Thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 81)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”

Trong hệ thống nhân vật của hai tác phẩm trên, nhiều nhân vật mang ý nghĩa tƣ tƣởng hay biểu tƣợng cho một quan niệm nhân sinh nào đó. Thông qua hai thủ pháp “vật hoá”, “lạ hoá”, ngƣời đọc dễ dàng khám phá ra bề sâu của tầng lớp ngữ nghĩa ẩn mình trong mỗi nhân vật.

Đôi lúc cuộc sống giả dối cùng với sự tha hoá, lệch lạc về nhân cách đã dẫn các nhân vật vào vòng xoáy của cuộc sống đầy xấu xa, thác loạn. Chính những ham muốn vƣợt quá mức bình thƣờng này đã tƣớc đi tƣ cách làm ngƣời của Từ Lộ - Thần Tông. Vì mê mải theo đuổi công danh địa vị, đắm chìm trong sắc dục mà đức vua bị hoá hổ. Qua một loạt những hình ảnh, ngôn từ giàu tính kì ảo, chi tiết vua hoá hổ hiện ra khá bất ngờ và độc đáo: “Trông nhà vua là một con hổ mà lại nhang nhác một con Dã Nhân. Con hổ vƣơn mình đứng thẳng trên hai chân sau nhƣ dáng đứng của Thần Tông, lồng lộn đi lại mấy bƣớc trên long sàng, khiến cho những ngƣời có mặt ôm tai rú lên khiếp đảm” [20, tr.460). Nhà văn đã dùng ngôn ngữ mỉa mai, trào phúng để lên án, phê phán nhẹ nhàng nhân vật này. Tác giả còn đề cập đến những vấn đề muôn thuở của nhân loại: cái thiện đấu tranh với những bệnh hoạn đầy rẫy trong xã hội. Những ham muốn dục vọng đã nảy mầm rồi trở thành những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

“căn bệnh”, “mầm bệnh” tinh thần cần phải đƣợc mổ xẻ chữa trị. Bằng cách gán cho nhân vật của mình một hay nhiều tính chất giống loài vật, ngƣời viết muốn thức tỉnh lƣơng tri độc giả, đồng thời cũng mang đến cho con ngƣời niềm tin và hi vọng vào những giá trị tốt đẹp hơn trong cuộc sống. Sự biến dạng từ ngƣời sang vật có thể xảy ra khi nhân vật bị tách khỏi đồng loại, cứ triền miên trong nỗi hoài nhớ con ngƣời hay bị dày vò bởi những khao khát nhân tính. Đây là nguyên nhân chính khiến Từ Lộ bị biến thành loài vật.

Thủ pháp “vật hoá” còn thể hiện rõ qua nhân vật Đại Điên. Hắn là một con quỷ đội lốt ngƣời, một kẻ dâm dục mang trong mình trái tim thú vật. Không chỉ dị dạng ở ngoại hình, Đại Điên còn biến dạng trong tâm hồn. Dùng những hình ảnh, chi tiết đặc sắc, nhà văn đã “vật hoá” nhân vật này đến mức cao độ: cặp mắt cọp đói, bàn tay gấu đầy lông lá, giọng nói hổ gầm... Đặc biệt cái chết của hắn mang đậm chất kì lạ - đó là cái chết của con vật chứ không phải cái chết bình thƣờng của một con ngƣời.

Ngoài thủ pháp “vật hoá”, thủ pháp “lạ hoá” cũng đƣợc nhà văn sử dụng khá thành công. “Lạ hoá” là toàn bộ những thủ pháp (nghịch dị, nghịch lí...) đƣợc dùng trong nghệ thuật nhƣ một cách có chủ đích nhằm đạt tới hiệu quả nghệ thuật mà những hiện tƣợng đƣợc miêu tả hiện ra mới mẻ, chƣa quen, khác lạ với ngƣời đọc. Thủ pháp “lạ hoá” nhằm tạo ra sự khác lạ, gây “sốc” cho độc giả và tạo một “điểm nhấn” cho mạch chảy của cốt truyện. Đó là những hình ảnh, chi tiết chứa đựng sự kì lạ, khác thƣờng thậm chí phi thƣờng. Chi tiết ngọn lửa cháy bùng lên trên giàn thiêu cung nữ mang rõ sức sáng tạo mạnh mẽ của nhà văn. Thủ pháp “lạ hoá” tạo ra sự quái đản, kì dị đến ghê rợn: “Lửa lập tức bùng lên. Những lƣỡi đỏ khổng lồ thèm khát rần rật liếm giàn thiêu”. Ngƣời đọc kinh hoàng hình dung ra sức tàn phá ghê gớm của lửa, nó giống nhƣ một con quái vật khổng lồ khát máu đang vƣơn tay thiêu chết các cung nữ tội nghiệp. Chi tiết đám dân chúng hoảng sợ trƣớc cảnh nhật thực u ám đất trời cũng đƣợc “lạ hoá”. Không hiểu đó là hiện tƣợng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gì, những ngƣời dân chỉ biết la lối kêu gào thất thanh “gấu ăn mặt trời”, cùng những hành động kì quặc: chúi đầu con trẻ dƣới vạt áo nâu, dùng mỡ bò trộn nhọ nồi bôi lên mặt, leo lên ngọn cau hú đuổi gấu... Hiệu quả nghệ thuật của thủ pháp “lạ hoá” thể hiện đây là chỉ một sự kiện bình thƣờng nhƣng đối với những ngƣời dân, nó đã đƣợc đẩy lên trở thành quan trọng, thậm chí còn mang tính chất dự báo cho những tai họa xắp xảy ra.

Một chi tiết nữa đƣợc nhà văn miêu tả với dụng ý “lạ hoá”, đó là vào năm Hội Phong thứ bảy, sao chổi hiện ra phía tây bắc kinh thành. Những ngƣời già chạy ra sân ngửa mặt lên trời khóc, các bà mẹ dúi con xuống gầm giƣờng cốt tránh ánh sáng của sao chổi. Ngay cả súc vật cũng bị “lây nhiềm” nỗi sợ hãi: “Lợn rúc đầu vào góc chuồng rú eng éc. Rắn ở đâu kéo về từng đàn phóng ràn rạt, trƣờn vào chật ních trong các chuồng gà” [20, tr.373]. Dƣới ngòi bút nhà văn, hiện tƣợng sao chổi vốn dĩ bình thƣờng trở nên bất bình thƣờng và vô cùng kì dị. Cùng với giọng điệu phóng đại, giễu nhại, thủ pháp “lạ hoá” đã tạo ra không khí li kì nhƣng mới mẻ và hấp dẫn cho tác phẩm.

3.2.2. Ước lệ tượng trưng

Ƣớc lệ tƣợng trƣng là một thủ pháp nghệ thuật đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các sáng tác có yếu tố kì ảo. Nó chủ ý nhằm mục đích tăng cƣờng ấn tƣợng về cái nghịch dị, khác thƣờng làm nổi bật bản chất của hình tƣợng nghệ thuật đƣợc miêu tả, buộc ngƣời đọc phải nghi nhờ. Dạng thức nghệ thuật này không nhằm làm ngƣời ta tin vào câu chuyện mà chủ yếu gợi liên tƣởng và suy ngẫm. Với thủ pháp nghệ thuật này, qua cái lạ mà ngƣời đọc có một con đƣờng mới để tiếp cận trực tiếp nhân vật và các sự kiện có trong tác phẩm.

Võ Thị Hảo sáng tác theo khuynh hƣớng sử dụng yếu tố kì ảo làm “công cụ” miêu tả và phản ánh tác phẩm. Bởi vậy hầu hết các nhân vật, sự kiện, tình tiết trong các tác phẩm đều bao chứa trong nó ít nhiều sự li kì, khác lạ. Để làm tăng biên độ của chất “kì”, nhấn mạnh đến chất “ảo”, nhà văn đã lựa chọn thủ pháp ƣớc lệ tƣợng trƣng trong sáng tác của mình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong Truyện Kiều, thủ pháp này đã đƣợc Nguyễn Du sử dụng khá thành công trong việc khắc hoạ chân dung nhân vật. Từ Hải xuất hiện với ngoại hình đƣợc ƣớc lệ: “Vai năm tấc rộng thân mƣời thƣớc cao”. Còn Thuý Vân thì hiện ra cùng vẻ đẹp mang tính “biểu tƣợng”: “Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang”.

Trong Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Võ Thị Hảo cũng đã vận dụng thủ pháp này nhằm làm “đòn bẩy” đƣa nhân vật cùng những tình tiết trong tác phẩm lên cao. Không chỉ tiếp thu những ảnh hƣởng của truyền thống, tác giả còn mang đến cho thủ pháp này “hơi thở” của thời đại mới. Không dừng lại ở việc “khuôn thƣớc” nhân vật trong một khuôn khổ có sẵn, nhà văn đã đƣa cả chất liệu hoang đƣờng, kì lạ vào trong hành trạng nhân vật. Vẫn lấy chất liệu thiên nhiên làm “thƣớc đo” chuẩn mực nhƣ trong truyền thống, đồng thời Võ Thị Hảo còn hƣ cấu, tƣởng tƣợng ra nhiều yếu tố đã đƣợc “lạ hoá”, phi thực để khắc hoạ chân dung, vẻ đẹp hay phẩm chất của nhân vật. Nhƣ đôi mắt, làn mày của Nhuệ Anh đƣợc tác giả dùng thủ pháp ƣớc lệ để miêu tả: “Đôi mày là đƣơng mây màu khói nhạt”. Đầu lâu Dã Nhân ám ảnh Từ, nó tƣợng trƣng cho mối tình sâu nặng của ân nhân, lại vừa nhƣ tình cảm của một ngƣời mẹ dành cho đứa con bé bỏng. Chiếc đầu lâu cùng cây sáo và mảnh gƣơng đồng là những kỉ vật thiêng liêng khiến Từ nhớ lại tiền kiếp của mình.Viên ngọc trai mà thái sƣ phu nhân tặng làm quà cƣới cho Lý Câu có vẻ đẹp và sức quyến rũ lạ thƣờng: “áp viên ngọc trai uống ánh trăng đó lên tai thì nghe cả tiếng gió biển âm u, sóng biển rì rào, các thuỷ thần thầm thì trò chuyện với nhau từ đáy đại dƣơng sâu thẳm vọng tới” [20, tr.176]. Chiếc rốn màu chu sa của Ngạn La tƣợng trƣng cho sự sung túc tràn đầy của một dân tộc mà bất kì một vị vua nào đƣợc sở hữu chiếc rốn đó sẽ có niềm khoái cảm vô tận vì “một ngƣời đàn bà có chiếc rốn màu chu sa là ƣớc mơ muôn đời của các bậc đế vƣơng” [20, tr.266]. Cây gậy trúc mà đại sƣ Tzu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ban cho Từ Lộ tƣợng trƣng cho công cụ quyền lực để báo thù. Triết lí sâu xa mà tác giả gửi gắm qua những hình ảnh trên là: trong cuộc đời phồn tạp đa đoan vẫn còn rất nhiều những giá trị cao đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn mỗi con ngƣời. Điều này cũng thể hiện cái nhìn hiện đại và sáng tạo của nhà văn về hiện thực cuộc sống.

Nhƣ vậy thủ pháp ƣớc lệ, tƣợng trƣng đã làm tăng phạm vi tƣởng tƣợng của ngƣời đọc, khơi gợi sự hình dung và mở rộng trí tò mò nơi độc giả. Ta cảm giác có một thứ ánh sáng lấp lánh, huyền diệu đang bao phủ khắp câu chuyện khiến tác phẩm trở nên mơ hồ và đa thanh, đa nghĩa.

3.2.3. So sánh, đối chiếu

Thủ pháp nghệ thuật này đƣợc sử dụng khá phổ biến trong các sáng tác vì nó có vai trò quan trọng góp phần định giá giá trị của các nhân vật cùng những sự kiện diễn ra trong tác phẩm. So sánh, đối chiếu vẻ đẹp của các nhân vật với cái đƣợc so sánh là những hình ảnh mang tính chất khác thƣờng, siêu thực. Điều này thể hiện sự sáng tạo của nhà văn trong việc đƣa chất liệu kì ảo vào câu chuyện.

Với những nhân vật vốn đẹp đẽ nhƣ Nhuệ Anh, Ngạn La... Võ Thị Hảo đặt vẻ đẹp của họ trong thế đối xứng, so sánh với vẻ đẹp của thiên nhiên. Qua đó càng thêm nhấn mạnh và khẳng định thiên tính nữ trong mỗi nhân vật này.

Nhân vật Nhuệ Anh có vẻ đẹp hoàn hảo nhƣng không hề kiêu sa, diễm lệ. Ta nhận thấy ở nàng vẻ đài các, dịu dàng và thánh thiện. Từ ánh mắt, khoé môi đến mái tóc của nàng đều đƣợc ví với sự dịu dàng của tự nhiên:

Khoé môi lũm xuống nhƣ hai lúm đồng tiền được chiếu sáng từ bên trong, quyến rũ mê hồn [20, tr.54].

Gương mặt trắng xanh nhƣ một đoá hoa hàm tiếu dƣới chiếc mũ phƣợng [20, tr.180].

Đôi môi đầy đặn nhƣ môi phật, màu trắng [20, tr.278].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trái lại, nhân vật Ngạn La lại mang một vẻ đẹp hoang dã, nóng bỏng và hút hồn bất kì ai trông thấy nàng. Nàng đƣợc ví nhƣ “con mèo nhỏ uyển chuyển” với đôi mắt mèo hoang và đôi mày mềm mại nhƣ hai cánh én; đôi vú mới nhú nhƣ hai vầng trăng có in hình một chiếc bớt trông nhƣ một con thạch sùng nhỏ xíu... Bên cạnh đó nhiều nhân vật cũng đƣợc miêu tả vẻ bề ngoài qua thủ pháp so sánh, đối chiếu, nhƣ Từ Lộ với vẻ đẹp thƣ sinh “mày rậm, mắt sáng miệng nhƣ vành trăng treo”, hay Đại Điên hiện ra gớm ghiếc qua “đôi mắt rờn rờn ánh thôi miên nhƣ mắt cọp trong đêm”, còn những cung nữ đang đợi giờ chết trên giàn thiêu lại đƣợc ví với hình ảnh “ngọn nến cháy lần cuối giữa buổi bình minh ma quái”.

Đặc biệt là những âm thanh gợi tả cảm xúc của con ngƣời cũng đƣợc tác giả đặc tả. Đó là tiếng mõ của sƣ bà nghe nhƣ “tiếng hạc bay, lúc nhƣ than nhƣ khóc, lúc rủ rỉ nhƣ ru êm”, tiếng sáo của Từ Lộ lại đƣợc ví nhƣ “những âm thanh lúc sầm sập nhƣ giông bão, lúc khoan thứ dịu ngọt đến đá cũng phải mềm dịu tuôn chảy tràn ngập nóc cung điện”. Trong Chuỗi người đi trong đầm lầy âm thanh tiếng hú gào của đoàn ngƣời nơi rừng sâu nghe nhƣ tiếng rắn trƣờn mình dƣới mặt bùn nhão sệt, đầy nham hiểm...

Nói tóm lại, thủ pháp so sánh đối chiếu đƣợc Võ Thị Hảo sử dụng khá

phổ biến trong Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm. Thủ

pháp này đã làm tăng hiệu quả lạ hoá cho cốt truyện, đồng thời cũng góp phần

tạo cho mạch truyện sức hấp dẫn, lôi cuốn. Trong Tiếng thở dài qua rừng kim

tước của Hồ Anh Thái, thủ pháp so sánh cũng đƣợc nhà văn sử dụng khá thành công. Thông qua một loạt những hình ảnh so sánh, đối chiếu, nhà văn này đã gián tiếp bộc lộ nỗi xót xa, đau đớn trƣớc những thân phận bé nhỏ trong cuộc đời. Rừng kim tƣớc gây ấn tƣợng mạnh với ngƣời đọc bởi nó tƣợng trƣng cho sinh mạng, số phận bất hạnh của bao bé gái mới chào đời đã bị tƣớc đi quyền sống, và nó đƣợc ví với hình ảnh những cô gái mƣời bảy tuổi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đang đi tìm lại quyền làm ngƣơì của mình: “Rừng cây kim tước cao lớn rũ hết

lá xanh chỉ còn vòm hoa vàng buông xoã thướt tha nhƣ đám tóc vàng của đám con gái mười bảy” [51].

3.3. Các môtip nghệ thuật

Một trong những phƣơng tiện hữu hiệu làm cho tác phẩm trở nên mơ hồ, đa nghĩa nhuốm màu sắc hoang đƣờng là việc vận dụng các môtip thần thoại, các hình thức biến hoá hƣ ảo. Dấu ấn thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong cách xây dựng thế giới hình tƣợng của tác phẩm, việc vận dụng các môtip kì ảo cổ điển và hiện đại để khắc hoạ tính cách, số phận nhân vật cũng nhƣ xây dựng cốt truyện có tác dụng lớn trong việc gia tăng biên độ ý nghĩa và mở rộng phạm vi liên tƣởng ở ngƣời đọc. Bởi vậy thành công mà nhà văn

Võ Thị Hảo đạt đƣợc ở Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa

đêm là việc vận dụng môtip nghệ thuật truyền thống một cách sáng tạo.

Môtip là “thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; Môtip có thể đƣợc phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh một khuynh hƣớng văn học, một thời đại văn học nào đó” [18]. Các môtip mà nhà văn đã sử dụng trong hai tác phẩm trên gồm: môtip gặp Tiên, môtip hoá thân, môtip quả báo, môtip cầu sƣ học đạo, đầu thai chuyển kiếp, thần chú...

Trƣớc hết là môtip ngƣời gặp Tiên. Đây là kiểu môtip thƣờng thấy trong các truyện thần thoại hay cổ tích. Khi nhân vật trong truyện gặp nạn, cần đƣợc giúp đỡ (những nhân vật này phải có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ hoặc đang rơi vào bế tắc tuyệt vọng) lúc này những ông Bụt bà Tiên hiền lành có phép thuật sẽ xuất hiện. Họ hiện ra để giúp nhân vật hoàn thành mơ ƣớc mà kết thúc tác phẩm bao giờ cũng là cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với ngƣời lƣơng thiện. Kế thừa môtip này của truyện xƣa, Võ Thị Hảo đã sáng tạo thêm nhiều tình tiết mới khác truyền thống, góp phần mang đến cho tác phẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

sự mới lạ và hấp dẫn đối với ngƣời đọc. Khi Từ Lộ rơi vào hoàn cảnh bế tắc và đau đớn nhất, chàng đã đƣợc gặp Đại sƣ Tzu và Thập Quang đại sƣ - hai ngƣời thầy thông thái đã chỉ đƣờng cho chàng đến nơi có thể luyện phép thuật. Môtip này khác các môtip truyền thống ở chỗ, hai vị thần mà Từ đƣợc gặp chỉ gián tiếp giúp chàng thoả nguyện mong muốn, họ còn lên tiếng khuyên nhủ chàng từ bỏ thù hận để sống thanh thản hơn. Nhƣng Từ vẫn quyết

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)