doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh giai đoạn 2011-2013
Tiến hành nghiên cứu thực tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, tác giả thấy rằng, hiện nay, các quy trình mà đơn vị đang áp dụng trong quản lý thuế TNDN đối với DN NQD bao gồm:
- Quy trình quản lý nợ thuế theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục Thuế.
- Quy trình cưỡng chế nợ thuế theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 8/5/2009 của Tổng cục Thuế và Thông tư 215/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
- Quy trình kiểm tra theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 qui trình kiểm tra thuế.
- Quy trình kê khai thuế theo Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục Thuế về việc ban hành qui trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.
Đánh giá cụ thể về các quy trình, ta thấy:
* Quy trình quản lý nợ thuế
Quy trình quản lý nợ thuế hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế Hương Sơn là quy trình theo Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục Thuế.
Hình 2.2. Quy trình quản lý nợ thuế nói chung và quản lý nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
Theo đó, các ưu, nhược điểm trong quy trình quản lý nợ thuế nói chung và quản lý nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh bao gồm:
* Ưu điểm
- Quy trình quản lý nợ thuế nói chung và quản lý nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh bao gồm đầy đủ hai nội dung quan trọng của công tác quản lý nợ thuế: Xây dựng chỉ tiêu thu nợ và đôn đốc thu và xử lý nợ thuế.
- Các nội dung chi tiết của quy trình quản lý nợ được cụ thể hóa từ nội dung thực hiện đến thời gian thực hiện và những điểm cần lưu ý.
* Nhược điểm
- Đây là quy trình chung được áp dụng cho nhiều cơ quan thuế, nên khi áp dụng thực tiễn đối với địa bàn huyện Hương Sơn sẽ gặp một số hạn chế nhất định.
- Nội dung kiểm tra, giám sát quá trình đôn đốc thu nợ và xử lý nợ chưa được chú trọng xây dựng và phát triển trong quy trình.
- Các điểm lưu ý trong khi áp dụng quy trình chung vào thực tiễn địa bàn Hương Sơn chưa được xây dựng và hoàn thiện.
- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình quản lý nợ thuế nói chung và quản lý nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn chưa được xây dựng và hoàn thiện.
* Quy trình cưỡng chế nợ thuế
Quy trình cưỡng chế nợ thuế hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế Hương Sơn là quy trình theo Quyết định số 490/QĐ-TCT ngày 8/5/2009 của Tổng cục Thuế và Thông tư 215/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.
Hiện nay, Chi cục thuế huyện Hương Sơn áp dụng hai quy trình cưỡng chế thuế bao gồm:
- Quy trình cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản sử dụng. - Quy trình cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn sử dụng. Cụ thể:
Hình 2.3. Quy trình cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản sử dụng trong quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh)
- Lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế (mẫu số 20/QTR-CCT): + Hàng tháng, chậm nhất sau 3 ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế, công chức lập danh sách người nợ thuế bị cưỡng chế phải áp dụng bằng biện pháp trích tiền từ TK tiền gửi.
+ Trình lãnh đạo duyệt danh sách
- Thông báo sẽ áp dụng cưỡng chế (mẫu số 09-TB/CCNT):
+ In thông báo nhằm nhắc nhở người nợ thuế thực hiện nộp ngay số tiền nợ thuế vào NSNN
+ Gửi thông báo đến người nợ thuế ngay ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký thông báo
Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin 1. Nội dung thu thập thông tin: nơi mở TK tiền gửi của NNT, gồm: tên và địa chỉ ngân hàng, kho bạc và tổ chức tín dụng, số hiệu TK, số dư tiền gửi, nội dung giao dịch qua TK tiền gửi.
2. Nơi thu thập, xác minh thông tin: từ cơ quan thuế; người nợ thuế; từ bên thứ ba: ngân hàng, kho bạc và các tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế mờ tài khoản tiền gửi.
3. Thời hạn thu thập, xác minh thông tin trong 10 ngày, kể từ ngày gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin, gửi giấy mời; trường hợp kiểm tra tại trụ sở NNT theo qui định.
Bước 3. Tổ chức thực hiện cưỡng chế
1. Lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế. Thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin.
2. Thủ trưởng cơ quan thuế ký quyết định cưỡng chế nợ thuế thời hạn ban hành quyết định trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế.
3. Ban hành quyết định cưỡng chế.
Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế 1. Báo cáo kết quả cưỡng chế nợ thuế
2. Lưu hồ sơ CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP TRÍCH TIỀN TỪ TÀI KHOẢN (SƠ ĐỒ 1)
Hình 2.4. Quy trình cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn sử dụng trong quản lý thuế tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh
(Nguồn: Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh)
Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin
1. Nội dung thu thập thông tin: tình hình sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế của người nợ thuế.
2. Nơi thu thập, xác minh thông tin: cơ quan thuế, người nộp thuế. 3. Thời hạn thu thập thông tin trong 2 ngày làm việc, kể từ ngày có yêu cầu cung cấp thông tin.
Bước 3. Tổ chức thực hiện 1. Lập tờ trình đề xuất biện pháp cưỡng chế
2. Thủ trưởng cơ quan thuế ký quyết định cưỡng chế nợ thuế và thành lập tổ cưỡng chế.
3. Thực hiện cưỡng chế: Công bố quyết định cưỡng chế; Kiểm kê hóa đơn trước lúc niêm phong hóa đơn; Lập biên bản niêm phong; Giao hóa đơn đã niêm phong giao cho người nợ thuế bị cưỡng chế bảo quản. 4. Mở niêm phong hóa đơn và giao trả hoá đơn cho người nợ thuế khi người nợ thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp tiền nợ thuế vào NSNN. - Điều kiện: người nợ thuế gửi văn bản cho cơ quan thuế đề nghị mở niêm phong hoá đơn để tiếp tục sử dụng, kèm theo: chứng từ nộp tiền chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế vào NSNN.
- Tổ cưỡng chế thuế tổ chức mở niêm phong hoá đơn và bàn giao cho người nộp thuế tiếp tục sử dụng, theo các bước tương tự như khi tiến hành niêm phong hoá đơn.
Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế 1. Báo cáo kết quả cưỡng chế nợ thuế
2. Lưu hồ sơ CƯỠNG CHẾ BẰNG BIỆN PHÁP ĐÌNH CHỈ SỬ DỤNG HOÁ ĐƠN (SƠ ĐỒ 6)
Bước 1. Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế 1. Lập danh sách người bị cưỡng chế: đối với các trường hợp không áp dụng được hoặc đã áp các biện pháp tại sơ đồ 1-2-3-4-5 nhưng chưa thu được hoặc thu chưa đủ số tiền nợ thuế; chỉ áp dụng đối với người nợ thuế đang sử dụng hoá đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc hoá đơn tự in đăng ký sử dụng tại cơ quan thuế.
Theo đó, các ưu, nhược điểm trong quy trình cưỡng chế nợ thuế nói chung và cưỡng chế nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh bao gồm:
* Ưu điểm
- Quy trình cưỡng chế nợ thuế nói chung và cưỡng chế nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh bao gồm đầy đủ bốn bước của một quy trình chuẩn:
+ Bước 1. Xác định người nợ thuế phải cưỡng chế +Bước 2. Thu thập, xác minh và kiểm tra thông tin +Bước 3. Tổ chức thực hiện
+Bước 4. Theo dõi quá trình thực hiện cưỡng chế nợ thuế
- Các nội dung chi tiết của quy trình cưỡng chế nợ thuế nói chung và cưỡng chế nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh được phản ánh khá chi tiết.
* Nhược điểm
- Đây là quy trình cưỡng chế nợ thuế chung được áp dụng cho nhiều cơ quan thuế, nên khi áp dụng thực tiễn đối với địa bàn huyện Hương Sơn sẽ gặp một số hạn chế nhất định.
- Hiện nay, hai quy trình cưỡng chế đang áp dụng là quy trình cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản sử dụng và quy trình cưỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn sử dụng, ngoài ra, các hình thức khác chưa được nghiên cứu để ứng dụng và phát triển trong thực tiễn.
- Các điểm lưu ý trong khi áp dụng quy trình chung vào thực tiễn địa bàn Hương Sơn chưa được xây dựng và hoàn thiện.
- Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình cưỡng chế nợ thuế nói chung và cưỡng chế nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn chưa được xây dựng và hoàn thiện.
- Văn bản qui chế phối hợp với chính quyền địa phương, với các cơ quan chức năng trên địa bàn chưa được xây dựng và thực hiện đồng bộ.
* Quy trình kiểm tra thuế và qui trình kê khai thuế
Bên cạnh quy trình quản lý nợ thuế và cưỡng chế nợ thuế nói chung và quản lý, cưỡng chế nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng, Chi cục thuế Hương Sơn còn áp dụng quy trình kiểm tra thuế theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008
qui trình kiểm tra thuế và Quy trình kê khai thuế hiện theo Quyết định 1864/QĐ-TCT ngày 21/12/2011 của Tổng cục Thuế về việc ban hành qui trình quản lý khai thuế, nộp thuế và kế toán thuế.
Các nội dung chi tiết của quy trình cũng đã được cụ thể hóa từ nội dung thực hiện đến thời gian thực hiện và những điểm cần lưu ý.
Tuy nhiên, hai quy trình này cũng là hai quy trình được sử dụng chung cho nhiều cơ quan thuế, nên khi áp dụng thực tiễn đối với địa bàn huyện Hương Sơn sẽ gặp một số hạn chế nhất định.
Đồng thời, hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện hai quy trình kê khai và kiểm tra thuế nói chung và quản lý nợ thuế TNDN đối với DN NQD nói riêng hiện đang áp dụng tại Chi cục thuế huyện Hương Sơn chưa được xây dựng và hoàn thiện.
* Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng các quy trình quản lý thuế TNDN đối với DNNQD tại Chi cục thuế Hương Sơn, Hà Tĩnh
Như vậy, đánh giá chung về thực trạng ứng dụng các quy trình thì hiện nay, các quy trình quản lý thuế TNDN đang áp dụng là những quy trình chung được Tổng cục thuế quy định, ngoài ra, Chi cục không xây dựng các quy trình cụ thể tại Chi cục, đặc biệt là đối với quản lý thuế TNDN đối với DN nói chung và DN NQD nói riêng, những lưu ý và hướng dẫn khi thực hiện quy trình chưa được chú trọng.
Bên cạnh đó, quy trình sử chung cho cơ quan thuế các cấp nên khi áp dụng tại địa bàn huyện sẽ gặp nhiều hạn chế bất cập. Hơn thế nữa, các văn bản hướng dẫn thực hiện quy trình kèm theo những lưu ý cũng chưa được xây dựng, vì vậy, hiệu quả ứng dụng quy trình quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD chưa cao.