Thủ pháp “nhại” lịch sử

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 103)

7. Cấu trúc luận văn

3.5.Thủ pháp “nhại” lịch sử

Bằng phƣơng pháp sáng tác kì ảo, các nhà văn hiện nay có thể trình bày cuộc sống từ nhiều phía, bằng nhiều con đƣờng chứ không hoàn toàn bị lệ thuộc vào những hình thức thông thƣờng của bản thân hiện thực. Chúng ta sẽ thấy xuất hiện nhiều sáng tác “giả thuyền thuyết”, “giả cổ tích”, “giả lịch sử”, “giả liêu trai”... Những sáng tác đó tạo ra một không gian, thời gian đặc biệt, một không khí có khi linh thiêng nhƣ cảm xúc tôn giáo, có khi ma quái, rùng rợn...

Còn nhà văn Võ Thị Hảo lại chọn thủ pháp nghệ thuật “nhại lịch sử”

cho sáng tác của mình. Tác giả Giàn thiêu không nhằm tái hiện lại không khí

hào hoa của một vƣơng triều cách đây hàng ngàn năm lịch sử, mà chị chỉ muốn vén bức màn lịch sử dƣới con mắt của một nhà văn, một ngƣời nghệ sĩ ở thời hiện đại ra trƣớc hiện thực. Có thể lịch sử ấy sẽ bao hàm cả phần sáng tối, sự tốt đẹp hay xấu xa, cả những khuất tối, u muội trong tâm hồn những con ngƣời từng đƣợc coi là thần thánh, là cha mẹ của muôn dân.

Qua tác phẩm này, độc giả sẽ nhận thức đƣợc điều gì về triều đại trị vì của vị vua trẻ Thần Tông cùng những nhân vật lịch sử nhƣ Ỷ Lan thái hậu? Có lẽ điều đó không nhiều, bởi vì lúc này tiểu thuyết lịch sử đã trở thành “quá trình cá nhân hoá hƣ cấu” [9]. Nhà văn phản chiếu lịch sử từ tấm gƣơng của ý thức cá nhân, do đó tiểu thuyết này trở thành giả thuyết về một khoảng tối của lịch sử. Suy cho cùng, những tƣ liệu về lịch sử luôn chỉ là phần quá khứ hiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

diện ra trƣớc nhận thức của thực tại. Nó luôn luôn là một cái gì không đầy đủ, không thể xác quyết đƣợc đâu là sự thật. Trong một số trƣờng hợp, những tranh cãi về tính chân thực của một cuốn tiểu thuyết lịch sử thực chất chỉ là sự xung đột giữa cái nhìn cá nhân và cái nhìn cộng đồng. Vì vậy đích cuối cùng của Giàn thiêu không phải viết về những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ mà là từ những chi tiết - sản phẩm của hƣ cấu, tác phẩm buộc ngƣời đọc phải suy tƣ về sự giải thoát, về niềm tin tôn giáo, về những tham vọng và hạnh phúc.

Vậy nhà văn Võ Thị Hảo đã tạo dựng những “dấu ấn” ấy trong lòng độc giả bằng thủ pháp nghệ thuật nào? Với thủ pháp “nhại lịch sử”, tác giả

Giàn thiêu đã vận dụng rất sáng tạo và đạt hiệu quả nghệ thuật cao. Trƣớc hết, giọng “giễu nhại” trong văn xuôi có yếu tố kì ảo sau đổi mới tiếp tục khơi lại nguồn mạch nguyên sơ, khoẻ khoắn của truyện cƣời dân gian. Hai nhân tố chủ đạo tạo nên sắc thái giễu nhại trong các tác phẩm là “u mua” và “châm biếm đối tƣợng” [55, tr.180]. Hay nói cách khác, nó là sự phê phán “mang tính cảm xúc sáng tạo và tích cực và có sức công phá mạnh mẽ đối với những cái xấu xa lỗi thời” [18, tr.30]. Thủ pháp “nhại lịch sử” cũng dựa trên tinh thần phê phán, giễu cợt, đả kích đó của “giễu nhại”. Song dƣới ngòi bút của Võ Thị Hảo, thủ pháp này đã đƣợc sử dụng một cách linh hoạt, khéo léo đầy sáng tạo. Biểu hiện của thủ pháp này là xây dựng chân dung các nhân vật lịch sử có thật nhƣng từ góc nhìn khác và mới mẻ để mang lại tính lạ hoá cho nhân vật. Thủ pháp này dẫn tới ba hiệu quả nghệ thuật

Hiệu quả thứ nhất là giễu nhại, trào phúng với đối tƣợng miêu tả. Trong tác phẩm, nhân vật nguyên phi Ỷ Lan đƣợc tác giả dựng lên bằng “một tƣợng đài” vừa hƣ vừa thực, vừa ca ngợi vừa trào phúng, mỉa mai. Trong lịch sử, bà đƣợc coi là một phật bà quan âm tái thế, một phụ nữ quyền lực và tài năng. Khi vua Thánh Tông nhà Lý đem quân đi đánh Chiêm Thành, bà đã giữ quyền chấp chính, hết lòng chăm lo đời sống nhân dân. Bà từng bỏ tiền trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nội phủ ra chuộc những ngƣời con gái phải đi ở đợ vì nghèo rồi gả cho những ngƣời chƣa vợ. Bà cũng là ngƣời mộ đạo, từng cho xây nhiều chùa tháp, góp phần làm cho phật giáo trở nên hƣng thịnh ở thời Lý. Nguyên phi Ỷ Lan “quyến rũ” ngƣời ta bằng sự đức độ và lòng nhân từ. Trong tác phẩm, Võ Thị Hảo không hề bỏ qua những chi tiết tốt đẹp đó của bà. Gián tiếp qua những cuộc luận bàn chính sự giữa bà với thái uý Lý Thƣờng Kiệt và thái sƣ Lý Đạo Thành, bà luôn tỏ rõ là ngƣời thông minh, rất biết trọng ngƣời tài.

Nhƣng nếu chỉ đi vào ngợi ca công đức Ỷ Lan thái hậu thì Giàn thiêu

chỉ là một bản sử ca đơn thuần mà thôi. Dƣới ngòi bút tinh tế, sắc sảo và nhạy cảm, Võ Thị Hảo đã dũng cảm xoáy sâu vào những phần khuất tối nhất, đời thƣờng nhất trong cuộc đời nhân vật này để giễu nhại và phê phán. Bà cũng là một ngƣời phụ nữ bình thƣờng nhƣ bao ngƣời khác: cũng ghen tuông, đố kị, ích kỉ và đầy tham vọng quyền lực. Bà tự thừa nhận: “Ta muốn duy ngã độc tôn trong thiên hạ... không gì thích thú bằng khi thấy chỉ ngón út của bàn tay ta, cả giang sơn này rùng rùng chuyển động”. Sự giễu nhại này không tách rời tính chất nghiêm chỉnh của tinh thần xây dựng và thái độ thực sự khách quan, cầu thị, bởi mỉa mai, châm biếm không phải đến từ một “cõi lạ”, không dính dáng đến hiện tại mà luôn gắn chặt với thực trạng muôn mặt của cuộc đời. Nhƣ cách nói của Bêlinxki: “Cái mỉa mai có ở đâu nhiều hơn nếu không phải là ở ngay trong chính hiện thực”. Đây cũng là cách để nhà văn tự do trong việc sáng tạo và mở rộng trí tƣởng tƣợng vốn đã phong phú của tác giả.

Chất giễu nhại, trào phúng còn đƣợc đẩy lên đến cao độ khi Dƣơng thái hậu lên tiếng luận tội Ỷ Lan, gọi bà là “nghiệt phụ”, một kẻ “siêu quần” trong việc giết ngƣời. Chất giễu nhại đƣợc bộc lộ ở cái nhìn “trái chiều” về thần tƣợng Ỷ Lan và từ đó cho ta thấy rõ mặt trái của “tấm huân chƣơng”. Còn Linh Nhân chỉ biết bao biện cho mình bằng những lí lẽ thiếu thuyết phục và đầy mâu thuẫn: “Nếu không phải ta mà là bà buông rèm nghe chính sự, sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thịnh vƣợng của quốc gia này có đƣợc nhƣ ngày nay chăng? Kẻ nào ngáng đƣờng ta, dù chỉ là vô tình, kẻ đó phải chết” [20, tr.235]. Cũng qua cuộc đối thoại và sự tự vấn lƣơng tri của Ỷ Lan thái hậu, một sợi dây lôgic đã nối liền hai lực trái dấu trong hành trạng của bà, đúng hơn đã lí giải đƣợc sự phân cực giữa một bà thánh và một phụ nữ tàn nhẫn trong cùng một Ỷ Lan nguyên phi.

Nhà văn đã hƣ cấu, tƣởng tƣợng ra khung cảnh địa ngục ngay trong lãnh cung - một không gian tù túng, tối tăm, chật hẹp nhƣng lại phù hợp cho việc luận tội Ỷ Lan. Vì đây chính là nơi 54 năm trƣớc, bà đã bức chết gần một trăm con ngƣời vô tội. Thời gian diễn ra cuộc đối chất vào nửa đêm, cũng là thời điểm lí tƣởng cho những hồn ma hiện về. Khi còn sống không ai dám kết tội Linh Nhân, chỉ có lƣơng tâm bà bị cắn rứt, dày vò. Nhƣng khi chết, tội ác mà bà gây ra không hề bị lu mờ hay quên lãng. Trái lại nó còn đƣợc khơi gợi và đòi đƣợc phán xét. Việc lựa chọn không gian, thời gian diễn ra sự kiện và sự xuất hiện của các vong hồn bị bức tử trong “phiên toà” đặc biệt là cách nhà văn mỉa mai và phê phán nhân vật

Hiệu quả nghệ thuật thứ hai mà thủ pháp này đạt đƣợc là từ một góc nhìn mới mẻ để soi chiếu vào đối tƣợng miêu tả và tìm ra những giá trị mới, ý nghĩa mới từ những đối tƣợng không mới. Trong Giàn thiêu hiện lên chân dung những con ngƣời thuộc tầng lớp cao quý trong xã hội phong kiến xƣa nhƣ vua, thái hậu, các đại thần đầu triều... Nhƣng ngòi bút nhà văn không chỉ dừng ở việc tụng ca họ mà còn lên án, tố cáo sự lộng hành bạo ngƣợc của một số quan lại thời đó. Đây là cái nhìn khách quan chân thực với cả hai chiều tích cực và cả tiêu cực.

Võ Thị Hảo ca ngợi những giá trị tốt đẹp mà triều Lý đã làm đƣợc nhƣ đánh thắng ngoại xâm, mang lại cuộc sống ấm no cho nhân dân, góp phần đƣa phật giáo trở nên cực thịnh... Thông qua việc tái hiện chân dung một loạt các nhân vật từng đƣợc ghi danh trong lịch sử nhƣ đức vua Thần Tông, thái hậu Ỷ Lan, thái sƣ Lý Đạo Thành, thái uý Lý Thƣờng Kiệt... nhà văn bày tỏ lòng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kính trọng đối với công lao của họ. Dƣới thời vua Thánh Tông và Nhân Tông, đất nƣớc thịnh trị, giặc phƣơng Bắc nhiều lần bị đánh bại. Thái sƣ Lý Đạo Thành đƣợc miêu tả là con ngƣời chân thực, khảng khái. Ông dám tâu bày kể tội quan tham, dâng nhiều kế sách trị nƣớc an dân cho triều đình... Còn thái uý Lý Thƣờng Kiệt lại là vị quan oai nghiêm với “khuôn mặt đẹp uy nghi”, nhờ mƣu kế tài trí của ông mà nhiều lần nhà Lý đánh tan quân Tống, dẹp yên bờ cõi thống nhất nƣớc nhà.

Bên cạnh đó nhà văn còn tố cáo, phê phán các triều đại đã quá tô vẽ đề cao tầng lớp mình, ẩn sau những giá trị cao quý tốt đẹp kia là bao hủ tục còn lƣu cữu, bao tội ác chƣa đƣợc phơi bày... Ỷ Lan vì quá tham lam đố kị mà giết ngƣời tàn nhẫn, trù dập hiền thần nếu họ dám chống đối lại bà. Khi thái sƣ Lý Đạo Thành lên tiếng khuyên can thái hậu không nên xây thêm quá nhiều chùa mà hãy chăm lo nhiều hơn đến cuộc sống nhân dân, bà đã giáng chức và đẩy ông vào Nghệ An làm Tả gián nghị đại phu.

Qua nhân vật Lý Trác, tác giả khái quát chân dung bè lũ quan lại hống hách, nịnh bợ, chỉ biết khƣ khƣ lo cho quyền lợi bản thân. Hay những tên lộng thần nhƣ Diên Thành Hầu, dùng quyền lực hại chết ngƣời vô tội. Ngay cả thế lực cao nhất là vua Thần Tông cũng chỉ làm đƣợc một điều duy nhất là đắm chìm trong lạc thú. Không dừng ở việc phê phán các cá nhân, tác phẩm còn lên án cả một chế độ phong kiến bạo tàn, dù vẻ ngoài đẹp đẽ nhƣng bên trong sớm mục ruỗng, thối nát. Ta thấy rõ điều đó qua lời biện minh sau: “Thời nào cũng vậy thôi, mạng ngƣời quá rẻ trong tay các bậc đế vƣơng, nhƣng vẫn phải phủ lên những cái chết đó nhƣ là một sự ô nhục, hoặc phản trắc hoặc nghĩa cử huy hoàng. Điều này các bậc đế vƣơng thƣờng xuyên làm mà, hoàng hậu họ Dƣơng... ở trong cung từng ấy năm mà ngƣơi vẫn không hiểu rằng cái bức đại vóc đẹp đẽ mà cả triều đình bao giờ cũng dệt nên bởi những mƣu mô, thủ đoạn đƣợc kéo ra từ những con kén gặm máu và nƣớc mắt sao?” [20, tr.236 - 237]. Qua đó ngƣời đọc nhận ra sự lừa dối, giả tạo và tàn nhẫn đang ngự trị trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tâm hồn từng cá nhân và trong lòng cả một triều đại. Dù có tìm mọi cách để đánh bóng, để tô vẽ giá trị thì sớm hay muộn, nhân dân cũng sẽ nhận ra bộ

mặt thật phản dân hại nƣớc của bè lũ gian thần. Nhƣ vậy, tác giả Giàn thiêu

đứng trên lập trƣờng khách quan để nhìn nhận soi xét và đánh giá hai chiều tích cực và tiêu cực đối với những nhân vật lịch sử đã đƣợc đan cài cả phần hƣ cấu, tƣởng tƣợng.

Hiệu quả thứ ba của thủ pháp “nhại lịch sử” là từ nhân vật lịch sử tìm ra những vấn đề trả lời đƣợc cho những câu hỏi của thời đại mang tính thời sự của cuộc sống hôm nay.

Nói nhƣ A.Đuyma “lịch sử là cái đinh để tôi treo bức tranh của mình lên đó”, Võ Thị Hảo muốn tìm câu trả lời cho những câu hỏi của thời hiện đại. Câu hỏi đó xoay quanh vấn đề: giữa khát vọng hƣớng thiện và khát khao quyền lực có mâu thuẫn với nhau? Nhân vật có thể trả lời cho câu hỏi này chính là Từ lộ. Hai kiếp sống của chàng hoàn toàn trái ngƣợc. Kiếp thứ nhất - cƣơng trực, chính nghĩa, tin tƣởng vào đạo lí ở đời. Khi trở thành đại sƣ trên núi Sài, Từ không ngừng thuyết giảng đạo lí cho các đệ tử và chúng dân nghe. Đại sƣ khuyên đệ tử phải có lòng hƣớng thiện, tu tâm tích đức không ham dục vọng. Nhƣng thẳm sâu trong tâm hồn Đạo Hạnh đại sƣ vẫn nhen nhóm ngọn lửa tham vọng vinh hoa. Sự khát thèm lạc thú trần thế và quyền lực cùng sự phản tỉnh về những giáo lí mà ngài từng rao giảng khiến ngài ngày càng nhận ra rằng mình đang lừa mị chúng sinh. Bởi thế, để thoả cơn khát thèm dồn nén suốt một kiếp, ngài đã đầu thai vào cửa đế vƣơng. Lên ngôi báu, vẫn không thoả cơn khát thèm vì còn đó cung nữ Ngạn La chƣa một lần ngài đƣợc sở hữu, còn đó giấc mơ về một mối tình thơ mộng trong tiền kiếp. Dƣờng nhƣ Thần Tông đang sống gấp gáp, vội vàng mong bù đắp những thiếu thốn dồn tụ từ kiếp trƣớc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhƣ vậy trong cùng một Từ Lộ có hai mâu thuẫn lớn tạo ra xung đột: tính hƣớng thiện và lòng ham hố công danh. Sáng tạo nên cuộc đấu tranh vật lộn trong tƣ tƣởng nhân vật, nhà văn đã chỉ ra một thực tế: trong xã hội ngày nay không thiếu những kẻ nhƣ Từ Lộ, thậm chí có ở mọi nơi. Con ngƣời đang tự huỷ hoại tâm hồn mình bằng sự ảo tƣởng huyễn hoặc của quyền lực và bị sức mạnh đồng tiền cám dỗ. Cũng có những ngƣời bị lƣơng tâm dày vò cắn rứt, mong muốn hối cải để đƣợc sống thanh thản, nhƣng trƣớc ánh sáng chói loà của địa vị, tiền bạc, họ lại buông xuôi bản thân vào vòng xoáy băng hoại đạo đức. Đây chính là lời cảnh tỉnh, nhắc nhở với con ngƣời đang sống trong thời đại mới: hãy biết kiềm chế tham vọng mà vƣơn lên bằng nghị lực và niềm tin của mình. Quyền lực chỉ trở nên có ý nghĩa chân chính khi nó gắn với tính hƣớng thiện, với lòng nhân đạo. Rời xa nó, quyền lực dễ trở thành tội ác.

Không sử dụng thủ pháp “nhại lịch sử” nhƣ Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp lại dùng thủ pháp “giả lịch sử” trong sáng tác của mình. Với các nhân vật Quang Trung, Gia Long... Nguyễn Huy Thiệp muốn dùng huyền thoại để “hoá giải” huyền thoại và kéo các nhân vật lịch sử lại cuộc sống đời thƣờng. Lịch sử đã biến thành dã sử, truyền kì, thành phƣơng tiện để chuyển tải tƣ

tƣởng của nhà văn về vấn đề con ngƣời. Ví dụ trong Phẩm tiết, Quang Trung

và Gia Long trở thành những con ngƣời bằng xƣơng bằng thịt với những ứng xử của đời thƣờng. Huyền thoại về Ngô Thị Vinh Hoa nói lên bản chất tự do, độc đáo, phi thƣờng cũng nhƣ bình thƣờng của cái đẹp. Vẻ đẹp siêu phàm của nàng nhƣ một liều thuốc thử để hai vị vua bộc lộ nhân cách. Cả Quang Trung và Nguyễn Ánh đều nhận đƣợc từ Vinh Hoa một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc cho những tham vọng về quyền lực và căn bệnh ảo tƣởng duy ý chí. Còn

trong Kiếm sắc, Đặng Phú Lân mang mộng tƣởng về công danh, địa vị, cuối

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 103)