Nghĩa biểu tượng về tình cảm của con ngườ

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 61)

M: Một bộ phận nghĩa của từ sông

3.2.2.Nghĩa biểu tượng về tình cảm của con ngườ

O: Một bộ phận nghĩa của từ non

3.2.2.Nghĩa biểu tượng về tình cảm của con ngườ

Nếu nhƣ các từ tay, chân, vai đƣợc coi là lựa chọn tối ƣu và thƣờng xuyên nhất để thể hiện biểu tƣợng về hoạt động của con ngƣời thì các từ lòng,

dạ, ruột, tim, mắt lại tỏ ra có ƣu thế vƣợt trội khi thể hiện tình cảm, cảm xúc,

tâm tƣ của con ngƣời. Có một sự đối lập tƣơng đối rõ về vị trí giữa các bộ phận này trên cơ thể ngƣời. Bộ phận vai, tay, chân là bộ phận bên ngoài của cơ thể ngƣời, có thể nhìn thấy đƣợc nó cùng với những vận động của nó dù là nhỏ nhất, và vì thế các từ tay, chân, vai hoàn toàn đảm nhận đƣợc nghĩa biểu tƣợng về hoạt động của con ngƣời. Ngƣợc lại, tâm tƣ, tình cảm của con ngƣời lại là một phạm trù tƣơng đối trừu tƣợng, thuộc về tinh thần, không thể nắm bắt hoặc định hình đƣợc, do đó, ngƣời ta lựa chọn các bộ phận nằm bên trong cơ thể ngƣời, không nhìn thấy đƣợc để đặt cho nó nghĩa biểu tƣợng cho cảm xúc, tâm lý con ngƣời trong các kết hợp nhất định. Riêng từ mắt thì có phần đặc biệt hơn. Tuy bộ phận mắt thuộc phạm vi mặt của cơ thể con ngƣời, có thể nhìn thấy nhƣng từ mắt vẫn tỏ ra có ƣu thế lớn trong quá trình thể hiện nghĩa biểu tƣợng về đời sống tinh thần của con ngƣời. Sở dĩ nhƣ vậy là do tình cảm của con ngƣời thƣờng phần nào đƣợc bộc lộ trên nét mặt, sắc thái mặt và đôi mắt là điểm tập trung nhất; do đó, từ xa xƣa đôi mắt vẫn đƣợc xem là “cửa sổ tâm hồn” cũng vì lí do này.

Nghĩa biểu tƣợng về tình cảm của con ngƣời đƣợc biểu đạt, thể hiện bằng nhiều nghĩa biểu tƣợng cụ thể khác nhau:

62

a) Biểu tƣợng cho sự xúc động, tâm trạng, cảm xúc -Mắt ta nhớ người, tai ta nhớ tiếng.

- Ở đâu chưa đi thì lòng sẽ đến

Lúc trở về lòng ngậm những cành thơ.

(Chế Lan Viên)

- Đất nước ơi! Yêu từ những ruộng vườn Nhớ rất nhiều, ôi lòng ta nhớ quá.

(Thi Hoàng)

- Cùng nỗi đau chia cắt Bắc Nam Cùng có chung tên gọi Việt Nam Mang vết thương chảy máu ngoài tim.

(Trần Vàng Sao)

- Càng thương càng nóng ruột

Mong trời sáng mau mau.

(Minh Huệ)

Các từ mắt, lòng, tim, ruột vốn là những danh từ chỉ bộ phận sinh lí của cơ thể con ngƣời nhƣng đã đƣợc đặt trong sự kết hợp với những từ chỉ cảm giác, tâm lí nhƣ: nhớ, mong, ngậm để tạo thành cấu trúc: mắt nhớ, lòng

nhớ, lòng ngậm, ruột mong. Ở đây, thông qua cách sử dụng ngôn từ, các từ

đƣơng nhiên đƣợc cấp tƣ cách nhƣ một con ngƣời với đầy đủ trạng thái cảm xúc của con ngƣời. Hay nói cách khác, nghĩa của những từ ấy đã đƣợc “cấp” thêm một nghĩa mới thuộc tầng nghĩa biểu trƣng chỉ cảm xúc, tâm trạng của con ngƣời.

63

- Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.

(Chế Lan Viên)

- Tiến bước theo mưa dồn Trong lòng nghe máu rộn.

(Khƣơng Hữu Dụng)

- Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng miền Nam.

(Tế Hanh)

Những động từ thèm, rộn, thầm nhắc là những động từ thể hiện khát vọng, mong muốn, bị thúc giục của riêng con ngƣời. Thế nhƣng lại nằm trong khung kết hợp mắt thèm, lòng rộn, trái tim thầm nhắc. Điều này một lần nữa khẳng định sự tồn tại của nghĩa biểu tƣợng về khao khát, mong muốn của con ngƣời của các từ này.

c) Biểu tƣợng cho phạm vi tâm lý, tình cảm nói chung

Ngoài ra, trong phạm vi nghĩa biểu tƣợng về tình cảm của con ngƣời, ngoài nghĩa chỉ tâm trạng, cảm xúc, mong muốn, khát vọng, con ngƣời còn đƣợc hiện lên trong phạm vi tâm lý, tình cảm nói chung:

- Cầm lòng bán cái vàng đi

Để mua những cái nhiều khi không vàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguyễn Duy) - Hoa sim nở đỏ chói

Soi bóng xuống lòng em.

Nếu hùm về, suối em thành thác

64

Quyết chẳng chịu đaulòng.

(Cầm Giang)

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 61)