So sánh, đối chiếu

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.3.So sánh, đối chiếu

Thủ pháp nghệ thuật này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các sáng tác vì nó có vai trò quan trọng góp phần định giá giá trị của các nhân vật cùng những sự kiện diễn ra trong tác phẩm. So sánh, đối chiếu vẻ đẹp của các nhân vật với cái đƣợc so sánh là những hình ảnh mang tính chất khác thƣờng, siêu thực. Điều này thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trong việc đƣa chất liệu kì ảo vào câu chuyện.

Với những nhân vật vốn đẹp đẽ nhƣ Nhuệ Anh, Ngạn La... Võ Thị Hảo đặt vẻ đẹp của họ trong thế đối xứng, so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua đó càng thêm nhấn mạnh và khẳng định thiên tính nữ trong mỗi nhân vật này.

Nhân vật Nhuệ Anh có vẻ đẹp hoàn hảo nhƣng không hề kiêu sa, diễm lệ. Ta nhận thấy ở nàng vẻ đài các, dịu dàng và thánh thiện. Từ ánh mắt, khoé môi đến mái tóc của nàng đều đƣợc ví với sự dịu dàng của tự nhiên:

Khoé môi lũm xuống nhƣ hai lúm đồng tiền được chiếu sáng từ bên trong, quyến rũ mê hồn [20, tr.54].

Gương mặt trắng xanh nhƣ một đoá hoa hàm tiếu dƣới chiếc mũ phƣợng [20, tr.180].

Đôi môi đầy đặn nhƣ môi phật, màu trắng [20, tr.278].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trái lại, nhân vật Ngạn La lại mang một vẻ đẹp hoang dã, nóng bỏng và hút hồn bất kì ai trông thấy nàng. Nàng đƣợc ví nhƣ “con mèo nhỏ uyển chuyển” với đôi mắt mèo hoang và đôi mày mềm mại nhƣ hai cánh én; đôi vú mới nhú nhƣ hai vầng trăng có in hình một chiếc bớt trông nhƣ một con thạch sùng nhỏ xíu... Bên cạnh đó nhiều nhân vật cũng đƣợc miêu tả vẻ bề ngoài qua thủ pháp so sánh, đối chiếu, nhƣ Từ Lộ với vẻ đẹp thƣ sinh “mày rậm, mắt sáng miệng nhƣ vành trăng treo”, hay Đại Điên hiện ra gớm ghiếc qua “đôi mắt rờn rờn ánh thôi miên nhƣ mắt cọp trong đêm”, còn những cung nữ đang đợi giờ chết trên giàn thiêu lại đƣợc ví với hình ảnh “ngọn nến cháy lần cuối giữa buổi bình minh ma quái”.

Đặc biệt là những âm thanh gợi tả cảm xúc của con ngƣời cũng đƣợc tác giả đặc tả. Đó là tiếng mõ của sƣ bà nghe nhƣ “tiếng hạc bay, lúc nhƣ than nhƣ khóc, lúc rủ rỉ nhƣ ru êm”, tiếng sáo của Từ Lộ lại đƣợc ví nhƣ “những âm thanh lúc sầm sập nhƣ giông bão, lúc khoan thứ dịu ngọt đến đá cũng phải mềm dịu tuôn chảy tràn ngập nóc cung điện”. Trong Chuỗi người đi trong đầm lầy âm thanh tiếng hú gào của đoàn ngƣời nơi rừng sâu nghe nhƣ tiếng rắn trƣờn mình dƣới mặt bùn nhão sệt, đầy nham hiểm...

Nói tóm lại, thủ pháp so sánh đối chiếu đƣợc Võ Thị Hảo sử dụng khá

phổ biến trong Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Thủ

pháp này đã làm tăng hiệu quả lạ hoá cho cốt truyện, đồng thời cũng góp phần

tạo cho mạch truyện sức hấp dẫn, lôi cuốn. Trong Tiếng thở dài qua rừng kim

tước của Hồ Anh Thái, thủ pháp so sánh cũng đƣợc nhà văn sử dụng khá thành công. Thông qua một loạt những hình ảnh so sánh, đối chiếu, nhà văn này đã gián tiếp bộc lộ nỗi xót xa, đau đớn trƣớc những thân phận bé nhỏ trong cuộc đời. Rừng kim tƣớc gây ấn tƣợng mạnh với ngƣời đọc bởi nó tƣợng trƣng cho sinh mạng, số phận bất hạnh của bao bé gái mới chào đời đã bị tƣớc đi quyền sống, và nó đƣợc ví với hình ảnh những cô gái mƣời bảy tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đang đi tìm lại quyền làm ngƣơì của mình: “Rừng cây kim tước cao lớn rũ hết

lá xanh chỉ còn vòm hoa vàng buông xoã thướt tha nhƣ đám tóc vàng của đám con gái mười bảy” [51].

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 85)