Dịch không có tương đương

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 74)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.2.3.Dịch không có tương đương

Khi một thuật ngữ tiếng Anh đƣợc dịch sang tiếng Việt hoặc từ tiếng Việt dịch sang tiếng Anh, điều cần thiết là các dịch giả cần phải xem xét liệu thuật ngữ đó có từ tƣơng đƣơng không và nó có thoả mãn tiêu chí của thuật ngữ không. Nếu không có từ tƣơng đƣơng thì ngƣời dịch phải làm gì?. Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề không có tƣơng đƣơng ở cấp độ từ và trên từ cũng nhƣ các chiến lƣợc có thể đƣợc áp dụng để giải quyết vấn đề này dựa trên quan điểm của Barker để chuyển dịch thuật ngữ du lịch.

Barker chỉ ra rằng có những từ trong ngôn ngữ nguồn không có tƣơng đƣơng trực tiếp trong ngôn ngữ đích đƣợc gọi là không tƣơng đƣơng.

Sự khác nhau giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích là điều không thể tránh khỏi. Điều này dẫn tới sự thay đổi nghĩa đƣợc chuyển dịch từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích. Ngƣời dịch có nhiệm vụ phân tích và làm cho nghĩa đƣợc chuyển dịch dễ hiểu và đảm bảo tính chính xác.

Theo Barker không tƣơng đƣơng dịch thuật xuất hiện trong các tình huống cụ thể sau:

* Những khái niệm mang tính văn hoá đặc thù.

* Những khái niệm trong ngôn ngữ nguồn không đƣợc từ vựng hoá (không có từ) trong ngôn ngữ đích.

* Ngôn ngữ đích thiếu các thuật ngữ. * Sự khác nhau về các ngữ cảnh kết hợp. * Sự khác nhau về ý nghĩa thể hiện. * Sự khác nhau về dạng thức.

* Sự khác nhau về tần suất và mục đích của việc sử dụng các dạng cụ thể. * Việc sử dụng các từ vay mƣợn trong các văn bản của ngôn ngữ nguồn.

Dƣới đây là một vài các ngữ cảnh không tƣơng đƣơng thƣờng gặp trong khi chuyển dịch các thuật ngữ du lịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt và ngƣợc lại từ tiếng Việt sang tiếng Anh.

a) Các khái niệm mang tính văn hoá đặc thù

Từ trong ngôn ngữ nguồn diễn đạt khái niệm hoàn toàn không đƣợc biết đến trong ngôn ngữ đích. Khái niệm này vừa mang tính trừu tƣợng vừa mang tính cụ thể có liên quan đến tôn giáo, phong tục tập quán, tên gọi các món ăn…Những khái niệm nhƣ vậy đƣợc coi là những khái niệm mang tính đặc thù văn hoá.

Ví dụ tên một loại món ăn của tiếng Anh pizza không thể chuyển dịch sang tiếng Việt đƣợc mà phải giữ nguyên dạng. Hay món nem trong tiếng Việt thƣờng đƣợc dịch spring roll, nhƣng từ này không phản ánh đƣợc cách thức mà ngƣời Việt làm ra món này.

b) Khái niệm trong ngôn ngữ nguồn chưa được từ vựng hoá trong ngôn ngữ đích

Khái niệm đƣợc diễn tả trong ngôn ngữ nguồn đƣợc hiểu bởi những ngƣời ở ngôn ngữ đích. Đó là khái niệm chƣa có từ cụ thể trong ngôn ngữ đích. Ví dụ từ taxi chƣa có tƣơng đƣơng trong tiếng Việt mặc dù từ đó có

c) Sự khác nhau về dạng thức

Ngôn ngữ đích không có từ tƣơng đƣơng về một dạng thức cụ thể với ngôn ngữ nguồn. Ví dụ tiền tố và hậu tố dùng để cấu tạo từ thƣờng không có tƣơng đƣơng trực tiếp trong các ngôn ngữ khác đặc biệt là tiếng Việt. Khi chuyển dịch loại từ này từ tiếng Anh sang tiếng Việt dịch giả phải thêm các hƣ từ nhƣ sự, cái, thanh, điểm, …. Ví dụ: destination (điểm đến), tourist attraction (điểm thu hút khách du lịch). Dịch thuật nói chung và dịch thuật ngữ nói riêng là một lĩnh vực rất phức tạp vì quá trình dịch là một hoạt động bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhƣ yếu tố văn hoá, tình huống giao tiếp, bản thân ngƣời dịch…. Hơn thế nữa, thuật ngữ là những từ gắn với nội dung chuyên môn sâu của một ngành, các lĩnh vực khoa học mang tính đặc thù. Đây là một thách thức đối với ngƣời sử dụng thuật ngữ cũng nhƣ đối với ngƣời dịch. Thực chất dịch các thuật ngữ không tƣơng đƣơng là tạo thuật ngữ trong ngôn ngữ đích trên cơ sở ngữ nghĩa của thuật ngữ trong ngôn ngữ nguồn

Có rất nhiều các phƣơng thức chuyển dịch các từ không có tƣơng đƣơng giữa ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích.

Theo Baker có các phƣơng thức dịch sau:

Chuyển dịch bằng một từ có tính chất trung hoà

Chuyển dịch bằng những thay thế mang tính chất văn hoá

Chuyển dịch bằng cách vay mƣợn từ hoặc vay mƣợn từ kèm theo giải thích

Chuyển dịch bằng cách viết lại sử dụng những từ có liên quan Chuyển dịch bằng cách sử dụng những từ không liên quan Chuyển dịch bằng cách lƣợc bỏ bớt

Chuyển dịch kèm theo minh hoạ

Trong các phƣơng thức dịch trên thì phƣơng thức vay mƣợn từ hoặc vay mƣợn từ kèm theo giải thích kèm, phƣơng thức dịch chuyển đổi ( thay đổi

dạng thức ngữ pháp từ ngôn ngữ nguồn sang ngôn ngữ đích) và phƣơng thức thay thế văn hoá là thông dụng nhất trong dịch thuật các thuật ngữ, đặc biệt là trong hệ thuật ngữ du lịch khách sạn Anh- Việt.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 74)