Bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Hương Sơn - Hà Tĩnh (Trang 38)

Dựa trên những mô tả và đánh giá về kinh nghiệm trong quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN tại Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc, có thể thấy, điểm nổi bật ở các quốc gia quản lý thành công thuế TNDN nằm ở chính sách, cơ chế quản lý.

Luật thuế TNDN của Pháp, Tây Ban Nha quy định cụ thể hệ thống chính sách thuế TNDN có ưu đãi thuế theo diện hẹp, và đây là xu thế mà nhiều quốc gia đã lựa chọn để quản lý thuế TNDN hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các chính sách thuế TNDN còn cho thấy những quy định về ưu đãi cụ thể đối với từng đối tượng khác nhau.

Dựa trên những phân tích về các trường hợp quản lý thuế thành công trên thế giới và nhìn vào thực tiễn tại Việt Nam, đề tài sẽ rút ra những bài học kinh nghiệm cho chính sách quản lý thuế nói chung và chính sách quản lý thuế TNDN nói riêng tại Việt Nam.

Hiện nay, tại Việt Nam, việc ban hành và triển khai ứng dụng thực tiễn các chính sách thuế nói chung và chính sách thuế TNDN nói riêng cần phải thông qua rất nhiều cơ quan khác nhau. Vì vậy nên các chính sách quản lý thuế khá là phức tạp và hiệu quả còn hạn chế.

Trong giai đoạn tới chúng ta cần rút kinh nghiệm trong các vấn đề như:

- Thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển từ quản lý truyền thống mang tính thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và quản lý rủi ro.

- Hoàn thiện hành lang pháp lý cho đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế chuyển từ thụ động trong việc xác định nghĩa vụ thuế và nộp thuế sang cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp.

Đây chính là bài học kinh nghiệm cho Việt nam chuyển đổi sang cơ chế mới (TK-TN). Cơ chế này đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động xác định đúng số thuế phải nộp, thực hiện đúng thời hạn cũng như xác định các ưu đãi thuế, quyền lợi về thuế của mình.

- Nhà nước và Chính Phủ cần tăng cường sử dụng, ứng dụng công nghệ tin học vào tất cả các khâu của quy trình quản lý thuế TNDN.

- Nhà nước và Chính Phủ cần triển khai các giải pháp nhằm tăng cường triển khai mạnh mẽ cơ chế tự khai – tự nộp trong chính sách quản lý thuế nói chung và quản lý thuế xuất nhập khẩu nói riêng.

+ Chú trọng nâng cao tính tự giác của đối tượng nộp thuế TNDN bằng cách chính sách tuyên truyền hiệu quả.

+ Xây dựng được bộ máy quản lý thuế theo chức năng với phân bổ nguồn nhân lực hợp lý hơn.

+ Xây dựng được các nội dung cơ bản về nghiệp vụ, quy trình quản lý thuế TNDN theo yêu cầu của cơ chế tự khai - tự nộp.

- Việc quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng phải thực hiện một số nội dung sau:

+ Quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế TNDN để giúp người nộp thuế hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế của mình.

+ Quy định cơ quan thuế có các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ quản lý thuế TNDN có hiệu lực, hiệu quả.

+ Quy định đầy đủ về việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; xoá nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế; cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật ; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Điều này hiện nay đã được quy định trong Luật quản lý thuế , tuy nhiên các nội dung vẫn chưa cụ thể và chưa được thống nhất.

+ Quy định trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng.

+ Quy định thống nhất trình tự, thủ tục hành chính thuế TNDN theo hướng minh bạch, tạo môi trường thông thoáng tiện lợi cho người nộp thuế.

Bên cạnh đó, học hỏi kinh nghiệm từ Pháp, Tây Ban Nha và nhiều quốc gia khác, Việt Nam cần có những chính sách cụ thể quy định những ưu đãi đối với nông nghiệp, hợp tác xã, KH&CN, môi trường, đầu tư công, ưu đãi cho các tổ chức phi lợi nhuận, ưu đãi cho các đối tượng chính sách xã hội…và nhiều đối tượng nộp thuế TNDN khác.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Xuất phát từ nhìn nhận về tầm quan trọng của công tác quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng, tác giả đã xây dựng nội dung luận văn với kết cấu ba chương chính.

Theo đó, chương 1 của luận văn đi vào tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn về thuế TNDN, về DN NQD và công tác quản lý thuế TNDN đối với DNNQD tại các cơ quan thuế.

Chương 1 của luận văn chỉ ra rằng thuế TNDN đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia, vì vậy, công tác quản lý thuế TNDN cần phải được chú trọng và quan tâm trong các cơ quan thuế. Công tác này bao gồm tám nội dung chính: (1) Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, (2) Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, (3) Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, (4) Quản lý thông tin người nộp thuế., (5) Kiểm tra thuế, thanh tra thuế, (6) Quản lý thu nợ và cưỡng chế nợ thuế, (7) Xử lý vi phạm pháp luật về thuế, (8) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế. Nội dung chương 1 đã làm rõ những khía cạnh cụ thể của tám nội dung trên.

Ngoài ra, phần cơ sở thực tiễn của chương 1 đã giúp đề tài nhìn nhận những kinh nghiệm trên thế giới về quản lý thuế TNDN để rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Nhiệm vụ của chương 2 là dựa vào những kiến thức lý luận và thực tiễn của chương 1, tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thuế TNDN đối với DN NQD tại Chi cục thuế Hương Sơn, Hà Tĩnh trong giai đoạn 2011 – 2013.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC

DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ HUYỆN HƯƠNG SƠN, HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Hương Sơn - Hà Tĩnh (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)