Phiên âm, chuyển tự

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 78)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

3.3.3.Phiên âm, chuyển tự

Trong xu thế toàn cầu hoá, hàng ngày có rất nhiều thuật ngữ du nhập vào ngôn ngữ, trong khi ngôn ngữ đó chƣa có chuẩn bị để đón nhận chúng. Phiên âm là thủ pháp tiếp nhận đầu tiên thể hiện sự phản ứng tích cực của ngôn ngữ đối với các lớp từ vựng mới. Phƣơng pháp phiên âm, chuyển tự đƣợc các dịch giả và các nhà chuyên môn sử dụng nhiều vì phƣơng pháp này tạo ra một hệ thống từ tƣơng đƣơng trong ngôn ngữ đích mà vẫn đảm bảo tính chính xác và tính quốc tế của từ.

Phiên âm: ghi lại cách phát âm các từ ngữ của tiếng nƣớc ngoài bằng hệ thống chữ cái tiếng Việt. Đó là cách phiên âm ngữ âm học. Tuy nhiên ở đây có sự kết hợp giữa phỏng âm theo cách đọc tiếng nƣớc ngoài theo lối đọc của ngôn ngữ đích. Phiên âm cách đọc tiếng nƣớc ngoài và viết có gạch nối giữa các âm tiết là cách sử dụng phổ biến trong tiếng Việt.

photocopy pho- to- cop- pi computer com- pu- tơ massage mát- xa check séc coffee cà phê

Hình thức phiên chuyển thứ hai là khi viết không dùng gạch nối: check (séc), coffee (cà phê).

Hình thức phiên chuyển thứ ba là phiên âm theo tiếng nƣớc ngoài và viết liền nhau: carot (càrốt), dollar (đôla),….

Tuy nhiên, cách phiên âm chuyển tự vẫn còn một số hạn chế đó là vẫn chƣa thống nhất về cách viết, hoặc cách đọc phiên âm còn khác nhau.

Theo Nguyễn Văn Khang“Tuy còn hạn chế và chưa được thống nhất, nhưng dẫu sao phiên chuyển trước hết đã đáp ứng được mặt bằng bình dân của người sử dụng và xét ở khía cạnh Việt hoá, thì chỉ nhờ có phiên chuyển thì các từ Âu- Mỹ mới có cơ hội được đồng hoá để trở thành từ ngữ Việt (vì nếu như nguyên dạng thì chúng mãi mãi chỉ là từ nước ngoài được dùng trong tiếng Việt mà thôi”[ 18, tr 405]

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 78)