣờng, kiên định xuất hiện tƣơng đối nhiều lần trong thơ ca cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 trong các kết hợp:

bền lòng, vững lòng...

Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam

S4

(trí tuệ, ý chí - đơn thuần tƣ duy) S3

(niềm tin - đỉnh cao của cảm xúc và rất gần với ý chí) S2

(trạng thái, tình cảm - đơn thuần cảm xúc) S1 (bộ phận cơ thể con ngƣời)

80

Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới.

(Việt Phƣơng)

Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lũi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh

Vẫn vững lòng, bà dặn cháu đinh ninh...

(Bằng Việt)

Thấy trăng lên tôi sợ ánh trăng ngời Tôi muốn luyện lòng tôi thành lửa sắt.

(Chế Lan Viên)

Dù khi tắt lửa tối trời

Vững lòng quyết sống không rời Đảng ta.

(Tố Hữu)

Nhƣ vậy, từ lòng đã đi vào thơ ca với rất nhiều nghĩa biểu tƣợng đa dạng nhƣng tựu chung lại các nghĩa này đều đi vào biểu đạt cho những diễn biến về đời sống tinh thần của con ngƣời (bao gồm cảm xúc và tƣ duy); các nghĩa biểu tƣợng đó đƣợc mở rộng, phát triển theo hƣớng đi từ cảm xúc đến tƣ duy. Từ lòng tỏ ra là một đơn vị từ vựng hoạt động rất tích cực trong thơ ca Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975.

Tiểu kết

Nhƣ vậy, qua việc khảo sát các đơn vị từ vựng có chứa nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời, hình tƣợng con ngƣời đã đƣợc phản ánh ở rất nhiều góc cạnh, bình diện khác nhau và trở nên hết sức chân thực. Các từ có khả năng

81

mang nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời đều là các từ chỉ các bộ phận cơ thể con ngƣời: tay, chân, vai, lưng, bụng, dạ, mắt, đầu, lòng, tim (trái tim)... Có thể tổng hợp lại nhƣ sau:

CON NGƢỜI

Hoạt động thể chất (trực quan bên ngoài)

Khả năng lao động tay, chân,

vai, lưng

Sự vất vả, lam lũ vai, lưng,

Miệt mài lao động tay, vai,

chân

Thành quả lao động: tài sản, cơ đồ, sự nghiệp tay

Hoạt động tinh thần (cảm xúc, tƣ duy - diễn biến bên trong)

Cảm xúc, tâm trạng tim (trái tim), lòng, bụng, dạ, mắt Khát vọng, niềm tin tay, lòng, tim (trái tim) Trí tuệ, ý chí đầu, lòng, tim

Nhìn vào bảng trên ta thấy, hình tƣợng về con ngƣời đƣợc thể hiện trong thơ Việt Nam xoay quanh hai dạng hoạt động của con ngƣời: hoạt động thể chất và hoạt động tinh thần (trạng thái, cảm xúc và tƣ duy). Hai mảng nghĩa biểu tƣợng này do các từ vựng tạo nên làm nên trƣờng ngữ nghĩa về con ngƣời. Có thể hình dung điều này theo mô hình sau:

82

Nghĩa biểu tƣợng về hoạt động thể chất, trực quan bên ngoài, có thể nhìn thấy bằng mắt thƣờng do các từ chỉ bộ phận cơ thể bên ngoài của con ngƣời đảm nhiệm: tay, chân, lưng, vai... Và ngƣợc lại, để biểu tƣợng cho diễn biến hoạt động tinh thần bên trong (cảm xúc, tƣ duy) thì các từ chỉ bộ phận cơ thể thuộc nội tạng của con ngƣời tỏ ra có ƣu thế hơn hẳn: tim, lòng, dạ. Bên cạnh hai trƣờng hợp trên còn có trƣờng hợp từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời nằm ở bên ngoài nhƣng vẫn có khả năng biểu tƣợng cho hoạt động tinh thần của con ngƣời nhƣ: đầu, tay. Điều này có đƣợc là do sự liên tƣởng với một phần chức năng nào đó giữa bộ phận này với giá trị tinh thần đó. Ví dụ: đầu có chức năng chứa não - nơi diễn ra các hoạt động tƣ duy, hệ quả là đầu biểu tƣợng cho tƣ duy... Hiện tƣợng này càng làm tăng thêm sự đa dạng và phong phú trong hoạt động của trƣờng ngữ nghĩa về con ngƣời. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi chỉ lựa chọn hai từ điển hình, xuất hiện nhiều nhất và thể hiện rõ nhất, đầy đủ nhất hai nghĩa chỉ hoạt động thể chất của con ngƣời và chỉ hoạt động tinh thần - diễn biến tâm lý, tình cảm, trí

Nghĩa biểu tƣợng về hoạt động thể chất BIỂU TƢỢNG VỀ CON NGƢỜI Nghĩa biểu tƣợng về hoạt động tinh thần Vùng nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời

83

tuệ, đó là: tay lòng. Mỗi từ cũng đại diện cho hai khu vực trên cơ thể con ngƣời: bên ngoài (tay) và bên trong (lòng).

Tựu chung lại, các nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời của các từ có sự chuyển giao nghĩa lẫn nhau ở những mức độ khác nhau. Mỗi từ bộc lộ nhiều nghĩa biểu tƣợng phản ánh nhiều khía cạnh khác nhau về con ngƣời. Tập hợp những nghĩa biểu tƣợng đó làm cho ý niệm về con ngƣời đƣợc mở rộng một cách phong phú, nhiều chiều kích. Nó cho ta thấy đƣợc cách nhìn nhận của các tác giả đối với những hoạt động thể chất và tƣ duy về con ngƣời nói chung. Và vì vậy mà biểu tƣợng về con ngƣời đƣợc hoàn thiện dần. Đồng thời, những nghĩa biểu tƣợng này đã góp phần làm nên hệ thống biểu tƣợng trong thơ ca Việt Nam.

84

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)