Phương thức dịch thuật ngữ du lịc hở cấp độ trên từ giữa tiếng Anh

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 86)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.4.4.Phương thức dịch thuật ngữ du lịc hở cấp độ trên từ giữa tiếng Anh

Anh và tiếng Việt.

a/ Dịch chuyển đổi

Dịch chuyển đổi là một phƣơng thức dịch rất quan trọng trong quá trình dịch thuật ngữ du lịch. Theo phƣơng pháp này trong quá trình dịch có sự thay đổi về ngữ pháp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích, có thể có sự thay đổi từ từ loại này sang từ loại kia, từ kết cấu ngữ pháp này sang kết cấu ngữ pháp khác mà không làm thay đổi về nghĩa.

a.1) Dịch các thuật ngữ thuật ngữ có liên quan đến việc thay đổi trật tự từ tự động từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

Đây là loại chuyển đổi đòi hỏi có sự thay đổi của tính từ hoặc các thành phần phụ tố khác do có sự khác nhau về trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt trong các thuật ngữ là danh từ ghép hoặc là các cụm danh từ cố định. Sở dĩ có sự khác nhau đó là trong tiếng Anh thành tố phụ thƣờng đứng trƣớc thành tố chính, tiếng Việt ngƣợc lại, thành tố chính đứng trƣớc thành tố phụ.

Ví dụ:

Tiếng Anh Tiếng Việt

+) Danh+ danh Danh + danh (classifier (noun) + noun) (noun+ classifier)

adventure tourism du lịch mạo hiểm

(mạo hiểm)(du lịch)

night club hộp đêm/ câu lạc bộ đêm (đêm) ( câu lạc bộ)

hospitality industry ngành kinh doanh khách sạn (hiếu khách) (ngành công nghiệp)

+) Tính từ + danh từ

domestic tourism du lịch nội địa

(Nội địa) ( du lịch)

cultural tourism du lịch văn hoá (văn hoá) (du lịch)

luxury hotel khách sạn sang trọng (sang trọng)( khách sạn)

+) Danh động từ + danh từ

booking procedure quy trình đặt phòng (đặt phòng)( quy trình)

+) Danh + danh + danh

boom reservation form Phiếu đặt phòng (phòng)( đặt) ( phòng)

tourism development plan kế hoạch phát triển du lịch (du lịch)( sự phát triển)(kế hoạch)

Tóm lại, thủ pháp này đòi hỏi dịch giả nhận ra sự phân chia giữa các thành tố trong từ ghép hoặc cụm từ, sau đó thay đổi vị trí của các thành tố từ trật tự từ tiếng Anh sang trật tự từ tƣơng ứng trong tiếng Việt.

a.2) Các thuật ngữ được chuyển dịch bằng cách thay đổi cấu trúc ngữ pháp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích.

Cách chuyển dịch này liên quan đến việc thay thế khoảng cách từ vựng bằng cấu trúc ngữ pháp. Để đảm bảo thông tin của thông điệp đƣợc chuyển dịch, chúng ta cần phải thay đổi cấu trúc ngữ pháp trong các văn bản nguồn. Một mệnh đề trong ngôn ngữ nguồn có thể thay thế bằng một cụm từ hoặc một từ trong ngôn ngữ đích và ngƣợc lại.

tính chính xác của thuật ngữ, những thuật ngữ này tƣơng ứng với một mệnh đề hoặc một câu.

Ví dụ:

+) Nhóm thuật ngữ có cấu tạo gồm một phân từ quá khứ và một danh từ. Khi dịch nhóm thuật ngữ này, trƣớc hết ngƣời dịch phải chú ý đến dạng phái sinh của từ từ động từ có hậu tố ed (phân từ quá khứ), đi kèm với nó là một danh từ trung. Phân từ quá khứ có chức năng nhƣ tính từ bổ nghĩa cho danh từ trung tâm. Thuật ngữ có cấu tạo nhƣ vậy trong tiếng Anh thƣờng tƣơng ứng với một mệnh đề trong tiếng Việt. Bƣớc tiếp theo chúng ta sắp xếp từ tƣơng ứng với trật tự logic trong tiếng Việt. Thành tố đầu tiên- phân từ quá khứ bổ nghĩa cho danh từ trong tiếng Anh trở thành thành tố thứ hai trong tiếng Việt, trong khi đó thành tố thứ hai- danh từ trung tâm trở thành thành tố thứ nhất trong tiếng Việt.

Ví dụ:

occupied room phòng đã đƣợc bán Ptqk Dt CN VN

advertised tour chuyến du lịch có quảng cáo Ptqk Dt CN VN accompanied baggage hành lý đƣợc mang theo Ptqk Dt CN VN

discovered grotto hang động đƣợc khám phá Ptqk Dt CN VN

+) Nhóm thuật ngữ có cấu tạo gồm danh từ + phân từ quá khứ + danh từ Ví dụ:

transportation- oriented tourim du lịch định hƣớng giao thông Dt Ptqk Dt CN VN

vacuum- dried meat thịt sấy chân không Dt Ptqk Dt CN VN

+) Nhóm thuật ngữ có cấu tạo gồm có một phân từ hiện tại + danh từ

Ví dụ:

cooling room phòng làm lạnh Ptht Dt CN VN

rooming house nhà có phòng cho thuê Ptht Dt CN VN

+) Nhóm thuật ngữ có cấu tạo gồm một danh từ + phân từ hiện tại + danh từ

Ví dụ:

steam- using equipment thiết bị sử dụng hơi nƣớc Dt ptht Dt CN VN

cane- growing region vùng trồng mía

Dt ptht Dt CN VN

cloth- drying room phòng sấy vải Dt ptht Dt CN VN

+ Nhóm thuật ngữ có cấu tạo gồm hai hoặc ba danh từ

bookstore tourism chuyến đi thăm quan các cửa hàng sách Dt Dt CN VN

poverty tourism du lịch đến những nơi đang chịu cảnh nghèo đói Dt Dt CN VN

disaster tourism chuyến đi đến những nơi đã từng xảy ra những thảm hoạ Dt Dt CN VN

music and dance tourism chuyến du lịch tập trung vào các hoạt động văn hoá chủ yếu trong lĩch vực âm nhạc và vũ điệu

pit stop tạm dừng để xả hơi

sponge bag túi đựng đồ cá nhân khi đi du lịch/ túi du lịch

bedroom suite dãy phòng có buồng ngủ riêng

b) Chuyển dịch các thuật ngữ bằng thủ pháp dịch miêu tả/ chức năng

Đây là nhóm thuật ngữ không có từ tƣơng ứng trong tiếng Việt. Khi dịch nhóm thuật ngữ này từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng ta phải đề cập tới chức năng của chúng.

twin room phòng đôi có hai giƣờng đơn family room phòng dành cho gia đình

arrival lounge phòng nghỉ dành cho khách đến

c) Dịch thay thế toàn bộ

Chúng ta dùng thủ pháp dịch này khi những khái niệm có trong thuật ngữ của ngôn ngữ nguồn chƣa đƣợc từ vựng hoá trong ngôn ngữ đích. Những thuật ngữ này chỉ rõ nét đặc trƣng của một hệ thống khác, một nền văn hoá khác. Ngƣời dịch giải thích thuật ngữ bằng nhiều từ không liên quan, chỉ dịch ý chứ không dịch từ. Nói cách khác, những thuật ngữ là từ đơn, từ ghép trong ngôn ngữ nguồn tƣơng ứng với một cụm từ, một mệnh đề, một câu thậm chí một vài câu.

Ví dụ

full board tiền phòng gồm tất cả các bữa ăn

half board tiền phòng gồm ba bữa ăn

European plan tiền phòng không bao gồm các bữa ăn continental plan tiền phòng bao gồm bữa sáng

demi- pension tiền phòng bao gồm một bữa ăn tối modifier American plan tiền phòng bao gồm bữa ăn sáng và một

bữa ăn khác.

d) Nhóm thuật ngữ được chuyển dịch bằng thủ pháp tương đương văn hoá

Có một số thuật ngữ chúng ta phải sử dụng thủ pháp dịch thay tƣơng đƣơng văn hoá. Thủ pháp này đòi hỏi ngƣời dịch phải lựa chọn giữa sự chính xác hay sự tự nhiên trong các văn bản dịch những từ mang tính văn hóa đặc thù.

Ví dụ:

window curtain màn gió cửa sổ màn

hard wine rƣợu mạnh cứng rƣợu

strong tea chè đặc khoẻ chè

e) Cách chuyển dịch nhóm thuật ngữ có cấu tạo danh từ + of + danh từ

Nhóm thuật ngữ này bao gồm một danh từ kết hợp với giới từ of và một danh từ khác. Để chuyển dịch nhóm thuật ngữ này sang tiếng Việt, chúng ta có thể áp dụng phƣơng pháp dịch nguyên văn hoặc thay đổi trật tự từ tự động (sao phỏng cấu trúc). Điều cần chú ý ở đây giới từ of tƣơng đƣơng với hƣ từ của trong tiếng Việt có thể đƣợc dịch hoặc lƣợc bỏ để đảm bảo tính tự nhiên trong tiếng Viêt.

Ví dụ:

types of hotel rooms các loại của phòng khách sạn back of the house phần sau của nhà

percentage of overstays số phần trăm của khách ở thêm ngày percentage of understays số phần trăm của khách trả phòng trƣớc

Những thuật ngữ trên đƣợc chuyển dịch sang tiếng Việt không sai, nhƣng không phù hợp với cách nói của ngƣời Việt. Vì lý do này nên khi dịch chúng ta lƣợc bỏ từ của

types of hotel rooms các loại phòng khách sạn back of the house phần sau nhà/ hậu sảnh

percentage of overstays số phần trăm khách ở thêm ngày

percentage of understays số phần trăm khách trả phòng trƣớc thời hạn Tuy nhiên, có những thuật ngữ khi chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt ngƣời dịch vẫn dịch từ of.

Ví dụ:

service quality of a restaunt chất lƣợng dịch vụ của nhà hàng

importance of a reservation system tầm quan trọng của hệ thống đặt phòng

Advantages of the sea thế mạnh của biển

TIỂU KẾT

Việc chuyển dịch thuật ngữ du lịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt hiện nay gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình chuyển dịch thuật ngữ du lịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, chúng tôi đã nhận thấy một số vấn đề nẩy sinh đó là những từ cũ có nghĩa mới, những từ phái sinh, sự khác nhau về dạng thức, các khái niệm mang tính đặc thù văn hoá, những khái niệm có trong ngôn ngữ nguồn nhƣng chƣa đƣợc từ vựng hoá trong ngôn ngữ đích, sự khác nhau về cấu trúc ngữ pháp của cụm từ. Để đạt đƣợc mục đích của việc chuyển dịch thuật ngữ là phải mang tính chính xác, tính hệ thống và tính quốc tế, chƣơng 3 của luận văn, chúng tôi đã trình bày một số thủ pháp chuyển dịch đang đƣợc sử dụng trong chuyển dịch các văn bản của chuyên ngành du lịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Các thủ pháp dịch sao phỏng, vay mƣợn nguyên dạng, phiên

âm, chuyển tự, thủ pháp tƣơng đƣơng văn hoá, dịch chuyển đổi,dịch thay thế toàn bộ là những thủ pháp thông dụng nhất trong chuyên ngành du lịch.

Thủ pháp vay mƣợn nguyên dạng đƣợc sử dụng khi các thuật ngữ là những khái niệm mang tính dặc thù văn hoá, những khái niệm của ngôn ngữ nguồn chƣa có từ vựng tƣơng ứng trong ngôn ngữ đích. Thủ pháp vay mƣợn ở đây có thể là vay mƣợn nguyên dạng hoặc phiên âm, chuyển tự, hoặc vay mƣợn có kèm theo giải thích.

Thủ pháp dịch miêu tả/ chức năng đƣợc sử dụng khi các thuật ngữ không có từ đƣơng đƣơng trong ngôn ngữ đích.

Thủ pháp dịch thay thế bằng những khái niệm văn hoá đƣợc sử dụng khi các dịch giả phải lựa chọn giữa sự chính xác và sự tự nhiên khi dịch các cụm từ mang tính văn hoá đặc thù.

Thủ pháp thêm từ đƣợc sử dụng khi dịch các thuật ngữ là những từ phái sinh. Thủ pháp thay đổi trật tự từ đƣợc áp dụng do có sự khác nhau về cấu trúc giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

Thủ pháp dịch thay thế từ bằng một mệnh đề đƣợc sử dụng khi chuyển dịch những thuật ngữ tiếng Anh có một thành tố là phân từ hiện tại hoặc phân từ quá khứ.

Dƣới ánh sáng của lý thuyết dịch, quy trình chuyển dịch cũng nhƣ việc chuyển dịch không tƣơng đƣơng ở cấp độ từ và trên từ, chúng tôi đã nhận ra một số vấn đề nảy sinh trong quá trình chuyển dịch. Để tìm ra chiến thuật dịch thích hợp cho mỗi một vấn đề, trƣớc hết ngƣời dịch phải phân tích cấu trúc ngữ pháp của thuật ngữ cũng nhƣ mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố của thuật ngữ .

Mục đích của việc chuyển dịch là làm sao chuyển dịch nghĩa của thuật ngữ ở ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích một cách tự nhiên, chính xác nhất. Để đạt đƣợc mục đích đó, ngƣời dịch phải hiểu chính xác thuật ngữ, từ

Sau đây là một số chiến lƣợc dịch;

Đối với những thuật ngữ có từ tƣơng đƣơng, dịch giả cần tìm ra tƣơng đƣơng gần nhất trong ngôn ngữ đích cho những khái niệm trong ngôn ngữ nguồn. Đối với thuật ngữ là từ phái sinh khi chuyển dịch sang tiếng Việt chúng ta cần phải thêm từ tƣơng đƣơng với dạng phái sinh trong tiếng Anh.

Đối với những thuật ngữ không có tƣơng ứng từ vựng trong tiếng Việt, chúng ta sử dụng phƣơng pháp dịch vay mƣợn nguyên dạng hoặc vay mƣợn nguyên dạng có giả thích, phiên âm, chuyển tự.

Đối với các thuật ngữ là từ ghép hoặc cụm từ, việc phân loại từ theo từ loại và ngữ nghĩa là rất quan trọng trong việc lựa chọn những từ tƣơng ứng khi chuyển dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Việt.Trong quá trình chuyển dịch, thủ pháp dịch chuyển đổi đƣợc áp dụng nhiều nhất.Chúng ta cần chú ý đến việc chuyển đổi trật tự từ từ tiếng Anh sang tiếng Việt do có sự khác nhau về cấu trúc ngữ pháp giữa hai ngôn ngữ; bên cạch đó, chúng ta có thể áp dụng thủ pháp thêm từ, dịch miêu tả, chuyển đổi dạng thức của từ, thay thế từ bằng mệnh đề, thay thế bằng tổ hợp từ mang đặc trƣng văn hoá.

Mỗi thủ pháp dịch đều có những ƣu điểm và nhƣợc điểm. Trong quá trình chuyển dịch, chúng ta phải phân tích văn bản thật kỹ, hiểu chính xác thuật ngữ để lựa chọn những phƣơng pháp dịch thích hợp nhất.

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn, mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trƣờng ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Quan hệ giao lƣu du lịch giữa Việt Nam và các nƣớc trên thế giới ngày càng phát triển. Nhu cầu học tiếng Anh nói chung, việc sử dụng thuật ngữ du lịch- khách sạn ngày càng trở nên cần thiết. Hơn thế nữa, thuật ngữ du lịch- khách sạn trong tiếng Việt vẫn chƣa đƣợc chuẩn hoá, chƣa đảm bảo tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế. Điều đó gây không ít khó khăn trong việc trao đổi, ký kết hợp đồng trong quan hệ du lịch giữa Việt Nam với các nƣớc trên thế giới. Từ những đặc điểm trên, luận văn đã chọn hệ thuật ngữ du lịch – khách sạn làm đối tƣợng nghiên cứu với đề tài:“Bƣớc đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh- Việt”

Mục đích của luận văn là khảo sát, nghiên cứu, phân tích đặc điểm cấu tạo của hệ thuật ngữ du lịch cả về hình thức và nội dung. Từ đó đƣa ra một số đề xuất về việc chuyển dịch cũng nhƣ cách thức sử dụng nó.

Đây là luận văn đầu tiên nghiên cứu, khảo sát, chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch- khách sạn từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Ở luận văn này, chúng tôi trình bày một số vấn đề liên quan đến ngôn ngữ chuyên ngành du lịch nhƣ phân tích đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ du lịch tiếng Anh, đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ du lịch tiếng Anh với mô hình cấu tạo thuật ngữ du lịch tiếng Việt và một phƣơng thức chuyển dịch thuật ngữ du lịch khách sạn từ tiếng Anh sang tiếng Việt.

1. Để phân tích đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của thuật ngữ du lịch tiếng Anh, chúng tôi bắt đầu từ việc điểm qua các lý thuyết về thuật ngữ nói chung

ngôn ngữ thế giới và Việt Nam. Dựa trên cơ sở lý luận chung luận văn đã nêu lên định nghĩa về thuật ngữ du lịch. Thuật ngữ du lịch trong luận văn này đƣợc hiểu là những từ và cụm từ cố định gọi tên các khái niệm, đối tƣợng đƣợc dùng trong ngành du lịch nhƣ quản trị kinh doanh khách sạn, vận chuyển du lịch, lƣu trú, ăn uống, các hoạt động giải trí….

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng pháp phân tích ngôn ngữ học, phƣơng pháp thống kê, phân tích, đối chiếu từ vựng để tiếp cận hệ thuật ngữ về mặt đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của thuật ngữ du lịch tiếng Anh cũng nhƣ các phƣơng thức chuyển dịch hệ thuật ngữ này sang tiếng Việt. Qua đó, ta thấy đƣợc số lƣợng thuật ngữ Du lịch trong tiếng Việt chủ yếu đƣợc hình thành nhờ con đƣờng vay mƣợn tiếng nƣớc ngoài thông qua các hình thức: vay mƣợn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, sao phỏng và dịch ý.

Từ kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về thuật ngữ Du lịch Anh – Việt mà từ trƣớc đến nay chƣa đƣợc chú ý nghiên cứu nhiều. 2. Qua khảo sát, chúng tôi thấy thuật ngữ Du lịch Anh có thể là từ đơn, từ ghép hoặc cụm từ, đƣợc hình thành theo nhiều phƣơng thức khác nhau. Các thuật ngữ du lịch Anh đƣợc hình thành theo phƣơng thức phái sinh, ghép, rút gọn, vay mƣợn. Số lƣợng thuật ngữ là từ vay mƣợn chiếm một tỷ lệ rất

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 86)