Quan niệm về du lịch trong tiếng Việt

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 27)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

1.2.3.Quan niệm về du lịch trong tiếng Việt

a) Lịch sử phát triển ngành du lịch ở Việt Nam.

Việt Nam là một đất nƣớc có nguồn tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng. Ba phần tƣ đất nƣớc là núi đồi với nhiều cảnh quan tuyệt đẹp, những cánh rừng nhiệt đới với nhiều loài cây cỏ, chim muông, những hệ thống sông hồ tạo nên các bức tranh thuỷ mặc sinh động. Việt Nam có 54 dân tộc anh em với những phong tục tập quán khác lạ. Những điều này có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với con ngƣời Việt Nam ƣa khám phá. Hoạt động du lịch ở nƣớc ta đã có từ lâu, cụ thể là từ thời phong kiến. Đó là những chuyến du lịch của vua chúa đi thắng cảnh, lễ hội và các chuyến đi du ngoạn của các thi sỹ nhƣ chuyến du ngoạn của Trƣơng Hán Siêu, Hồ Xuân Hƣơng…. Các chuyến du ngoạn đó đƣợc sử sách và thi ca ghi lại. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dƣỡng trở nên rõ rệt hơn trong thời kỳ đô hộ của Pháp. Hàng loạt biệt thự, nhà nghỉ đƣợc xây dựng ven các bãi

sang thời kỳ cận đại, do Việt Nam vẫn là một nƣớc thuộc địa của Pháp, nên du lịch vẫn thuộc về một bộ phận nhỏ, đó là những ngƣời có địa vị và có tiền bạc. Còn lại đaị bộ phận dân chúng không biết đến du lịch. Sau khi giành chính quyền năm 1945, Việt Nam có xuất phát điểm là nƣớc nông nghiệp và phải đƣơng đầu với hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Điều đó cản trở rất lớn đối với sự phát triển du lịch.

Sau ngày hoà bình lập lại(1954), đất nƣớc tạm thời chia thành hai miền. Việc khai thác du lịch theo hai hƣớng khác nhau. Ở miền Bắc, mặc dù điều kiện kinh tế còn khó khăn, song thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên thƣờng tổ chức chuyến đi tham quan, cắm trại và tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời. Ở Niềm Nam, một số khách sạn lớn đã đƣợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu của một số ngƣời thuộc tầng lớp trên của xã hội và binh sĩ, sĩ quan nƣớc ngoài.

Tuy nhiên ngành du lịch, chủ thể của du lịch ở Việt Nam mới ra đời cách đây gần 40 năm. Với 40 năm hình thành và phát triển, tuy đã có nhiều cố gắng để vƣợt qua những khó khăn và trở ngại, nhƣ tình trạng đất nƣớc bị chia cắt, chiến tranh và cấm vận….., nên ngành du lịch Việt Nam vẫn chƣa chiếm đƣợc vị trí xứng đáng trong nền kinh tế đất nƣớc. Nhờ chính sách mở cửa của Đảng và nhà nƣớc, đặc biệt là Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới và phát triển du lịch mà trong thập kỉ 90 của thế kỉ 20 du lịch Việt Nam đã có một số chuyển biến đáng kể. Chỉ tiêu một triệu du khách quốc tế đã đạt đƣợc sớm hơn dự kiến, khách du lịch nội địa cũng tăng nhanh.

Từ sau đại hội VI đến nay, ngành du lịch Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, và trở thành lĩnh vực kinh doanh đầy hấp dẫn, mang lại hiệu quả kinh tế cao, là đòn bẩy phát triển của tất cả các ngành kinh tế trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra tích luỹ ban đầu cho nền kinh tế và là cầu nối giữa thế giới bên ngoài và trong nƣớc.

Sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam đƣợc đánh dấu bằng các mốc lịch sử sau:

+ Giai đoạn từ 1960 đến Đại thắng mùa xuân 30/4/1975.

Ngày 09/7/1960 Thủ tƣớng chính phủ ra quyết định thành lập công ty du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thƣơng. Là một công ty du lịch nhƣng nhiệm vụ cơ bản của công ty là phục vụ các đoàn khách của Đảng và Chính phủ. Tổ chức du lịch Việt Nam đầu tiên ra đời với cơ sở vật chất nghèo nàn, lạc hậu, đội ngũ cán bộ và công nhân viên ít ỏi, non kém về nghiệp vụ du lịch nên gặp nhiều khó khăn trong công tác đón tiếp và phục vụ khách. Nhƣng với trách nhiệm và lòng nhiệt tình, với truyền thống cần cù, các cán bộ, công nhân viên đầu tiên của ngành Du lịch Việt Nam đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Và ngày 9/7 đƣợc coi là ngày thành lập ngành Du lịch Việt Nam.

Do lƣợng khách ngày một tăng và nhu cầu tham quan, du lịch đã thực hiện nhằm giảm bớt những khó khăn về tài chính, ngày 16/3/1963, Bộ trƣởng Bộ Ngoại thƣơng đã ra quyết định giao cho công ty Du lịch Việt Nam làm nhiệm vụ kinh doanh nhằm thu thêm ngoại tệ cho đất nƣớc.

Ngày 18/8/1969 ngành Du lịch đƣợc chuyển giao sang giai đoạn, chịu sự quản lý trực tiếp của Phủ Thủ tƣớng. Để đảm bảo an ninh quốc gia và an toàn cho du khách, ngày 12/9/1969 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra quyết định số 94 TTg giao cho Bộ công an nhiệm vụ tham gia quản lý ngành Du lịch.

+ Giai đoạn từ 1976 đến trước năm 1990.

Sau năm 1975, từ khi đất nƣớc thống nhất, các tổ chức kinh du lịch đƣợc hình thành ở hầu hết các tỉnh và đặc khu. Ngành du lịch Việt Nam vẫn do Bộ Công an quản lý và đến ngày 27/6/1978 Tổng cục Du lịch Việt Nam đƣợc thành lập trực thuộc hội đồng Bộ trƣởng. Với cơ sở vật chất lớn mạnh, quyền hạn đƣợc mở rộng, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã tiếp quản trên 30 công ty du lịch trong cả nƣớc, cùng với hàng trăm khách sạn, nhà hàng, biệt

thự, có đội ngũ công nhân viên có trình độ và kinh nghiệm để phục vụ khách du lịch trong nƣớc và nƣớc ngoài.

Ngày 18/6/1987 Hội đồng Bộ trƣởng ra Nghị định 120/ HĐBT quy định chức năng, quyền hạn của Tổng cục Du lịch Việt Nam.

+ Giai đoạn từ năm 1990 đến nay:

Trong quá trình tinh giảm biên chế, rút gọn bộ máy tổ chức, ngày 31/3/1990, căn cứ avào quyết định số 224 của Hội đồng Bộ trƣởng, Tổng cục Du lịch Việt Nam đƣợc sáp nhập với một số cơ quan khác thành Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể thao và Du lịch. Năm 1990 đƣợc chọn làm năm du lịch Việt Nam đã góp phần thúc đẩy đáng kể hoạt động du lịch nƣớc nhà.

Trên cơ sở coi du lịch là ngành kinh tế dịch vụ, ngày 12/8/1991 ngành Du lịch đƣợc tách khỏi Bộ Văn hoá- Thông tin- Thể thao và Du lịch để sáp nhập với Bộ Thƣơng mại và Du lịch. Năm 1992, Tổng cục Du lịch đƣợc tái thành lập và tồn tại cho đến ngày nay.

Trong những năm gần đây, do tình hình chính trị trong nƣớc ổn định, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện và nâng cao nên nhu cầu phát triển du lịch phát triển; đồng thời Việt Nam có những chính sách đổi mới năng động và phù hợp, cùng với luật đầu tƣ thuận lợi, đặc biệt là sau khi trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thƣơng mại Thế Giới (WTO), số lƣợng du khách trong nƣớc và quốc tế đến Việt Nam tăng nhanh. Năm 2007 có 4.171,6 du khách quốc tế, 19.200 ngàn khách nội địa, năm 2009 có 28,8 triệu lƣợt khách trong đó có 25 triệu lƣợt khách nội địa, 3,8 triệu lƣợt khách nƣớc ngoài. Bên cạnh đó Viện nghiên cứu Phát triển Du lịch đã kiện toàn và thực sự trở thành cơ sở nghiên cứu du lịch lớn nhất nƣớc. Trong lĩnh vực đào tạo có rất nhiều trƣờng cao đẳng , đại học đào tạo chuyên ngành Du lịch nhƣ trƣờng Du lịch Hà Nội, Trƣờng Du lịch Vũng Tàu, trƣờng Du lịch thành phố Hồ Chí Minh,

trƣờng đại học Kinh tế Quốc dân (1988), Đại học Kinh tế Quốc dân thành phố Hồ CHí Minh (1988), Đại học Khoa học- Xã hội và Nhân văn (1992), Đại học Văn hoá (1993, Viện Đại học Mở (1993), Đại học Thƣơng mại (1992), Đại học Dân lập Đông Đô (1996)…. cũng đã đào tạo chuyên ngành Du lịch.

b) Quan niệm về du lịch trong tiếng Việt.

Ngành Du lịch đã có từ lâu ở các nƣớc phát triển, nhƣng ở Việt Nam ngành này ra đời khá muộn , cách đây hơn 40 năm. Nguyên nhân là do hoàn cảnh lịch sử của đất nƣớc. Vì lẽ đó mà ít ngƣời quan tâm đến du lịch. Những công trình nghiên cứu lý luận cũng nhƣ thực tiễn về du lịch chƣa nhiều. Hệ thống thuật ngữ du lịch gần nhƣ không có trong tiếng Việt.

Sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt là nhờ chính sách mở cửa của Đảng và nhà nƣớc cùng với Nghị quyết 45/CP của Chính phủ về đổi mới và phát triển du lịch, nhiều khách sạn đã đƣợc xây dựng, những kỳ quan thiên nhiên đƣợc giữ gìn và bảo vệ, khách du lịch quốc tế và trong nƣớc ngày một tăng. Ngƣời Việt Nam cảm thấy du lịch là một trong những nhu cầu không thể thiếu đƣợc trong đời sống của họ. Quan tâm đến du lịch tất nhiên đòi hỏi phải có một hệ thống thuật ngữ du lịch ra đời. Vì lẽ đó mà hệ thống thuật ngữ du lịch đã đƣợc một số học giả nghiên cứu xây dựng nên.

Trƣớc hết phải kể đến một số cuốn từ điển đối chiếu hay giả thích ra đời: Từ điển Anh- Việt đàm thoại du lịch của Phạm Xuân Thảo, từ điển Anh- Việt kinh doanh- khách sạn và dịch vụ ăn uống của Trần Văn Chánh (Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2004), từ điển du lịch Anh- Việt thông dụng của Hồ Tuấn Mẫn (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2004), từ điển Quản trị khách sạn và Du lịch Anh – Việt của Hoàng Văn Châu và Đỗ Hữu Vinh (Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội 2003).

con người” [dẫn theo 28, tr 15]. Một định nghĩa ngắn gọn nhƣng đã nêu đƣợc khía cạnh cơ bản của du lịch. Còn trong từ điển tiếng Việt thì du lịch đƣợc giải thích là: “Đi chơi cho biết xứ người”[24, tr 123].

Trần Ngạn cho rằng“Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm định những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc và độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền” [dẫn theo 28, tr 27]. Nhƣ vậy khái niệm về du lịch ở định nghĩa trên không có yếu tố kinh tế.

Lại có một số ý kiến ngƣợc lại, trong giáo trình thống kê du lịch Nguyễn Cao Cƣờng và Tô Đăng Hải chỉ ra rằng: “Du lịch là ngành kinh tế xã hội, du lịch có nhiệm vụ phục vụ tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, có hoặc không có kết hợp với hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác” [9, tr 221]. Nhƣ vậy tác giả đã khẳng định du lịch là một ngành kinh tế.

Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn bộ Bách khoa toàn thƣ Việt Nam tách hai nội dung cơ bản của du lịch làm hai phần tách biệt. “Phần thứ nhất hoạt động tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá nghệ thuật. Phần thứ hai, du lịch được coi là ngành kinh doanh tổng hợp, có hiệu quả cao về mọi mặt, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước, đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn. Có thể là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ” [ www. Vietnamtourism]

Trong cuốn giáo trình Nhập môn khoa học Du lịch Trần Đức Thanh cùng quan điểm với các tác giả của Bộ Bách khoa toàn thƣ là tách thuật ngữ du lịch thành hai phần. Phần một là“ sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không có kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn

hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp”. Phần hai là“Một lĩnh vực kinh doanh dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu náy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh” [ 28, tr 14].

Nhƣ vậy khái niệm về thuật ngữ du lịch của các học giả thế giới và Việt Nam càng ngày càng phong phú. Ban đầu khái niệm du lịch đƣợc hiểu một cách đơn giản là những chuyến đi tạm thời của con ngƣời đến nơi khác với mục đích vui chơi, giải trí. Về sau nhiều ngƣời tham gia du lịch với nhiều sở thích khác nên khái niệm du lịch cũng đƣợc mở rộng hơn, không chỉ vui chơi, giải trí mà còn là nhu cầu hiểu biết thế giới xung quanh nhƣ xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật….. Sau này mọi phƣơng tiện giao thông thuận tiện, đời sống kinh tế khá hơn, nhiều ngƣời có điều kiện đi du lịch xa hơn thì du lịch kéo theo một nhu cầu nhƣ ăn, ngủ, nghỉ, mua sắm hàng hoá…nên khái niệm du lịch càng phong phú hơn. Nó không đơn thuần là di chuyển, là hoạt động vui chơi, giải trí mà gắn với hoạt động kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong xu thế toàn cầu hoá, quan hệ quốc tế càng mở rộng, con ngƣời càng có điều kiện tiếp cận với kinh tế thế giới, các công nghệ mới, các thành tựu khoa học mới, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, hợp tác kinh doanh thì ngành du lịch đƣợc coi là ngành kinh tế tổng hợp. Vì vậy mục đích của du lịch cũng rộng hơn, không chỉ vui chơi giải trí, rèn luyện sức khoẻ, hiểu biết thế giới xung quanh, làm giàu mà còn vì mục đích hoà bình, hợp tác quốc tế.

Nhƣ vậy tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể của từng nƣớc, từng khu vực, từng sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, từng góc nhìn của mỗi nhà nghiên cứu mà có những định nghĩa, khái niệm du lịch giống và khác nhau. Do đó ta hiểu vì sao hệ thống thuật ngữ du lịch đƣợc nói đến đầy đủ ở ngôn ngữ này nhƣng lại thiếu hoặc chƣa chính xác ở ngôn ngữ khác.

Dựa vào khái niệm về du lịch, định nghĩa về thuật ngữ của các nhà nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam, luận văn coi thuật ngữ du lịch là những từ và cụm từ cố định gọi tên các khái niệm, đối tƣợng dùng trong ngành du lịch nhƣ quản trị kinh doanh khách sạn, vận chuyển du lịch, lƣu trú, ăn uống, các hoạt động giải trí,…. Tuy nhiên ngành du lịch là một ngành có phạm vi hoạt động rộng và có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ văn hóa, khảo cổ…. Chính vì vậy trong quá trình khảo sát, chúng tôi sẽ lựa chọn những thuật ngữ mang tính chuyên biệt cao.

TIỂU KẾT

1.Trong các mục của chƣơng 1, luận văn đã nêu lên các quan điểm khác nhau của các nhà ngôn ngữ học thế giới và Việt Nam về định nghĩa thuật ngữ và các tiêu chuẩn đối với thuật ngữ. Thuật ngữ là những từ và cụm từ cố định biểu thị chính xác các khái niệm và đối tƣợng thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Theo các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, thuật ngữ phải đảm bảo các tiêu chuẩn nhƣ tính tính chính xác, tính hệ thống, tính quốc tế, tính liên ngành, tính dân tộc.

Thuật ngữ khác với danh pháp ở chỗ danh pháp không gắn với hệ thống khái niệm của khoa học cụ thể nhƣ thuật ngữ mà nó chỉ gọi tên các sự vật, đối tƣợng trong một ngành khoa học mà thôi. Thuật ngữ còn một đặc điểm nữa khác với danh pháp là thuật ngữ có thể đƣợc cấu tạo trên cơ sở các từ và các hình vị có ý nghĩa sự vật cụ thể. Nội dung của thuật ngữ có ít nhiều tƣơng ứng với ý nghĩa của các từ, các hình vị tạo ra nó. Danh pháp chỉ gồm một chuỗi các từ, các con số với tƣ cách gọi tên các sự vật.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 27)