4. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
3.2.2. Tương đương dịch thuật
Tƣơng đƣơng dịch thuật là một khái niệm trung tâm của lý thuyết dịch. Trong lý thuyết dịch, tƣơng đƣơng dịch thuật là quy trình chuyển dịch, thay thế một văn bản trong ngôn ngữ nguồn bằng một văn bản trong ngôn ngữ đích. Đó là mối quan hệ tƣơng ứng giữa các đơn vị dịch thuật của hai văn bản, văn bản nguồn và văn bản đích trên cơ sở chú ý đến các yếu tố ngoài ngôn ngữ, các điều kiện ngữ dụng, văn bản và phong cách ở ngƣời tiếp nhận. Trong
dịch thuật ngữ tồn tại hai khả năng: có tƣơng đƣơng và không có tƣơng đƣơng. Nếu có tƣơng đƣơng thì mới chuyển dịch thuật ngữ một cách chính xác, nếu không có tƣơng đƣơng thì phải vay mƣợn nguyên dạng, phiên âm, chuyển tự, hoặc dịch ý.
Trong cuốn “Lý luận dịch thuật, 1965” Catford, J.C cho rằng, các tƣơng đƣơng chỉ trở thành văn bản có thể trao đổi đƣợc nếu chúng hoạt động trong tình huống tƣơng tự. Đây không phải giống nhau về nội dung mà là tƣơng đƣơng tình huống với sự vận hành của các yếu tố văn bản.
Nida cho rằng có hai loại tƣơng đƣơng: Tƣơng đƣơng hình thức (formal equivalence) và tƣơng đƣơng năng động (dynamic equivalence). Tƣơng đƣơng hình thức tập trung sự chú ý vào bản thân thông điệp cả về hình thức và nội dung. Ngƣời ta chú ý sao cho thông điệp ở ngôn ngữ đích tƣơng xứng càng sát càng tốt với các yếu tố khác nhau ở ngôn ngữ nguồn Nhƣ vậy, tƣơng đƣơng hình thức chỉ đạt đƣợc khi cả ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích tồn tại những từ gần giống nhau nhất cả về dạng thức và nội dung. Tƣơng đƣơng năng động dựa trên cái đƣợc Nida gọi là nguyên lý hiệu quả tƣơng đƣơng, nghĩa là mối quan hệ giữa ngƣời đọc bản dịch và thông điệp phải gần giống nhƣ mối quan hệ giữa ngƣời đọc nguyên tác và thông điệp nguyên tác. Thông điệp ở bản dịch phải phù hợp với các nhu cầu ngôn ngữ và mong đợi văn hoá của ngƣời đọc bản dịch. Nhƣ vậy, mục tiêu của tƣơng đƣơng năng động là tìm kiếm những tƣơng đƣơng tự nhiên và gần nhất với thông điệp của ngôn ngữ nguồn. Tƣơng đƣơng năng động đạt đƣợc khi thông điệp trong ngôn ngữ nguồn và ngôn ngữ đích có những ảnh hƣởng tƣơng tự nhau đối với ngƣời đọc.
Newmark trong cuốn“ Translation studies”(1988) chỉ ra rằng tƣơng đƣơng không phải là chỉ sự bằng nhau về nghĩa mà là một quy trình chuyển dịch, và quy trình này đƣợc gọi là quy tắc chuyển dịch. Ví dụ tƣơng đƣơng
văn hoá, tƣơng đƣơng chức năng. Theo ông, tƣơng đƣơng dịch thuật chỉ có ở những đối tƣợng tổng hợp ngoài ngôn ngữ, ví dụ là những khác biệt về văn hoá xã hội, rất ít có ở cấp độ từ và không có ở cấp độ văn bản.
Nguyễn Hồng Cổn cho rằng có hai loại tƣơng đƣơng đƣơng dịch thuật: tƣơng đƣơng hoàn toàn và tƣơng đƣơng bộ phận.
+ Tƣơng đƣơng hoàn toàn gồm có tƣơng đƣơng hoàn toàn tuyệt đối và tƣơng đƣơng hoàn toàn tƣơng đối. Tƣơng đƣơng hoàn toàn tuyệt đối là các tƣơng đƣơng dịch thuật tƣơng đƣơng với nhau trên cả 4 bình diện: ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Những thuật ngữ có tƣơng đƣơng hoàn toàn là nhƣng từ mà ngôn ngữ đích vay mƣợn ngôn ngữ nguồn. Ví dụ từ buffet . Tƣơng đƣơng hoàn toàn tƣơng đối là những tƣơng đƣơng dịch thuật trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Trong thuật ngữ du lịch tiếng Anh và tiếng Việt tƣơng đƣơng hoàn toàn tƣơng đối chủ yếu rơi vào các từ đơn. Ví dụ:
holiday kỳ nghỉ hotel khách sạn tourist khách du lịch
+ Tƣơng đƣơng bộ phận: tƣơng đƣơng ngữ pháp- ngữ nghĩa, tƣơng đƣơng ngữ nghĩa- ngữ dụng. Số lƣợng thuật ngữ du lịch có tƣơng đƣơng ngữ nghĩa – ngữ dụng tƣơng đối nhiều vì trong quá trình chuyển dịch chúng tôi chú ý đến nội dung thông báo của thuật ngữ.
a) Các thuật ngữ có tương đương 1: 1
Tƣơng đƣơng 1: 1 là những từ, cụm từ trong ngôn ngữ nguồn đƣợc thể hiện bằng những từ, cụm từ có nội dung tƣơng ứng trong ngôn ngữ đích. Tức là cứ một thuật ngữ gốc chỉ có một thuật ngữ dịch tƣơng ứng. Trong chuyên
ngành tiếng Anh du lịch khách sạn có nhiều thuật ngữ có tƣơng đƣơng 1: 1. Điều cần lƣu ý ở đây là sự khác nhau về trật từ từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Thƣờng trật tự từ giữa tiếng Anh và tiếng Việt ngƣợc nhau. Từ đứng cuối cùng trong thuật ngữ tiếng Anh là thành tố chính, thành tố trung tâm của thuật ngữ, rồi đến thành tố phụ xếp theo thứ tự ƣu tiên thành tố đứng gần thành tố chính. Trong tiếng Việt thƣờng thành tố đầu là thành tố trung tâm.
Ví dụ:
tourism Du lịch
cultural tourism Du lịch văn hoá Ttp Tttt Tttt Ttp
hotel manager Ngƣời quản lý khách sạn Ttp Tttt Tttt Ttp
b. Dịch các thuật ngữ có tương đương 1:>1 (một thuật ngữ gốc có tƣơng ứng hơn một thuật ngữ dịch)
Từ một từ gốc (từ trong ngôn ngữ nguồn) có tới 2,3,… biến thể trong ngôn ngữ đích.
Ví dụ:
disembarkation: sự lên bờ, sự xuống máy bay inventory: hàng tồn kho, bản kiểm kê hàng hoá invest: đầu tƣ, bỏ tiền ra mua
joint: súc thịt, quán rƣợu hoặc nhà hàng cấp thấp, liên hợp. Những từ đƣợc dịch ra nhiều biến thể khác nhau nhƣ vậy đã gây không ít khó khăn cho ngƣời sử dụng. Điều này đòi hỏi ngƣời sử dụng cần phải cân nhắc, lựa chọn từ thích hợp căn cứ vào nội dung ngữ nghĩa của từ ngữ trong ngôn ngữ đích.
c. Tương đương > 1
Đây là trƣờng hợp có nhiều thuật ngữ gốc chỉ có một thuật ngữ dịch tƣơng đƣơng.
Ví dụ: domestic tourism, domestic travel (du lịch nội địa) Front office department, reception department (bộ phận lễ tân) Inclusive tour, packaged tour (chuyến du lịch trọn gói)