Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Hương Sơn - Hà Tĩnh (Trang 34)

Thuế TNDN ở các nước có tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung đều điều chỉnh các pháp nhân kinh doanh theo nguyên tắc cư trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập.

Theo nguyên tắc cư trú, doanh nghiệp đăng ký và hoạt động theo pháp luật ở nước nào thì phải nộp thuế TNDN ở nước đó.

Theo nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập, thu nhập phát sinh ở quốc gia nào thì phải nộp thuế TNDN ở quốc gia đó. Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc cư trú và nguyên tắc nguồn phát sinh thu nhập ở các nước không hoàn toàn giống nhau.

Tìm hiểu về những bài học kinh nghiệm quản lý thuế của một số nước trên thế giới, tác giả tập trung khai thác kinh nghiệm quản lý thuế TNDN của Pháp, Tây Ban Nha và Trung Quốc. Lý do cho sự lựa chọn này xuất phát từ việc quy định hệ

thống chính sách thuế TNDN có ưu đãi thuế theo diện hẹp như Luật thuế TNDN của Pháp, Tây Ban Nha là đúng với xu thế chung mà nhiều quốc gia đang lựa chọn hiện nay. Nhiều ưu đãi thuế tài trợ cho DN bằng cách cho giảm thuế tương ứng theo tỷ lệ nhất định đối với từng loại chi phí của DN tăng tính minh bạch và rõ ràng. Vì vậy, xem xét và phân tích kinh nghiệm về quản lý thuế TNDN của ba nước này sẽ giúp Việt Nam học hỏi được nhiều bài học để hoàn thiện công tác quản lý thuế TNDN trong các cơ quan quản lý thuế.

1.4.1.1. Quản lý thuế TNDN tại Pháp [17]

Về mức thuế suất thuế TNDN tại Pháp, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 33,1% . Đây là mức áp dụng từ năm 1996, trong khi đó tại các nước châu Âu thuế suất trung bình là 28%, thấp hơn so với mức thuế suất tại Pháp.

Bên cạnh đó, tại Pháp, Chính Phủ quy định các DN nhỏ và vừa có doanh thu dưới 7 triệu Euro/năm thì nộp thuế 15% đối với 38.120 Euro đầu tiên, phần thu nhập còn lại cao hơn mức này thì nộp theo thuế suất phổ thông, và đối với hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, chuyển giao công nghệ áp dụng mức thuế suất 15%.

Ngoài ra, mức thuế suất thuế TNDN 15% tại Pháp áp dụng đối với các khoản thặng dự vốn dài hạn và thuế suất 8% đối với thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần. Các khoản thặng dư vốn dài hạn khi xác định thu nhập chịu thuế được tính trừ một phần chi phí bằng 5% trên thu nhập chịu thuế. Trong khi đó, các tổ chức phi lợi nhuận (các hiệp hội, hội đồng) nộp thuế TNDN theo mức thuế suất thấp hơn là 24%, thu nhập từ đầu tư nộp thuế theo mức thuế suất 10%.

Các đối tượng nộp thuế TNDN tại Pháp phải nộp khoản thuế đóng góp bảo đảm an sinh xã hội mở rộng là 3,3% trên thu nhập chịu thuế TNDN (đối với trường hợp có số thuế phải nộp 763.000 Euro; đối với DN có doanh thu từ 250 triệu Euro/năm trở lên là 5%.

Tại Pháp, chính sách ưu đãi thuế TNDN được quan tâm đặc biệt và triển khai nhiều hình thức miễn, hỗ trợ thuế khấu hao đặc biệt. Cụ thể:

- Các quỹ công cộng, các tổ chức khoa học, giáo dục, các đơn vị dịch vụ công được miễn thuế TNDN.

- Pháp có quy định ưu đãi thuế có thời hạn đối với các DN đầu tư vào một số vùng lãnh thổ kinh tế - xã hội khó khăn, các vùng nông thôn, cận đô, vùng hoang hóa, vùng mỏ cần tái thiết và trong lĩnh vực cạnh tranh gay gắt nếu đáp ứng các ưu đãi thuế

theo quy định.

- Chính sách ưu đãi thuế TNDN tại Pháp có hỗ trợ thuế đối với nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN), DN được giảm thuế tương ứng với 30% số tiền chi cho KH&CN

- Chính sách ưu đãi thuế TNDN tại Pháp cũng có hỗ trợ thuế đối với chi phí cho lao động mới: DN có sử dụng lao động mới (lao động có mức lương dưới 2,5 lần lương tối thiểu 1.430 Euro/tháng) được giảm thuế tương ứng bằng 6% số chi cho lao động tăng thêm (trước 2013 là 4%); Ưu đãi khấu hao nhanh theo mục tiêu đầu tư của nhà nước; (vi) giảm thuế bằng 12% cho đầu tư mở rộng (đổi mới máy móc thiết bị).

Như vậy, có thể thấy, công tác quản lý thuế TNDN tại Pháp nổi bật ở các cơ chế, chính sách ưu đãi thuế TNDN. Mức thuế suất thuế TNDN tại Pháp cao hơn so với bình quân các nước châu Âu nhưng lại có cơ chế và chính sách ưu đãi thuế với nhiều khoản mục ưu đãi cụ thể, chính vì vậy, nghiên cứu quản lý thuế TNDN tại Pháp sẽ giúp rút ra nhiều bài học cho Việt Nam.

1.4.1.2. Quản lý thuế TNDN tại Tây Ban Nha [17]

Về mức thuế suất thuế TNDN, hiện nay Tây Ban Nha áp dụng mức thuế suất 30% bên cạnh những chính sách hỗ trợ riêng đối với từng lĩnh vực, đối tượng khác nhau. Cụ thể:

- Lĩnh vực Khoa học và Công nghệ

Tây Ban Nha áp dụng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ như: Cho khấu hao theo mức thực tế, chi phí cho KH&CN được trừ theo số thực chi; giảm thuế tương ứng 25% số chi cho KH&CN, có trường hợp còn lên đến 42%, có thể còn được Nhà nước tài trợ đến 8% tiền mua máy/công nghệ mới; Giảm 20% số thuế phải nộp cho tất cả các hoạt động đổi mới công nghệ.

- Lĩnh vực đầu tư

Các hoạt động đầu tư vào môi trường, xử lý ô nhiễm được Tây Ban Nha hỗ trợ 8%; được giảm vào thu nhập tính thuế (9.000 Euro/người/năm) đối với DN sử dụng lao động là người khuyết tật; Tái đầu tư vào DN cũng được ưu đãi; Đổi mới tài sản cố định thì được giảm thuế tương ứng 12% trị giá tài sản mới mua sắm (quy định này áp dụng đối với DN nhỏ).

Nhìn chung, Tây Ban Nha cơ bản hỗ trợ trực tiếp DN để tăng tính minh bạch. Thời gian hỗ trợ có thời hạn, tùy từng dự án, có thể lên đến 15 năm hoặc 18 năm.

về vốn mỏng và hoạt động chuyển nhượng vốn mà DN nắm giữ phần vốn ở nước ngoài. Quy định về vốn mỏng: Giới hạn về chi tài chính, lãi vay phải dưới 30% thu nhập trước thuế, trước khấu hao. Nếu DN bị lỗ thì khoản chi tiêu tài chính phải dưới mức 1 triệu Euro. Số tiền vượt 30% không được khấu trừ vào chi phí sẽ được chuyển sang tính vào các năm sau, tối đa đến 18 năm.

Như vậy, điểm nổi bật trong công tác quản lý thuế TNDN tại Tây Ban Nha cũng giống như Pháp, nằm ở cơ chế, chính sách ưu đãi về thuế suất dành cho từng đối tượng khác nhau.

1.4.1.3. Quản lý thuế TNDN tại Trung Quốc [17]

Việc lựa chọn Trung Quốc để nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý thuế nói chung và quản lý thuế TNDN nói riêng xuất phát từ vị thế và sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc. Hiện nay, nền kinh tế của Trung Quốc phát triển một cách vượt trội, tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội liên tục tăng cao, cho thấy hiệu quả phát triển của quốc gia này. Để có sự phát triển đó, chính sách thuế đóng một vai trò then chốt trong chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ Trung Quốc. Vì thế, nghiên cứu những kinh nghiêm của Trung Quốc sẽ rút ra những bài học lớn cho Việt Nam.

Tại Trung Quốc, theo thống kê, hiện nay, áp dụng 26 loại thuế khác nhau, được phân chia theo tính chất, chức năng, bao gồm: Thuế doanh thu; Thuế thu nhập; Thuế tài nguyên; Thuế cho những mục đích đặc biệt, Thuế tài sản, Thuế hành vi, Thuế nông nghiệp, Thuế xuất nhập khẩu. Trong đó, quốc gia này rất chú trọng đến công tác cải cách hệ thống thuế, thiết lập hệ thống thuế hợp lý nhằm xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Bộ Tài chính chịu trách nhiệm xây dựng chính sách thuế, Tổng cục Thuế Nhà nước chịu trách nhiệm thu thuế.

Thời điểm trước 01/01/2008, Trung Quốc áp dụng hai loại hình thuế TNDN, bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng cho doanh nghiệp trong nước, thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài.

Sau ngày 01/01/2008, thuế thu nhập doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nước ngoài được thay thế bởi thuế thu nhập doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng chung cho doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Về đối tượng nộp thuế, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong chính sách thuế của Trung Quốc bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tập thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp liên doanh và

các tổ chức khác.

Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có trụ sở chính tại Trung Quốc thì chịu thuế thu nhập trên thu nhập toàn cầu. Doanh nghiệp nước ngoài chỉ chịu thuế thu nhập trên trên thu nhập có nguồn gốc phát sinh tại Trung Quốc. Doanh nghiệp nước ngoài không có cở sở hoặc địa điểm ở Trung Quốc nhưng có thu nhập như lợi nhuận, tiền lãi, tiền bản quyền và các thu nhập khác phát sinh ở Trung Quốc, thì các khoản thu nhập này bị đánh thuế trên khoản thu nhập ròng.

Về cơ sở tính thuế, thuế TNDN được tính trên cơ sở thu nhập chịu thuế. Thu nhập chịu thuế là tổng thu nhập trong năm tính thuế trừ đi chi phí được phép trừ trong cùng năm tính thuế.

Về các đối tượng được miễn, giảm thuế, các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo qui định, như doanh nghiệp công nghệ cao; doanh nghiệp nằm trong ngành nghề nhà nước khuyến khích kinh doanh; doanh nghiệp sử dụng nguyên liệu chính có nguồn gốc từ chất thải; doanh nghiệp mới thành lập ở khu căn cứ cách mạng, khu vực dân tộc ít người, vùng sâu vùng xa và vùng kinh tế khó khăn; doanh nghiệp bị thiên tai ảnh hưởng nghiêm trọng; doanh nghiệp mới thành lập cung cấp việc làm cho các đối tượng xã hội được nhà nước khuyến khích; các nhà máy, nông trại trực thuộc các cơ quan quản lý giáo dục; doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp…

Trong trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn thật sự sẽ được miễn thuế hoặc giảm thuế trong thời gian nhất định theo quyết định của chính quyền nhân dân cấp tỉnh, khu vực tự trị và thành phố tự trị trực thuộc Hội đồng Nhà nước.

Như vậy, điểm nổi bật trong chính sách quản lý thuế TNDN tại Trung Quốc nổi bật ở các chính sách miễn giảm thuế và quy định cụ thể đối với các đối tượng được miễn giảm cũng như các đối tượng nộp thuế khác nhau.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Chi cục Thuế Hương Sơn - Hà Tĩnh (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)