Các thuật ngữ chỉ các loại khách đến khách sạn

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 61)

4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN

2.4.12. Các thuật ngữ chỉ các loại khách đến khách sạn

Tourist (khách du lịch), visitor (du khách), traveller (lữ khách), walk in guest (khách vãng lai), understay (khách trả phòng trƣớc), stayover (khách ra hạn ngày ở), corporate client (khách tập thể), current guest (khách hiện hành), group traveller (khách đi theo đoàn), pleasure traveller (khách tham quan),….

2.4.13. Các thuật ngữ chỉ các loại hình du lịch

- Phân loại theo môi trƣờng tài nguyên có thể thấy các loại hình du lịch: sea tourism (du lịch biển), urban tourism (du lịch thành phố), rural tourim (du lịch nông thôn) village tourism (du lịch làng quê),…

- Phân loại theo mục đích chuyến đi: amusememt tourism (du lịch giải trí), health tourism (du lịch nghỉ dƣỡng), sport tourism (du lịch thể thao), festival tourism (du lịch lễ hội), religious tourism (du lịch tôn giáo), …

- Phân biệt theo lãnh thổ hoạt động: international tourism (du lịch quốc tế), inbound tourism (du lịch quốc tế đến), outbound tourism (du lịch ra nƣớc

ngoài), internal tourism (du lịch trong nƣớc), domestic tourim (du lịch nội địa), national tourism (du lịch quốc gia)

- Phân loại du lịch căn cứ vào sự tƣơng tác của khách đối với điểm đến du lịch: elite tourism (du lịch thƣợng lƣu), off- beat/ unusual tourism (du lịch khách thƣờng), incipient mass tourism (du lịch tiền khởi đại chúng), mass tourism (du lịch đại chúng)

- Căn cứ vào phƣơng tiện giao thông: water transport tourism (du lịch đƣờng thuỷ), transportation- oriented tourism (du lịch định hƣớng giao thông), walking and cycling tour (du lịch đi bộ và đi xe dạp)

- Căn cứ vào thời gian: weekend holiday (kỳ nghỉ cuối tuần)

2.4.14. Các thuật ngữ chỉ các loại hình kỳ nghỉ

Beach holiday (đi nghỉ ở biển), winter holiday (nghỉ đông), activity holiday (kỳ nghỉ có nhiều hoạt động), sightseeing holiday (đi ngắm cảnh), city break (đi thăm thành phố), farm holiday (kỳ nghỉ ở trang trại), sport holiday (kỳ nghỉ có các hoạt động thể thao),….

2.4.15. Nhóm thuật ngữ chỉ những điểm thu hút khách du lịch

Ecological village (làng sinh thái), ancient tomb (lăng mộ), national park (vƣờn quốc gia), temple of literature (văn miếu), palace (lâu đài), historical area (khu di tích lịch sử), pagoda (chùa chiền), cultural festival (lễ hội văn hoá), marble carving village (làng chạm khắc đá)

Đây là nhóm từ liên quan đến địa danh văn hoá lịch sử của một quốc gia

2.4.16. Các thuật ngữ chỉ các hoạt động đi lại

Travel (đi du lịch), go on holiday (đi nghỉ), go for picnic (đi picnic), go by plane (đi bằng máy bay), go by ship (đi bằng tàu),….

2.5. ĐỐI CHIẾU CẤU TẠO THUẬT NGỮ DU LỊCH GIỮA TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT TIẾNG VIỆT

Tiếng Anh và tiếng Việt là hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh thuộc về loại ngôn ngữ biến hình; từ biến đổi hình thái để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa. Tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, từ không bao giờ biến đổi hình thái. Để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp và ngữ nghĩa, từ đƣợc sắp xếp theo một trật tự nhất định. Chính vì thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau nên việc cấu tạo từ nói chung cũng nhƣ cấu tạo từ trong hệ thuật ngữ du lịch của hai ngôn ngữ cũng khác nhau. Trong tiếng Anh thuật ngữ du lịch bao gồm thuật ngữ là từ đơn, từ phái sinh, từ ghép, cụm từ. Trong tiếng Việt, thuật ngữ du lịch xuất hiện dƣới dạng từ đơn, từ ghép, và cụm từ. Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt chủ yếu hình thành từ con đƣờng vay mƣợn, chuyển dịch từ tiếng nƣớc ngoài , chủ yếu là vay mƣợn, sao phỏng từ tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp….

2.5.1. Thuật ngữ là từ đơn

Đơn vị cơ bản cấu tạo từ tiếng Việt là tiếng, tiếng trong tiếng Việt còn có cách gọi khác là hình vị hay hình tiết. Từ đơn trong tiếng Việt là những từ do một hình vị cấu tạo nên. Đặc điểm ngữ pháp của chúng là có thể dùng độc lập (độc lập về vị trí, độc lập về cú pháp, độc lập về nghĩa). Ví dụ từ đặt trong

đặt bàn ăn, gọi trong gọi đồ ăn

Trong tiếng Việt thuật ngữ du lịch là từ đơn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Một đặc điểm nổi bật giữa thuật ngữ du lịch là từ đơn của tiếng Anh và tiếng Việt: Hầu hiết các thuật ngữ du lịch trong tiếng Anh là từ đơn khi chuyển dịch sang tiếng Việt là từ ghép hoặc cụm từ:

Ví dụ:

điểm đến destination xếp chỗ ở accommodate khách du lịch tourist

2.5.2. Thuật ngữ du lịch tiếng Việt có cấu tạo là từ ghép

Từ ghép là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai hình vị độc lập. Từ ghép khác với cụm từ hoặc thành ngữ ở những đặc điểm về ngữ nghĩa, cú pháp và các thành tố cấu tạo từ. Về mặt cấu trúc, từ ghép có cấu trúc rất chặt chẽ. Điều này có nghĩa là các thành tố trong từ không thể tách rời nhau, không thể chêm xen các từ khác vào giữa các thành tố trong từ ghép. Ví dụ: áo dài không thể thêm bất cứ từ nào vào giữa các thành tố của nó áo rất dài; hoa hồng không thể đƣợc sử dụng nhƣ hoa màu hồng hoặc hoa rất hồng. Thêm vào đó các thành tố trong từ ghép không có mối quan hệ riêng lẻ với các từ khác ngoài cấu trúc. Từ ghép là một đơn vị nên các thành phần của nó có quan hệ với các từ khác nhƣ một chỉnh thể. Ví dụ từ ghép xe đạp có thể đúng sau động từ đi trong tổ hợp từ đi xe đạp nhƣng từ đi không thể kết hợp riêng với từ xe hoặc từ đạp để có một nghĩa trọn vẹn. Một tiêu chí rất quan trọng để phân biệt từ ghép với cụm từ là tính trọn vẹn về nghĩa. Nghĩa của từ ghép có thể là nghĩa của các thành tố trong từ cộng lại hoặc nó có nghĩa hoàn toàn khác. Ví dụ từ gang thép chỉ ý chí của con ngƣời trong tổ hợp từ ý chí gang thép.

Trong tiếng Việt, từ ghép đƣợc phân thành hai loại chính: ghép hội nghĩa hay ghép đẳng lập (appositional) và ghép phân nghĩa hay ghép chính phụ (endocentric). Trong từ ghép phân nghĩa các yếu tố có thể kết hợp với nhau tạo từ ghép phải là những đơn vị vốn có nghĩa biểu thị khái niệm thuộc cùng một phạm trù, có quan hệ gần nghĩa, đồng nghĩa hoặc trái nghĩa. Quá trình hội nghĩa của từ ghép là quá trình tổ chức lại các thành tố nghĩa theo đúng những quy tắc nhất định để tạo thành nghĩa có cơ cấu hoàn chỉnh của một đơn vị cao hơn. Ví dụ: ông bà,cha mẹ, quần áo, nhà cửa …. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố thứ nhất bao giờ cũng biểu thị ý nghĩa phạm trù và

giữ vai trò chính, vai trò trung tâm, còn thành tố thứ hai biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, quá trình, hay tính chất do thành tố thữ nhất biểu thị. Ví dụ: xe dạp, xe máy,…

Thuật ngữ du lịch trong tiếng Việt đƣợc cấu tạo theo phƣơng thức ghép là khá phổ biến.

Ví dụ:

+ Ghép phân nghĩa: Du lịch sinh thái, du lịch biển,du lịch khám phá, du lịch nhập khẩu, ngành du lịch, phòng khách, phòng đôi, phòng đơn, công viên giải trí, phòng đại tiệc, nhân viên lễ tân,…

+ Ghép hội nghĩa: ăn uống, đi lại, lƣu trú

2.5.3. Thuật ngữ du lịch có cấu tạo là ngữ

Ngữ là tổ hợp của các từ.Trong ngữ, thành tố trung tâm là quan trọng nhất. Thành tố trung tâm chi phối bản chất cũng nhƣ chức năng của ngữ. Nghĩa của ngữ là do các từ trong đó cấu tạo nên.

Ví dụ:

Sự phát triển của khu du lịch Chuyến tham quan trong ngày Dịch vụ ăn uống ngoài trời

Du lịch trợ giúp cộng đồng theo chƣơng trình

2.6. NHỮNG TƢƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA THUẬT NGỮ DU LỊCH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT LỊCH TIẾNG ANH VÀ TIẾNG VIỆT

2.6.1. Tương đồng

Trong hai ngôn ngữ, thuật ngữ đƣợc cấu tạo bằng phƣơng thức ghép là chủ yếu trong hai ngôn ngữ. Thuật ngữ là từ ghép đều đƣợc phân loại dựa vào mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố. Trong từ ghép đẳng lập, các từ đều có nghĩa tƣơng đƣơng nhau. Trong từ ghép phân nghĩa, thành tố trung tâm

còn thành tố phụ biểu thị thuộc tính khu biệt của sự vật, quá trình, hay tính chất do thành tố trung tâm biểu thị. Số lƣợng thuật ngữ là cụm từ, từ ghép phân loại, trong tiếng Anh và tiếng Việt chiếm tỷ lệ lớn. Một sự tƣơng đồng khác giữa hệ thuật ngữ du lịch của hai ngôn ngữ là từ loại của thành tố trung tâm quyết định quyết định từ loại của thuật ngữ

2.6.2. Sự khác biệt

Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa hai ngôn ngữ đó là trật tự từ. Trong từ ghép đẳng lập, các thành tố bình đẳng về nghĩa, trật từ không chặt chẽ nhƣ trong tiếng Việt, các thành tố có thể thay đổi vị trí cho nhau mà không có sự thay đổi nhiều về nghĩa. Trong tiếng Việt, trật tự từ không thể thay đổi. Ví dụ:

lưu trú không thể đổi thành trú lưu.

Trong từ ghép phân loại trật tự từ là nhân tố quan trọng trong cả hai ngôn ngữ. Nếu thành tố thứ nhất là thành tố trung tâm thì thành tố thứ hai là thành tố phụ và ngƣợc lại. Tuy nhiên, trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt hoàn toàn khác nhau. Trong tiếng Anh, thành tố trung tâm luôn đứng sau, thành tố phụ đứng trƣớc. Ngƣợc lại, trong tiếng Việt thành tố trung tâm đứng trƣớc, thành tố phụ đứng sau.

Tiếng Anh và tiếng Việt thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác nhau cho nên phƣơng thức cấu tạo thuật ngữ giữa hai ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Anh dùng phƣơng thức phái sinh, phƣơng thức ghép cấu tạo thuật ngữ, còn tiếng Việt dùng phƣơng thức ghép để cấu tạo thuật ngữ.

TIỂU KẾT

Dựa vào những thuật ngữ đã đƣợc khảo sát ở phần trên, chƣơng 2 của luận văn đã đƣa ra những nét khái quát về đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa của thuật ngữ du lịch tiếng Anh, kèm theo đó là đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ giữa tiếng Anh và tiếng Việt.

- Tiếng Anh du lịch sử dụng các phƣơng thức khác nhau để xây dựng hệ thuật ngữ nhƣ phƣơng thức thuật ngữ hoá, phƣơng thức rút gọn, phƣơng thức vay mƣợn, phƣơng thức phái sinh và phƣơng thức ghép từ. Trong đó, phƣơng thức ghép từ chiếm ƣu thế nhất (74%), phƣơng thức phái sinh (10%). Số lƣợng thuật ngữ du lịch là từ ngoại lai chiếm tỷ lệ không cao, tập trung chủ yếu vào tên gọi các đồ ăn, đồ uống, các từ đặc trƣng văn hoá.

- Thông qua việc khảo sát, chúng ta thấy số lƣợng thuật ngữ là từ ghép(13,9%) và cụm từ chiếm tỷ lệ tuyệt đối (60,1%), từ đơn chiếm 16%, từ phái sinh chiếm 10%. Số lƣợng thuật ngữ là danh từ chiếm đa số (danh từ đơn chiếm 4,9%, danh từ phái sinh chiếm 8%, danh từ ghép chiếm 8,6%, cụm danh từ chiếm 60,1%)

- Do số lƣợng thuật ngữ du lịch là danh từ chiếm tỷ lệ cao (đặc biệt là cụm danh từ) nên luận văn đi sâu vào phân tích mô hình cấu tạo của danh từ và cụm danh từ.

- Thuật ngữ du lịch tiếng Anh có nội dung phong phú. Dựa vào tài nguyên môi trƣờng, chúng tôi có hai nhóm chính: du lịch văn hoá và du lịch thiên nhiên; dựa vào mục đích chuyến đi: du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch khám phá,..; dựa vào lãnh thổ hoạt động: du lịch quốc tế, du lịch nội địa,…; dựa vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch: du lịch biển, du lịch núi,…; dựa vào phƣơng tiện giao thông: du lịch xe đạp, du lịch ôtô,…; phân loại theo theo loại hình lƣu trú chúng ta có các loại hình khách sạn, nhà nghỉ; phân loại theo lứa tuổi du lịch: du lịch thiếu niên, du lịch thanh niên, du lịch ngƣời cao tuổi,…; phân loại theo độ dài chuyến đi : du lịch ngắn ngày, du lịch dài ngày; phân loại hình tổ chức du lịch tập thể và du lịch cá thể, du lịch gia đình; phân loại theo phƣơng thức hợp đồng: du lịch trọn gói và du lịch từng phần.

Căn cứ vào chức năng hoạt động: chủ thể của hoạt động du lịch: đội ngũ nhân viên làm trong ngành du lịch và du khách.

Bằng cách phân loại nhƣ vậy, chúng tôi đã hệ thống hoá nội dung cơ bản của hệ thuật ngữ du lịch.

- Qua việc đối chiếu mô hình cấu tạo thuật ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Việt, chúng ta thấy những tƣơng đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ.

CHƢƠNG 3

CÁCH CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ DU LỊCH TIẾNG ANH

SANG TIẾNG VIỆT 3.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dịch thuật ngữ là một vấn đề rất quan trọng. Đặc biệt là đối với thuật ngữ du lịch, các thuật ngữ có cấu tạo chủ yếu nhờ con đƣờng dịch từ tiếng nƣớc ngoài ra tiếng Việt. Trong chƣơng hai, chúng tôi nghiên cứu, khảo sát các mô hình cấu trúc của thuật ngữ du lịch. Trong chƣơng này, chúng tôi đề cập tới lý thuyết dịch tƣơng đƣơng ở cấp độ từ và cấp độ trên từ cũng nhƣ các chiến lƣợc dịch những thuật ngữ không có tƣơng đƣơng giữa hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt

3.2. KHÁI LƢỢC VỀ DỊCH

3.2.1. Khái niệm về dịch thuật

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về dịch thuật.

- Marlone,JL(1988) trong cuốn“ The science of linguistics in the Art of Translation” định nghĩa: “dịch là quá trình thể hiện nội dung trong ngôn ngữ đích những nội dung đã được thể hiện ở ngôn ngữ nguồn mà vẫn giữ được những tương đương về nghĩa và phong cách”. [ 55, tr 76 ]

- Trong cuốn từ điển bách khoa về ngôn ngữ và ngôn ngữ học, dịch đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Dịch là sự thay thế của một văn bản ở ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản tƣơng đƣơng ở ngôn ngữ đích.

- “Dịch là một quá trình giao tiếp diễn ra trong một ngữ cảnh xã hội” [50, tr 3].

-“ Dịch là quá trình tạo trong ngôn ngữ tiếp nhận tương đương tự nhiên gần nhất với thông điệp của ngôn ngữ đích, thứ nhất là về nghĩa, thứ

Để chứng minh cho định nghĩa dịch của mình Nida [60, tr 80 ] đã đƣa ra các bƣớc của quy trình dịch:

source language (ngôn ngữ nguồn) Target language (ngôn ngữ đích) Text (văn bản) Translation (dịch)

Analysis (phân tích) Restruction (cấu trúc lại)

Transfer (chuyển giao)

Nhìn vào sơ đồ của quá trình dịch, chúng ta thấy để dịch một văn bản, trƣớc hết dịch giả phải phân tích thông điệp của ngôn ngữ nguồn. Quá trình phân tích bao gồm các bƣớc sau: mối quan hệ ngữ pháp giữa các thành tố, mối quan hệ ngữ nghĩa, giá trị hàm ẩn của cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa; bƣớc thứ hai những đơn vị đã đƣợc phân tích đƣợc chuyển dịch theo từng cấp độ, sau đó nó đƣợc truyền đạt sang ngôn ngữ đích sao cho phù hợp nhất đối với đối tƣợng tiếp nhận văn bản trong ngôn ngữ đích.

Cả năm định nghĩa này, mặc dù có sự khác nhau về cách thể hiện, nhƣng tất cả các định nghĩa này đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm ra các tƣơng đƣơng gần nhất trong ngôn ngữ đích về nghĩa, cấu trúc ngữ pháp, tình huống giao tiếp và ngữ cảnh văn hoá.

3.2.2. Tương đương dịch thuật

Tƣơng đƣơng dịch thuật là một khái niệm trung tâm của lý thuyết dịch. Trong lý thuyết dịch, tƣơng đƣơng dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngôn ngữ đích. Đó là mối quan hệ tƣơng ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở ngƣời tiếp nhận. Trong

dịch thuật ngữ tồn tại hai khả năng: có tƣơng đƣơng và không có tƣơng đƣơng. Nếu có tƣơng đƣơng thì mới chuyển dịch thuật ngữ một cách chính xác, nếu không có tƣơng đƣơng thì phải vay mƣợn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, hoặc dịch ý.

Trong cuốn “Lý luận dịch thuật, 1965” Catford, J.C cho rằng, các tƣơng đƣơng chỉ trở thành văn bản có thể trao đổi đƣợc nếu chúng hoạt động trong tình huống tƣơng tự. Đây không phải giống nhau về nội dung mà là tƣơng đƣơng tình huống với sự vận hành của các yếu tố văn bản.

Nida cho rằng có hai loại tƣơng đƣơng: Tƣơng đƣơng hình thức (formal equivalence) và tƣơng đƣơng năng động (dynamic equivalence). Tƣơng đƣơng hình thức tập trung sự chú ý vào bản thân thông điệp cả về hình thức và nội dung. Ngƣời ta chú ý sao cho thông điệp ở ngôn ngữ đích tƣơng xứng càng sát càng tốt với các yếu tố khác nhau ở ngôn ngữ nguồn Nhƣ vậy, tƣơng đƣơng hình thức chỉ đạt đƣợc khi cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích tồn tại những từ gần giống nhau nhất cả về dạng thức và nội dung. Tƣơng đƣơng năng động dựa trên cái đƣợc Nida gọi là nguyên lý hiệu quả tƣơng đƣơng, nghĩa là mối quan hệ giữa ngƣời đọc bản dịch và thông điệp phải gần giống nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời đọc nguyên tác và thông điệp nguyên tác. Thông điệp ở bản dịch phải phù hợp với các nhu cầu ngôn ngữ và mong đợi văn hoá của ngƣời đọc bản dịch. Nhƣ vậy, mục tiêu của tƣơng đƣơng năng động là tìm kiếm những tƣơng đƣơng tự nhiên và gần nhất với thông điệp của ngôn ngữ nguồn. Tƣơng đƣơng năng động đạt đƣợc khi thông điệp trong ngôn

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)