7. Cấu trúc luận văn
3.3. Các môtip nghệ thuật
Một trong những phƣơng tiện hữu hiệu làm cho tác phẩm trở nên mơ hồ, đa nghĩa nhuốm màu sắc hoang đƣờng là việc vận dụng các môtip thần thoại, các hình thức biến hoá hƣ ảo. Dấu ấn thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong cách xây dựng thế giới hình tƣợng của tác phẩm, việc vận dụng các môtip kì ảo cổ điển và hiện đại để khắc hoạ tính cách, số phận nhân vật cũng nhƣ xây dựng cốt truyện có tác dụng lớn trong việc gia tăng biên độ ý nghĩa và mở rộng phạm vi liên tƣởng ở ngƣời đọc. Bởi vậy thành công mà nhà văn
Võ Thị Hảo đạt đƣợc ở Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa
đêm là việc vận dụng môtip nghệ thuật truyền thống một cách sáng tạo.
Môtip là “thành tố bền vững, vừa mang tính hình thức vừa mang tính nội dung của văn bản văn học; Môtip có thể đƣợc phân xuất ra từ trong một hoặc một số tác phẩm văn học của một nhà văn, hoặc trong văn cảnh một khuynh hƣớng văn học, một thời đại văn học nào đó” [18]. Các môtip mà nhà văn đã sử dụng trong hai tác phẩm trên gồm: môtip gặp Tiên, môtip hoá thân, môtip quả báo, môtip cầu sƣ học đạo, đầu thai chuyển kiếp, thần chú...
Trƣớc hết là môtip ngƣời gặp Tiên. Đây là kiểu môtip thƣờng thấy trong các truyện thần thoại hay cổ tích. Khi nhân vật trong truyện gặp nạn, cần đƣợc giúp đỡ (những nhân vật này phải có hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ hoặc đang rơi vào bế tắc tuyệt vọng) lúc này những ông Bụt bà Tiên hiền lành có phép thuật sẽ xuất hiện. Họ hiện ra để giúp nhân vật hoàn thành mơ ƣớc mà kết thúc tác phẩm bao giờ cũng là cuộc sống hạnh phúc sẽ đến với ngƣời lƣơng thiện. Kế thừa môtip này của truyện xƣa, Võ Thị Hảo đã sáng tạo thêm nhiều tình tiết mới khác truyền thống, góp phần mang đến cho tác phẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sự mới lạ và hấp dẫn đối với ngƣời đọc. Khi Từ Lộ rơi vào hoàn cảnh bế tắc và đau đớn nhất, chàng đã đƣợc gặp Đại sƣ Tzu và Thập Quang đại sƣ - hai ngƣời thầy thông thái đã chỉ đƣờng cho chàng đến nơi có thể luyện phép thuật. Môtip này khác các môtip truyền thống ở chỗ, hai vị thần mà Từ đƣợc gặp chỉ gián tiếp giúp chàng thoả nguyện mong muốn, họ còn lên tiếng khuyên nhủ chàng từ bỏ thù hận để sống thanh thản hơn. Nhƣng Từ vẫn quyết tâm theo đuổi mục đích của mình, bởi vậy Đại sƣ Tzu đã ban cho chàng cây gậy vạn năng - vật đồng hành duy nhất cùng Từ đến đƣợc đỉnh Thập Vạn Đại Sơn. Chính lòng kiên trì và lửa hận thù là động lực giúp Từ luyện thành công phép lục thông để có thể dễ dàng trả thù Đại Điên.
Loại môtip thứ hai là môtip biến hoá ngƣời - vật, vật - ngƣời (môtip hoá thân). Kiểu môtip này đã trở nên quen thuộc trong văn học phƣơng Tây hiện đại. Chúng ta có thể bắt gặp chuyện con ngƣời bị biến thành con gián, con tê giác, con bọ, cái ghế... trong các tác phẩm của Kafka, Ionetxcô... Tất cả những truyện kì quặc đó đều phản ánh tình trạng con ngƣời bị tha hoá, mất dần nhân tính, trở nên xa lạ với chính mình.
Ở Việt Nam, cũng có khá nhiều tác phẩm sử dụng thành công môtip này, không chỉ nhằm làm biến dạng hình hài mà còn có sự thay đổi trong tâm hồn, tính cách nhân vật. Vì một nguyên nhân hay sau một sự kiện nào đó nhân vật biến dạng theo một trong hai chiều hƣớng: tốt hoặc xấu. Trong văn học dân gian, kiểu biến hoá này có ở nhiều truyện: chàng Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, chàng Cóc chính là một hoàng tử đẹp trai... Trong văn xuôi đƣơng đại, dạng thức nghệ thuật này đƣợc Nguyễn Minh Châu khai thác qua nhân vật Lão Khúng (Phiên chợ giát). Lúc thì lão thấy mình biến thành tên hung thần tay cầm búa tạ đập vào đầu con bò khoang thân thiết của lão, sau lại thấy chính mình là con bò bị đập bằng búa tạ máu mê đầm đìa. Dù thất học và bị lao động nhọc nhằn vắt kiệt sức lực, nhƣng bằng toàn bộ bản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
thể, lão ngờ ngợ về tính hai mặt trong kiếp sống của mình: vừa là hung thần vừa là nạn nhân. Qua sự biểu hiện này, Nguyễn Minh Châu đã nhìn thấy thế giới khác còn lấp khuất phía sau gƣơng mặt của ngƣời nông dân nƣớc ta thời kì trƣớc.
Tiếng thở dài qua rừng kim tước của Hồ Anh Thái lại gắn với phong tục, tập quán và tôn giáo Ấn Độ. Khi những bé gái chào đời đồng nghĩa với việc cha mẹ chúng phải chuẩn bị một khoản tiền lớn làm của hồi môn cho con gái đi lấy chồng. Bởi vậy, rất nhiều hồn trẻ sau khi bị giết đã hoá thân thành rừng kim tƣớc. Qua đó, nhà văn thể hiện nỗi xót xa cho những thân phận bất hạnh trong cuộc đời, đồng thời cũng lên án, tố cáo xã hội bạo tàn đã chà đạp lên quyền sống của con ngƣời.
Còn trong Giàn thiêu môtip này đƣợc nhà văn vận dụng với mục đích
tạo sự “lạ hoá” cho tác phẩm, đồng thời cũng là lời phát biểu về một quan niệm, triết lí nhân sinh về cuộc sống. Môtip hoá thân có hai loại biến hoá: từ ngƣời thành vật và từ vật thành ngƣời. Con ngƣời chỉ bị biến thành loài vật khi phạm phải quá nhiều điều ác. Nhƣng vua Thần Tông hoá hổ không phải vì ông ta tàn nhẫn hay ác độc mà bởi sự u muội trong tâm hồn và tham vọng quyền lực quá lớn. Kiểu môtip này mang đậm màu sắc của Phật giáo. Cũng qua đó, tác giả bày tỏ thái độ mỉa mai, giễu nhại, trào phúng đối với phần bản năng “thú” trong tâm hồn Thần Tông.
Ngoài sự kiện vua hoá hổ, trong tác phẩm còn có những con vật đƣợc miêu tả nhƣ một con ngƣời thực sự, có trái tim nồng ấm, biết yêu thƣơng. Đó là Dã Nhân - ân nhân cứu mạng Từ Lộ. Còn một loại nhân vật nữa cũng mang tính chất biểu tƣợng cho con ngƣời - đó là những đôi Công Trĩ, Uyên Ƣơng xuất hiện trong hai giàn thiêu. Chúng tƣợng trƣng cho mối quan hệ phụ thuộc giữa ngƣời phụ nữ trong xã hội cũ với ngƣời đàn ông đƣợc quyền sở hữu họ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tiếng kêu của chúng giống nhƣ lời than khóc đau đớn cho thân phận những cung nữ nơi cung cấm, họ không chỉ bị mất tự do mà còn bị lệ thuộc cả tính mạng vào đức vua. Bởi vậy, chi tiết nghệ thuật này là lời tố cáo đanh thép đánh vào những luật lệ cổ hủ, hà khắc của triều đại Lý nói riêng và các vƣơng triều phong kiến khác nói chung.
Môtip quả báo gắn với triết lí thiện giả thiện báo, ác giả ác báo. Môtip này xuất phát từ tƣ tƣởng báo oán của đạo Phật, nếu con ngƣời làm điều ác tất sẽ gặp quả báo. Nghệ thuật dùng luật báo ứng vừa để cảnh tỉnh ngƣời đời lại vừa chứa đựng niềm khát khao công lý, vừa là sự khúc xạ nỗi thất vọng trƣớc một thực tại còn nhiều phi lý, bất công. Chân lí mà môtip này thể hiện là mọi ngƣời đều phải trả giá thích đáng cho những hành động tội lỗi của mình. Vì vậy Ỷ Lan thái hậu phải hứng chịu hình phạt đau đớn trong lãnh cung, Vua Thần Tông chết vì dục vọng quá lớn, Đại Điên chết dƣới đầu gậy của Từ Lộ, Lý Trác huỷ hoại bản thân và giết chết cả con gái mình... Trong các tác phẩm xƣa có yếu tố nhân - quả, thì sự quả báo có từ bên ngoài. Còn trong sáng tác của Võ Thị Hảo, sự quả báo đến từ chính những dằn vặt trong lòng mỗi con ngƣời. Qua đó, nhà văn đã thể hiện tính hiện đại trong sáng tạo nghệ thuật của mình.
Môtip thần chú cùng sự ứng nghiệm nhãn tiền của chúng cũng giữ vai trò đắc lực trong việc tạo ra chất hài cho tác phẩm. Kiểu môtip này có ở
Người chăn bò thần thánh. Trong câu chuyện này, thật khó mà tìm thấy bóng dáng của những ngƣời anh em kiểu “Khắc nhập! Khắc xuất!”, “Vừng ơi mở ra” nhƣ trong cổ tích. Ở đây ngoài chức năng thần kì, nó còn là phƣơng tiện để nhà văn trao gửi một cái nhìn phê phán, đả kích sâu sắc: “Hỡi bò! Hỡi bò! Hãy lập tức liền vai, vì rằng mi là bò tập thể. Phàm đã là bò tập thể thì mi phải có phép thần thông vơi đấy rồi đầy đấy. Ta ra lệnh cho cái vai của mi: “Khắc đầy! Khắc đầy””.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Môtip đầu thai chuyển kiếp lại phản ánh mơ ƣớc của con ngƣời đƣợc sống vĩnh cửu, mãi mãi. Dù đã chết ở kiếp này nhƣng vẫn có thể sống lại ở kiếp sau. Kiểu môtip này có nhiều trong văn học dân gian và các sáng tác truyền kì (Truyền kì mạn lục, Tấm Cám…). Trong Giàn thiêu, Từ Lộ - Đạo Hạnh thiền sƣ đã đầu thai vào nhà Sùng Hiền Hầu để mong có đƣợc kiếp sống phú quý giàu sang. Quả thực, sau đó Từ đã đƣợc làm vua - trở thành vua Thần Tông khi mới mƣời hai tuổi.
Loại môtip tiếp theo là môtip giấc mơ. Văn học mọi thời đại thƣờng mƣợn giấc mơ để thể hiện quan niệm nhân sinh, nhân thế. Tâm lí con ngƣời càng phát triển thì giấc mơ càng nhiều dạng, phức tạp. Trình độ nghệ thuật văn chƣơng càng cao thì thủ pháp “giấc mơ” càng trở nên biến ảo linh hoạt. Khi đi vào thế giới kì ảo trong mộng, nhân vật đã thể hiện một cuộc chu du trong tâm tƣởng để đến với một miền đất đầy bí ẩn, mới lạ nhƣng cũng hết
sức sinh động bởi đó là một thế giới nơi cái thực được hư hoá, cái hư được
thực hoá. Võ Thị Hảo đã đóng góp nên sự thành công của tác phẩm khi miêu tả giấc mơ của nhân vật Từ Lộ và mẹ chàng.
Những giấc mơ của hai nhân vật trên chủ yếu xuất hiện và gắn liền với hình ảnh cái chết của Tăng đô án Từ Vinh. Kể từ khi Từ Vinh bị bọn Diên Thành Hầu sát hại, ông nhiều lần hiện hồn về trong giấc mơ của hai mẹ con Từ Lộ. Chính những lần gặp lại hình bóng xác ngƣời cha bên bờ sông máu trong những giấc mộng là động lực đƣa Từ đến với quyết tâm trả thù. Bên cạnh đó còn có sự phân thân trong con ngƣời Từ Lộ khi chàng mơ thấy ngƣời con gái yêu kiều Nhuệ Anh. Sau này, khi đã thành vua Thần Tông, bóng dáng ngƣời tình xƣa vẫn luôn cháy bỏng trong tim ngài. Còn Từ Vinh phu nhân cũng hai lần mơ thấy ngƣời chồng thân yêu nơi địa ngục. Khi vụ án oan của Từ Vinh không đƣợc xét xử, bà đã chết ngay trƣớc bàn thờ chồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 3.2. Giấc mơ và sự biểu hiện của nó qua các nhân vật trong Giàn thiêu
Chủ thể Thời điểm,
bối cảnh Chi tiết giấc mơ Tính chất
Từ Lộ
- Ba ngày sau khi cha bị giết
- Mơ thấy cha khuôn mặt đẫm máu, đôi tròng mắt lồi ra khỏi hốc
Điềm báo dẫn lối đƣa Từ ra bờ sông
- Sau đêm hội Quý Vũ chƣa trả thù đƣợc Đại Điên, suốt ba đêm Từ mơ thấy cha
Cái thây dựng đứng ƣớt đầm rầu rĩ. Văng vẳng tiếng nghẹn ngào: “Từ Lộ con! Cha đã lầm. Ta chỉ tu thiện, không biết phòng ác mới ra nông nỗi này...”.
Động lực thôi thúc Từ trả thù
Tới đƣợc đất Tây Trúc, gặp đại sƣ Tzu
- Từ thấy mình đang đi tới một cửa hang chói loà ánh sáng. Tới một con sông máu, một bên là xác cha chàng trôi ngƣợc trên sông, bờ bên này mẹ chàng mặc áo cƣới chạy theo xác cha chàng
- Từ đạp chân vào con thuyền hình sọ ngƣời - con thuyền sẽ đƣa chàng đến chân Bồ Tát
Sự lựa chọn hai con đƣờng. Cuối cùng Từ đã đi theo tiếng gọi trả thù
Khi Dã Nhân ăn quả độc chết, cả đêm chàng nằm bên xác Dã Nhân
- Thấy một ngƣời đàn ông cao to, quần đen áo đen, chít khăn đầu rìu, mắt tròn thô lố, hai chiếc răng nanh nhọn dài thò ra quặp xuống hai bên mép xanh rờn. Báo hiệu phép thuật của Từ đã linh thông Trở thành vua Thần Tông nhƣng những giấc mộng vẫn ngày đêm ám ảnh - Gƣơng mặt một thiếu nữ nhạt nhoà, đôi mắt dài và có đuôi nhƣ lá
- Xen vào đó là một gƣơng mặt có cái mõm nhọn, phủ một lớp lông tơ mƣợt mà
Từ chƣa thể dứt bỏ hết duyên nợ tiền kiếp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chủ thể Thời điểm,
bối cảnh Chi tiết giấc mơ Tính chất
Mẹ Từ Lộ
Khi gƣơng mặt
trắng bệch của Từ Vinh dựng ngƣợc lên mặt sông, ập vào mặt Diên Thành Hầu khiến ông ta cất tiếng rú hoảng loạn, Từ Vinh phu nhân đang mê man bất
tỉnh trên giƣờng
bỗng bật dậy
Hồn cha con về dẫn ta đi. Ta vừa trôi trên sông cùng với cha con. Đêm nay cha con không ngủ. Mỗi canh giờ lại nghe một trăm hai mƣơi ba lần tiếng rú của những ngƣời bị tra tấn dƣới A tỳ ngục, ngắm bảy lần rừng đao, bảy lần rừng kiếm ánh lạnh nhƣ rắn mà đau cả ruột gan. Nhìn thấy mƣời tám cái vạc đồng nấu ngƣời mà nhƣ chịu dầu sôi rót vào ngực.
Sợi dây thần giao cách cảm nối
giữa hai vợ
chồng
Có thể nói, kì ảo trong mộng là môi trƣờng lí tƣởng để nhân vật trở về với cái tôi đích thực của mình. Bằng việc sử dụng giấc mơ, Võ Thị Hảo đã
chuyển cái nhìn vào bên trong nhân vật, thể hiện những cuộc du hành vào thế giới của cõi siêu nhiên phi thực, từ đó tạo dựng không khí huyền ảo, li kì cho tác phẩm. Đây cũng là sự nối dài nới rộng không gian hiện thực, nhờ đó mạch truyện phát triển tự nhiên, không bị đứt gãy, gƣợng ép, lƣu giữ ấn tƣợng sâu
đậm trong ngƣời đọc. Chính vì thế những giấc mơ cũng đƣợc xem là một hiện
thực đúng nghĩa trong văn học hiện nay.
Từ những môtip kì ảo trên đã hé mở cánh cửa huyền bí để ngƣời viết xới lên những vỉa hiện thực, đặc biệt là thể hiện những vấn đề nhân sinh sâu sắc. Nhờ vậy câu chuyện trở nên lung linh đa nghĩa. Sự hiện diện của những môtip này đã cho thấy thế giới siêu nhiên không vô can mà tác động trực tiếp nhằm tạo ra sự răn đe, cảnh tỉnh và hƣớng đạo đối với con ngƣời.
Việc tái lập những môtip trên không chỉ chủ tâm tác động vào tâm lí hiếu kì của độc giả hiện nay mà sự hiện diện của chúng còn là phƣơng tiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hữu hiệu để nhà văn khắc hoạ tính cách nhân vật, phản ánh một cách chân thực, sinh động hoàn cảnh xã hội, đồng thời dễ dàng bộc lộ nội dung tƣ tƣởng, chủ đề của tác phẩm. Sự xuất hiện của những môtip nhuốm màu sắc hƣ ảo, thần kì này không gây cảm giác xa lạ, quái đản vì chúng xuất hiện nhƣ một tất yếu trong mạch vận động chân thực của cốt truyện.