Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 95)

7. Cấu trúc luận văn

3.4.1. Động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ, rùng rợn

Võ Thị Hảo ƣa sử dụng những động từ mạnh gây cảm giác bất ngờ cho ngƣời đọc.

Đây là những động từ - hệ quả của hành động mà các nhân vật thực hiện, nhƣng cũng có khi những hành động lại tự nhiên diễn ra, hay do một thế lực siêu nhiên nào đó điều khiển. Sử dụng các động từ mạnh là sự thể hiện cá tính sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn. Các động từ ấy biểu hiện sự biến hoá kì diệu hay ghê rợn một cách cực kì nhanh chóng. Ta từng bắt gặp loại động từ này trong các sáng tác dân gian nhƣ truyện cổ tích hay thần thoại. Nhƣng trong những câu chuyện chứa đẫm chất hoang đƣờng ấy, các động từ đƣợc dùng với mục đích miêu tả hành động của nhân vật với các nhân vật. Do đó tính chất gây “sốc” là rất ít.

Còn trong hai sáng tác của Võ Thị Hảo, rất nhiều động từ mạnh xuất hiện khiến ngƣời đọc có cảm giác kinh hãi. Không ai dám hình dung ra những

cảnh tƣợng hãi hùng kiểu nhƣ: “Máu phun ra nhỏ giọt xuống đƣờng” (Đêm vu

lan), hay “nổi bật những bóng đàn bà nhảy dựng lên” trong Giàn thiêu. Giữa

một không gian hỗn loạn đầy tiếng khóc tức tƣởi oan khuất của các cung nữ và những ngƣời thân yêu, bỗng hiện ra một cảnh kinh hoàng:

“Lửa lập tức bùng lên. Những lƣỡi đỏ khổng lồ thèm khát rần rật liếm giàn thiêu. Sạn đạo cũng bùng cháy nhƣ một con giao long khổng lồ quằn quại há miệng ngùn ngụt lửa đỏ và nuốt trọn đảo Âm hồn” [20, tr.37]. Liền tiếp ngay sau đó là tiếng gào thét, tiếng kêu rú của những đôi Công Trĩ, Uyên Ƣơng... kết thúc bằng hình ảnh những ngƣời đàn bà “chới với hai cánh tay lên trời rồi lảo đảo gục xuống, bùng lên nhƣ những bó đuốc”.

Có thể nói, những động từ trên mang đến cho Giàn thiêu gam màu đầy

chết chóc, đen tối. Đó không đơn thuần chỉ là sự miêu tả mà sâu xa hơn là lời phê phán tố cáo đối với những hành động dã man, tàn bạo, và gián tiếp là niềm xót thƣơng cho những thân phận bất hạnh trong xã hội xƣa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hành động của các cung nữ đƣợc miêu tả qua âm thanh ghê rợn: “Bốn mƣơi tám cái cổ họng đồng loạt rú lên bốn mƣơi tám tiếng rú tắc nghẹn” [20, tr.36].

Ngoài ra còn một loạt những động từ gây cảm giác bất ngờ xuất hiện cùng chi tiết xác Từ Vinh trôi trên sông: “Đại Điên phóng vụt cây thiền trƣợng cắm vào ngực cái xác, một tiếng sét vụt nổ giữa trời”. Hay những động từ miêu tả hành động điên cuồng của Lý Câu trong ngày cƣới: “Lý Câu gầm trong họng. Lƣỡi kiếm dữ dội vung lên. Roạt...! Tấm áo choàng bát ty bị chém đứt phăng thành hai mảnh, một mảnh phật phờ rơi trở lại chiếu... Lý Câu chống kiếm nhảy dựng lên, giẫm đạp lên mọi thứ” [20, tr.190].

Đoạn tả cảnh Nhuệ Anh nháy xuống thác Oán tự tử cũng chứa nhiều động từ mạnh: “Nhuệ Anh đạp chân nhoài ngƣời lao xuống phía dòng sông chảy xiết” [20, tr.215].

Đặc biệt là cảnh tƣợng kinh hoàng khi hai cung nữ bị chôn sống sau khi Ỷ Lan thái hậu chết: “Ngôi mộ sống giẫy lên rùng rùng và tiếng ằng ặc vọng lên một cách yếu ớt từ dƣới đất” [20, tr.256].

Còn Thần Tông sau khi hoá hổ có những hành động của loài thú vật: “Ngài ngự gầm rít suốt ngày, xé tan mọi quần áo trên ngƣời...” [20, tr.297].

Động từ “rạch”, “đâm” của Ngạn La trong giàn thiêu cuối thể hiện sức mạnh, lòng can đảm của ngƣời con gái yếu đuối không chịu chấp nhận cái chết dƣới bàn tay bọn đao phủ. Động từ “xẻo gan bàn tay bàn chân” đƣợc lặp lại nhiều lần trong Chuỗi người đi trong đầm lầy nhằm nhấn mạnh chất thú vật, hoang dã của những con ngƣời đang chìm trong u tối giữa rừng già.

Các động từ mạnh chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, đƣa ngƣời đọc lạc vào không khí bảng lảng huyền ảo trong một thế giới không có trong đời thực, đồng thời các động từ này gắn bó với các tình huống có tính phi thƣờng, dị thƣờng của văn học kì ảo, tạo ra sự bất an trong lòng ngƣời đọc trƣớc một cuộc sống quá nhiều đột biến. Sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

những động từ mạnh cũng là cách để tác giả tạo “linh hồn‟ cho tác phẩm, đem lại “sức sống” lâu bền và vững chắc cho những sáng tác vốn dĩ đã rất nhiều

“lửa” nhƣ Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm.

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)