Các cách quan niệm và hướng khai thác của luận văn

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 27)

Có thể nói, hiện tƣợng đồng nghĩa từ vựng là một hiện tƣợng hết sức phổ biến trong ngôn ngữ. Hiện tượng này quy tụ các đơn vị từ vựng có chung một nội dung nghĩa nào đó. Tuy nhiên, cách quan niệm “nghĩa” và dung lƣợng nghĩa giống nhau hoặc gần nhau giữa các đơn vị từ vựng đƣợc coi là đồng nghĩa là gì thì còn nhiều cách kiến giải khác nhau.

Có ngƣời cho rằng, các đơn vị từ vựng là đồng nghĩa khi có nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật) giống nhau. Nói cách khác, đồng nghĩa là những tên gọi khác nhau của cùng một sự vật, hiện tƣợng của thực tế khách quan. Theo đó, sự thống nhất trong loạt đồng nghĩa chủ yếu là chức năng gọi tên. Quan niệm

28

này tuy dễ dàng áp dụng vào trong trƣờng học nhƣng lại tỏ ra lúng túng khi gặp các trƣờng hợp các từ biểu hiện những khái niệm không cụ thể, không thể tri giác đƣợc. Cách này thiên nhiều về màu sắc tu từ học với đặc trƣng nghiên cứu tất cả các phƣơng tiện diễn đạt đồng nghĩa. Trong Việt ngữ học, tác giả Nguyễn Văn Tu là ngƣời tiêu biểu cho quan niệm này với cuốn sách Từ vựng học tiếng Việt hiện đại.

Có ngƣời quan niệm, trong hệ thống ngôn ngữ, nói đến hiện tƣợng đồng nghĩa là nói đến sự giống nhau của các nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm). Với hƣớng này, các nhà ngôn ngữ coi “từ đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa nhƣng khác nhau về âm thanh, biểu thị các sắc thái của một khái niệm (P.A. Budagov, Dẫn luận khoa học ngôn ngữ) [dẫn theo 9, tr.192]. Theo đó, đồng nghĩa thực chất là hiện tƣợng có mức độ khác nhau, về mặt nào đó, loạt từ ngữ tồn tại những nét nghĩa chung nào đó. Chính vì thế mà một từ đa nghĩa nào đó có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau: ở nhóm này thì nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác khác thì nó lại tham gia với nghĩa khác [5, tr.198]. Quan niệm này đƣợc tác giả Nguyễn Thiện Giáp đồng tình ủng hộ.

Lại có tác giả coi từ đồng nghĩa là hiện tƣợng xảy ra khi hai hoặc nhiều đơn vị có thể thay thế nhau trong cùng một ngữ cảnh mà không làm thay đổi về cơ bản nội dung của ngữ cảnh đó. Cách này chú ý đến mặt hình thức nhƣng lại mắc phải những hạn chế nhất định nhƣ: không phải mọi từ đều có thể thay thế cho nhau trong cùng một ngữ cảnh, có khi các từ có thể thay thế cho nhau nhƣng chƣa chắc chúng đã đồng nghĩa với nhau.

Tác giả Nguyễn Đức Tồn trong cuốn sách Từ đồng nghĩa tiếng Việt lại coi sự giống nhau, gần nhau của các đơn vị đƣợc coi là đồng nghĩa là cả ý nghĩa biểu niệm và biểu vật. Theo ông, “không thể hoặc chỉ chú ý đến sự vật mà từ biểu thị, hoặc chỉ chú ý đến khái niệm mà từ biểu hiện, mà cần phải lƣu

29

ý đến cả hai thành tố chính đó trong nội dung lôgíc - sự vật tính của nghĩa từ. Ngoài ra, còn phải chú ý đến cả các thành tố phụ khác nhƣ sắc thái biểu cảm, phong cách, phạm vi sử dụng của từ nữa. Bởi vì nghĩa của từ bao hàm tất cả các thành tố khác. Do vậy, loại quan điểm dựa vào sự vật và khái niệm mà từ biểu thị để định nghĩa từ đồng nghĩa là đầy đủ, chính xác hơn” [25, tr.95]. Cách này tuy dựng nên đƣợc một khung tiêu chí khá đa dạng và toàn diện nhƣng dƣờng nhƣ nó tỏ ra quá cồng kềnh và tính thực tiễn chƣa cao khi xác định từ đồng nghĩa.

Hiện nay, trong nghiên cứu Việt ngữ, có một quan niệm đƣợc nhiều ngƣời chấp nhận là quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu trong công trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt. Quan niệm chủ đạo của ông là “không thể chỉ dựa vào ý nghĩa hay ngôn cảnh tách rời: phải sử dụng hai tiêu chí, song chủ yếu vẫn là tiêu chí ý nghĩa”. Theo ông, đồng nghĩa là quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ trong toàn bộ từ vựng. “Đó là quan hệ giữa các từ ít nhất có chung một nét nghĩa… quan hệ đồng nghĩa bắt đầu xuất hiện khi có một nét nghĩa đồng nhất giữa các từ” [1, tr.198]. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định hiện tƣợng đồng nghĩa chỉ xuất hiện trong từng trƣờng nghĩa một, một từ có thể thuộc nhiều trƣờng nghĩa khác nhau vì một số từ có nhiều nghĩa. Đồng thời, ông còn cho rằng, hiện tƣợng đồng nghĩa là hiện tƣợng có nhiều mức độ tùy theo số lƣợng các nét nghĩa chung trong các từ. Mức độ đồng nghĩa thấp nhất là khi các từ chỉ có một nét nghĩa chung, mức độ đồng nghĩa cao nhất là khi tất cả các nét nghĩa hoặc đại bộ phận các nét nghĩa trùng nhau.

Chúng tôi ủng hộ cách quan niệm này của Đỗ Hữu Châu về hiện tƣợng đồng nghĩa từ vựng và chấp nhận lựa chọn quan niệm này khi đi sâu nghiên cứu, phân tích, tìm hiểu nghĩa biểu tƣợng của từ trong thơ Việt Nam 1930 - 1975. Cách quan niệm này giúp chúng tôi khai thác đƣợc tối đa nhất số lƣợng

30

các từ cùng tham gia thể hiện một biểu tƣợng nhất định nào đó mà các cách khác không thể bao quát hết đƣợc.

Một phần của tài liệu Khảo sát tầng nghĩa biểu trưng trên ngữ liệu thơ Việt Nam giai đoạn 1930 - 1975 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)