Nhân vật kì ảo qua cái nhìn loại hình trong tiểu thuyết Giàn thiêu và

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 31)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.Nhân vật kì ảo qua cái nhìn loại hình trong tiểu thuyết Giàn thiêu và

tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm

Qua khảo sát thế giới nhân vật trong hai sáng tác của Võ Thị Hảo, chúng tôi nhận thấy thế giới nhân vật của tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm rất đa dạng, phong phú với nhiều kiểu nhân vật khác nhau. Đó có thể là những con ngƣời bình thƣờng, có khi là những kẻ mang dáng vẻ con ngƣời nhƣng lại xấu xa, độc ác nhƣ dã thú, hay những con vật mang tình cảm, trái tim nhƣ con ngƣời... Nhƣng dù đƣợc miêu tả dƣới dạng nào thì tất cả các nhân vật ấy đều thống nhất với nhau ở đặc điểm: có yếu tố kì

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ảo. Tuy nhiên mỗi loại nhân vật lại đƣợc „bao phủ” bằng sự kì ảo với các mức độ đậm nhạt khác nhau.

Trên cơ sở đó, chúng tôi chia nhân vật kì ảo trong hai tác phẩm trên ra làm hai kiểu: nhân vật kì ảo và nhân vật có yếu tố kì ảo. Cả hai loại nhân vật này đều đƣợc khắc hoạ ở một số phƣơng diện: kì ảo ở ngoại hình, ở hoàn cảnh xuất thân, ở số phận nhân vật, ở các chi tiết nghệ thuật đắt giá và qua các hành động kì ảo. Dù ở phƣơng diện nào thì tác giả cũng đều sử dụng hai loại chi tiết nghệ thuật để miêu tả, đó là chi tiết phi thƣờng hoá (thƣờng đƣợc miêu tả bằng thủ pháp phóng đại) và chi tiết lạ hoá (với những yếu tố kì quái, khác thƣờng...).

2.2.1. Nhân vật có yếu tố kì ảo

Đây là những ngƣời trần mắt thịt có thực trong cuộc sống hiện diện giữa cuộc đời phồn tạp và không ngừng trôi chảy. Nghĩa là tự bản thân nhân vật không thể tự tạo ra những điều kì lạ. Yếu tố kì ảo của nhân vật chủ yếu do ngoại cảnh và các lực lƣợng siêu nhiên bên ngoài đem lại. Nhà văn đã khắc hoạ chân dung, số phận, cuộc đời những nhân vật này qua lăng kính kì ảo. Các nhân vật đã đƣợc pha trộn sự lạ lẫm, bất thƣờng để giao lƣu với yếu tố kì ảo. Đó là các nhân vật: Từ Lộ, Ngạn La, Nhuệ Anh, Từ Vinh, Ỷ Lan, Lý Trác... (Giàn thiêu), Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy), Ả Tuynh (Dệt cỏ)...

Họ cũng giống con ngƣời trong đời thực với những suy tƣ, trăn trở, có cả hạnh phúc lẫn khổ đau. Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ hiện nay, ta bắt gặp bóng dáng của các nhân vật ấy với nhiều cung bậc, trạng thái khác nhau. Một tiểu thƣ khuê các, yểu điệu và chung tình, một chàng trai quyết dứt tình riêng để trả thù nhà, một ngƣời đàn bà đầy quyền lực nhƣng đố kị và ích kỉ... Tất cả đều là những con ngƣời gần gũi với đời thực nhƣng đã ít nhiều đã đƣợc kì ảo hoá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong số các nhân vật trên, nhiều nhân vật đã đƣợc chính sử ghi lại nhƣ Từ Lộ, Ỷ Lan... Dựa vào những sự kiện, những chi tiết có thực đã đƣợc ghi chép lại mà Võ Thị Hảo đã có “chất liệu” để xây dựng nên chân dung những con ngƣời vừa thực vừa ảo, vừa thân quen vừa xa lạ với ngƣời đọc.

Gán cho những nhân vật trên một số nét kì ảo không đồng nghĩa với việc Võ Thị Hảo muốn lật lại quá khứ, soi xét lịch sử, mà ngƣợc lại, chị muốn nhìn hiện thực theo cách riêng của mình - thông qua lăng kính kì ảo. Cái đích cuối cùng của nhà văn là gửi gắm vào những nhân vật đó một thông điệp nhân sinh, một lời nhắn nhủ với con ngƣời trong cuộc sống hiện đại.

Nhân vật Từ Lộ đƣợc coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm, là “cầu nối” giữa các sự kiện và đƣợc đặt trong mối quan hệ mật thiết với các nhân vật khác. Truyền thuyết về xuất thân và quá trình tu tập, hành đạo của Từ Đạo Hạnh trong Thiền uyển tập anh - nguồn sử liệu đã bị huyền thoại hoá để trở thành truyền thuyết về gốc tích vua Lý Thần Tông (do Từ Đạo Hạnh đầu thai làm con Sùng Hiền Hầu) và chuyện vua bị hoá hổ, sau đƣợc Minh Không đại

sƣ chữa khỏi đã đƣợc ghi trong Đại Việt sử kí toàn thư. Võ Thị Hảo đã liên

kết hai tiểu truyện ấy thành một câu chuyện huyền ảo mang triết lí sâu xa. Tuy vậy, ngoài các cứ liệu trên, chƣa có một phán quyết xác đáng nào về con ngƣời Từ Đạo Hạnh, về động cơ cho các hành động trong cuộc đời ông. Tóm lại, nhân vật nửa lịch sử nửa truyền thuyết này tồn tại một cách rắn chắc trong ấn tƣợng của ngƣời hậu thế về một vị sƣ nhiều quyền pháp linh diệu. Còn Võ Thị Hảo lại nhìn thấy ở nhân vật này khả năng lí giải và thể hiện những vấn đề mà chị hằng trăn trở: vấn đề của kiếp ngƣời bị thiêu đốt bởi các dục vọng, vấn đề của những số phận bị lỡ dở bởi bi kịch.

Có thể khái quát toàn bộ hai kiếp sống của nhân vật này nhƣ sau: kiếp thứ nhất Từ là một công tử con quan. Tai hoạ đổ xuống gia đình chàng ngay trong đêm nguyên tiêu dạo chơi cùng ngƣời vợ chƣa cƣới: cha bị Diên Thành Hầu nhờ phép thuật của pháp sƣ Đại Điên giết chết. Cũng từ đây, chàng sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chỉ để trả thù. Quyết dứt tình riêng, Từ tìm đƣờng sang học đạo bên nƣớc Tây Trúc. Sau mƣời ba năm cô độc giữa núi tuyết, chàng trở về và dễ dàng trả thù cho cha mẹ. Diên Thành Hầu thành cái xác không hồn ngày ngày chạy theo đứa con trai độc nhất hoá điên, còn Đại Điên - kẻ giết thuê lại tiếp nhận cái chết một cách bình thản lạ lùng. Sau bao sóng gió, Từ tìm đến ngôi chùa nhỏ trên núi Sài rồi trở thành một vị sƣ trụ trì đức độ, đƣợc tôn pháp danh là Đạo Hạnh. Nhƣng nếu chỉ dừng ở đó thì nhân vật này đâu đã trở thành trung tâm của tác phẩm, thành “điểm nối” giữa lịch sử và hiện tại. Với ngòi bút sắc sảo tinh tế, Võ Thị Hảo đã cách tân câu chuyện, đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết bằng việc tiếp tục đi sâu vào kiếp thứ hai của Từ.

Đạo Hạnh đầu thai thành vua Lý Thần Tông. Nhƣng điều duy nhất mà nhân vật này làm đƣợc chỉ là những lạc thú để rồi chính những tham vọng và lạc thú đó đã giết chết ông ta. Nói tóm lại, nhà văn đã thành công khi xây dựng nên bức chân dung kì bí về Từ Đạo Hạnh, vén bức màn lịch sử bằng những giả thuyết nghệ thuật của mình.

Bên cạnh nhân vật Từ Đạo Hạnh - Thần Tông, Võ Thị Hảo còn vận dụng khả năng nhạy cảm của mình trong việc đƣa chất liệu lịch sử vào tiểu thuyết khi miêu tả nhân vật Ỷ Lan thái hậu.

Nhân vật Ỷ Lan đƣợc ghi rất rõ trong sách Đại Việt sử kí toàn thư nhƣ

sau: bà thay chồng (vua Lý Thánh Tông) nhiếp chính, hết lòng chăm lo cho đời sống nhân dân. Nhƣng Linh Nhân là ngƣời có tính ghen, cho mình là mẹ đẻ mà không đƣợc dự chính sự, mới kêu với vua rằng: “Mẹ già khó nhọc mới có ngày nay, mà bây giờ phú quý ngƣời khác đƣợc hƣởng, thế thì sẽ để mẹ già vào đâu?”. Nên năm Quý Sửu, Thái Ninh năm thứ hai (1073), bà giam Dƣơng thái hậu và 76 cung nữ vào cung Thƣợng Dƣơng rồi bức tất cả phải chết chôn theo Lý Thánh Tông [35]. Tác giả đặc biệt chú ý chi tiết này và đƣa vào đó màu sắc kì ảo nhằm “giải thiêng” lịch sử về nhân vật trên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Ngoài hai nhân vật đƣợc ghi trong chính sử còn một loạt các nhân vật khác cũng đƣợc bao phủ bởi màu sắc của yếu tố kì ảo (tuy mức độ đậm nhạt là khác nhau). Mặc dù các nhân vật này đã đƣợc pha trộn sự khác thƣờng, kì lạ nhƣng họ cũng có đời sống nội tâm, có suy nghĩ, tính cách, hành động nhƣ một con ngƣời bình thƣờng.

Trƣớc hết sự kì ảo biểu hiện qua hoàn cảnh xuất thân của các nhân vật. Hoàn cảnh xuất thân cho ta biết đƣợc gốc gác, cha mẹ, các mối quan hệ của họ với những ngƣời xung quanh. Nhƣng đối với các nhân vật có yếu tố kì ảo trong tiểu thuyết Giàn thiêu và tập truyện Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm lại không đơn thuần nhƣ thế. Ngoài những điều trên, xuất xứ của nhân vật đã đƣợc pha trộn không khí lung linh, mờ ảo, có khi ma quái. Đây chính là “dòng mạch” dẫn dắt nhân vật vào một thế giới khác, thế giới của những bí ẩn hoang đƣờng. Cái đích của nhà văn khi đƣa yếu tố kì ảo vào hoàn cảnh xuất thân của nhân vật là muốn tạo một thế giới đầy rẫy những bất ngờ. Lạc vào thế giới đó, ngƣời đọc sẽ cảm thấy lo âu, thấp thỏm, sợ hãi nhƣng vẫn tò mò muốn biết liệu kết cục sẽ ra sao? Nhân vật sẽ đƣợc sinh ra nhƣ thế nào? Sinh ra từ đâu và lớn lên cùng những sự kiện biến cố nào?

Ta bắt gặp trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp khá nhiều nhân vật có xuất thân kì lạ hoặc không rõ ràng. Trong Con gái thuỷ thần, không ai biết Mẹ Cả là con ai, từ đâu đến. Đã có rất nhiều lời thêu dệt về nguồn gốc của Mẹ Cả. Có ngƣời kể đã trông thấy một cặp Giao Long trong một đêm mƣa bão quấn lấy nhau và sinh ra Mẹ Cả dƣới gốc cây Muỗm, có ngƣời đồn Mẹ Cả là con riêng nên đƣợc cha gửi vào nhà thờ từ khi còn bé... Ngay cả hành tung của nhân vật này cũng đầy bí ẩn, lúc là một cô bé bơi rất giỏi, lúc lại trở thành ngƣời chuyên cứu mạng những kẻ gặp nạn... Hay xuất thân của nhân vật Cún cũng đầy sự kì bí. Cún không cha mẹ, lại tật nguyền, đƣợc một lão ăn mày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhặt về. Nhƣng Cún lại có một nghi lực sống phi thƣờng và vẻ đẹp tâm hồn cao quý.

Trong Những đứa trẻ chết già (Nguyễn Bình Phƣơng), những đứa trẻ

khi mới sinh đã là những ngƣời già. Dù chúng là trai hay gái cũng đều có kết thúc nhƣ nhau. Từ đứa trẻ thành ông già, thành ngƣời đàn ông trung niên hay thành một thiếu nữ có chửa... nhƣng cuối cùng tất cả những con ngƣời quái dị ấy đều chết hoặc biến mất kì lạ.

Sự xuất hiện của bé Hon (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài) trong gia đình Hoài cũng đƣợc pha trộn yếu tố lạ lùng. Bộ đồ lót của mẹ bị bỏ quên ngoài trời, qua một đêm sƣơng, “bị loang lổ những vết từa tựa nhƣ chàm”. Mẹ Hoài tƣởng “không còn khả năng sinh nở nữa” vậy mà ít lâu sau lại hoài thai và sinh ra bé Hon đẹp đẽ, khác thƣờng “nhƣ một thiên sứ pha lê ghé trần gian nhân cuộc dạo chơi miên viễn”.

Đặc điểm chung giữa những tác phẩm trên là có sự xâm nhập của yếu tố kì ảo trong xuất thân của các nhân vật, song trong sáng tác của Võ Thị Hảo, yếu tố kì ảo có phần đậm đặc và độc đáo hơn. Những nhân vật của chị xuất hiện bất ngờ, kì dị, thậm chí có những nhân vật đƣợc sinh ra trong hai kiếp với hai địa vị, hoàn cảnh trái ngƣợc. Điển hình là Từ Lộ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kiếp thứ nhất, Từ là một con ngƣời bình thƣờng với cuộc sống bình dị, hạnh phúc. Nhƣng ở kiếp thứ hai sự ra đời của Từ đƣợc miêu tả qua chi tiết lạ hoá sau: “Linh hồn Từ Đạo Hạnh chỉ là một luồng khí xanh mang hình một hài nhi. Linh hồn ngài khi ra khỏi nóc hang chùa Phật Tích thì ngƣng lại, lơ lửng và thiêm thiếp ngủ giữa lƣng chừng trời, rồi biến thành một con rái cá (...). Hồn đi đến cuối con đƣờng thì đã chui tọt vào trong hình hài một đứa trẻ trai nằm cuộn tròn sẵn trong bụng Sùng phu nhân, bất động nhƣ một xác chết” [20, tr. 454, 457].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Rõ ràng xuất thân của cậu bé Dƣơng Hoán là vô cùng khác thƣờng. Kiếp trƣớc cậu bé đó là một ngƣời đàn ông bốn sáu tuổi già dặn, tinh thông. Nhƣng kiếp sau, trong hình hài đứa trẻ mới lớn, nhân vật này luôn sống trong một niềm khát khao không bao giờ thoả nguyện. Nhiều khi mâu thuẫn giằng xé trong trái tim bé nhỏ. Nhƣng mâu thuẫn đó không thể hoá giải đƣợc. Kể cả khi đã băng hà, Từ Lộ vẫn chƣa muốn dứt khỏi bể trầm luân của cuộc đời “nhục thân vẫn an nhiên trên bệ đá”. Phải chăng nhân vật này còn muốn tiếp tục sự chuyển giao số kiếp trong một hình hài mới?

Bên cạnh đó còn có nhiều nhân vật có hoàn cảnh xuất thân khá giống nhau ở số phận bị “khiếm khuyết”. Đó là sự thiếu vắng tình yêu thƣơng của cha hoặc mẹ. Những nhân vật mồ côi xuất hiện khá nhiều trong các tác phẩm và đã trở thành một môtip quen thuộc. Rất nhiều truyện cổ tích dân gian đƣợc bắt đầu bằng việc các nhân vật không có cha mẹ (Tấm, Thạch Sanh...). Còn trong văn học hiện đại, nhiều nhà văn cũng vận dụng môtip trên để khắc hoạ

hoàn cảnh, số phận các nhân vật: Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế -

Hồ Anh Thái) chỉ đƣợc mẹ nuôi (Miên) nuôi nấng, những đứa con nàng Bua (Nàng Bua - Nguyễn Huy Thiệp) không có cha...

Trong Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm, loại nhân vật mồ côi xuất hiện khá nhiều. Nhƣng không dừng lại ở việc miêu tả sự côi cút, đáng thƣơng của các nhân vật, Võ Thị Hảo còn coi đây là sợi dây gắn kết các nhân vật trong những mối quan hệ bất bình thƣờng hoặc là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi nhân tính của nhân vật. Ngạn La không biết cha mình là ai. Ngƣời mẹ trẻ đã hi sinh tuổi xuân khó nhọc nuôi con khôn lớn. Trớ trêu thay, ngƣời cha của nàng đã hơn một lần muốn giết chết đứa con đẻ của mình. Khi Lý Trác nhận ra Ngạn La là con thì đã quá muộn “Lý Trác sụm xuống trƣớc mặt Ngạn La, đƣa tay về phía con dao trên tay nàng, không cất nổi một lời (...) nƣớc bọt văng cả vào mặt Lý Trác” [20, tr.540]. Những đứa

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con Ả Tuynh (Dệt cỏ) không có cha, bọn chúng lớn lên trong thiếu thốn và nghèo đói. Còn Pạng (Chuỗi người đi trong đầm lầy) sớm mồ côi từ nhỏ, đƣợc ông chú nuôi lớn bằng những bữa nộm tai ngƣời trong rừng rậm. Khi đƣợc vợ chồng Ba Xà cứu sống, Pạng mới đƣợc sống nhƣ một con ngƣời. Từ cuộc sống của quỷ dữ đến cuộc sống làm ngƣời là một hành trình đầy khó khăn, gian khổ. Bởi vậy, miêu tả xuất thân cũng nhƣ nguồn cội của Pạng, Võ Thị Hảo đã sử dụng chi tiết lạ hoá nhằm làm cho nhân vật này trở nên lạ lùng, bí ẩn hơn. Từ Lộ có đầy đủ cả cha và mẹ. Nhƣng chỉ trong một thời gian ngắn, chàng đã mất cả hai ngƣời thân yêu. Chính sự mất mát đó là nguyên nhân biến Từ thành ngƣời khác - con ngƣời của hận thù, chỉ sống vì một mục đích duy nhất: trả thù.

Qua những hoàn cảnh mồ côi trên, Võ Thị Hảo đã thể hiện lòng thƣơng cảm, xót xa với các nhân vật, đồng thời cũng gửi gắm một thông điệp: cuộc sống không chỉ toàn màu hồng mà vẫn đầy khiếm khuyết, thiếu thốn. Bởi vậy con ngƣời hãy biết yêu thƣơng, sẻ chia và giúp đỡ những cuộc đời bất hạnh nhiều hơn nữa.

Dạng biểu hiện thứ hai của loại nhân vật có yếu tố kì ảo là kì ảo ở ngoại hình. Mỗi nhân vật đƣợc khắc hoạ bằng một bức chân dung khác nhau. Thông qua ngoại hình của các nhân vật đó, ta nhận ra đƣợc phần nào tính cách, phẩm chất và đoán trƣớc đƣợc cuộc đời, số phận của họ.

Trong Truyện Kiều, khi miêu tả Thuý Kiều, Nguyễn Du đã phác ra một

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 31)