Nhận xét chung về khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời của các đơn vị từ vựng

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 57)

M: Một bộ phận nghĩa của từ sông

O: Một bộ phận nghĩa của từ non

3.1. Nhận xét chung về khả năng tạo nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời của các đơn vị từ vựng

của các đơn vị từ vựng

Qua quá trình khảo sát một số bài thơ Việt Nam tiêu biểu giai đoạn 1930 - 1975, chúng tôi nhận thấy có không ít đơn vị từ vựng bộc lộ nội dung nghĩa về con ngƣời bằng kiểu nghĩa biểu tƣợng của nó. Đó hầu hết là các đơn vị chỉ một bộ phận nhất định nào đó của con ngƣời khi tồn tại độc lập. Nó chỉ có thể biểu đạt đƣợc nội dung về con ngƣời trong các văn cảnh hoạt động nhất định với những kết hợp cụ thể nào đó, làm nên phép ẩn dụ hoặc hoán dụ nghệ thuật trong văn học. Chính các nghĩa biểu tƣợng này là nhân tố quyết định khả năng tham gia trƣờng ngữ nghĩa - từ vựng về con ngƣời của các từ này.

Hầu hết các từ có khả năng bộc lộ nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời mà chúng tôi khảo sát đƣợc đều là những từ thuộc trƣờng từ vựng chỉ bộ phận cơ thể ngƣời nhƣ: tay, chân, vai, mắt, đầu, tim, lòng, bụng - dạ... Trong những kết hợp thông thƣờng hoặc tồn tại độc lập, các từ này hầu hết đều là những từ định danh. Tuy nhiên, khi trở thành chất liệu xây dựng tác phẩm văn học nghệ thuật thì nghĩa của chúng đƣợc biến hóa linh hoạt trong các kết hợp đặc biệt, biểu đạt một hoặc nhiều biểu tƣợng văn học khác nhau, trong đó có nghĩa biểu tƣợng về con ngƣời.

Việc các từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời có khả năng sản sinh ra nghĩa biểu tƣởng về con ngƣời là một điều tƣơng đối dễ hiểu và có thể giải thích nhƣ sau: Hệ thống ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời cũng nhƣ các lớp từ vựng khác đều có sự chuyển nghĩa theo hai quy luật chung: ẩn dụhoán dụ. Theo tác giả Nguyễn Đức Tồn với công trình Tìm hiểu đặc

58

trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy ở người Việt (trong sự so sánh với các dân tộc khác) thì trƣờng từ vựng chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời bộc lộ khuynh hƣớng ƣa dùng cách chuyển nghĩa ẩn dụ các tên gọi hơn hoán dụ [25, tr.272-280].

Việc tìm hiểu, khám phá nghĩa biểu tƣợng một lần nữa khẳng định vai trò thiết thực của thơ ca trong việc tạo nên những nghĩa mới cho ngôn ngữ, để ngôn ngữ ngày càng đáp ứng tốt hơn nữa vai trò là “công cụ tƣ duy, phƣơng tiện giao tiếp quan trọng nhất của con ngƣời” trên số lƣợng vỏ âm thanh không thay đổi.

Rõ ràng là bộ phận cơ thể con ngƣời là những thành tố gắn bó trực tiếp, chặt chẽ nhất, không thể tách rời của con ngƣời. Vì thế, các từ chỉ bộ phận cơ thể con ngƣời sẵn sàng hoặc là theo phƣơng thức này hoặc theo phƣơng thức khác sẽ chuyển nghĩa để đại diện cho hoạt động, cảm xúc, lý trí của con ngƣời, phản ánh và biểu đạt về con ngƣời theo nhiều chiều kích khác nhau rất đa dạng, phong phú.

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)