7. Cấu trúc luận văn
3.4.2. Các phó từ mang tính chất đột biến
Mọi ấn tƣợng thẩm mĩ mà chúng ta có đƣợc về tác phẩm đều do ngôn từ tạo nên. Hai sáng tác của Võ Thị Hảo mang đến cho ngƣời đọc những ấn tƣợng mạnh mẽ bất ngờ trƣớc những biến cố, sự kiện hay hành động của các nhân vật. Vì khi thâm nhập tác phẩm, cảm giác bị vây bủa, giăng mắc, bị ám ảnh ban đầu nhƣ đƣợc gia tăng nồng độ bởi thế giới kì ngôn. Liên tiếp xuất hiện các phó từ chỉ tính chất bất bình thƣờng hoặc thoắt ẩn thoắt hiện của sự vật, hiện tƣợng nhƣ: bỗng, bỗng nhiên, đột ngột, chợt, bất giác...
Theo thống kê của chúng tôi, trong hai tác phẩm trên có đến 256 lần tác giả sử dụng các phó từ. Trong đó Giàn thiêu là 231 lần.
Đó có thể là sự xuất hiện đột ngột của một sự việc kì lạ:
“Bỗng có tiếng sột soạt mơ hồ, Thuận khẽ hé mắt. Và cái nhìn đầu tiên của nàng bị hút về bậu cửa sổ. Con Bƣớm ma không còn ở đó. Nàng bỗng cảm thấy lo sợ” [21, tr.11].
“Bỗng có cái gì đó rơi rất êm, rất nhẹ trên mặt Thuận” [21, tr.13]. “Bỗng có tiếng rít ghê rợn trên không trung. Đó là tiếng réo của câu thần chú” [21, tr.40].
Có khi đó là sự phá vỡ một trạng thái đang tĩnh lặng của không gian hoặc thời gian:
“Bỗng lại một tiếng gào xé ruột nữa làm rách toang bầu không khí câm lặng” [20, tr.36].
“Đột ngột, không gian nhƣ bị vỡ ra thành muôn mảnh bởi tiếng vó ngựa từng đàn hốt hoảng chạy lồng lên trong bóng đêm” [20, tr.168].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
“Chợt một tiếng mõ lạc lõng rơi ra ngoài giàn đại hợp quần của muôn ngàn tiếng mõ đang râm ran trong buổi lễ rót thẳng vào tai Thần Tông” [20, tr.271].
Hoặc thuật lại hàng loạt các sự kiện lạ lùng diễn ra khiến những nhân vật khác cũng phải kinh ngạc:
Đàn cò trắng đậu trên rặng tre bên sông “hốt hoảng vụt bay, rớt xuồng mặt sông những tiếng kêu xao xác nhƣ tiếng hú khóc” [20, tr.73].
“Bỗng từ miệng quả bầu âm dƣơng, một luồng khí hôi thối luồn ra xanh lẹt nhƣ một chùm rắn lục bao phủ lấy vầng oán khí màu đen đang vần vũ trên sông” [20, tr.76].
Đó có thể là hiện tƣợng kì bí của thiên nhiên:
“Gió bất chợt cuồng nộ trên sông Gâm. Vòm trời cao xanh thoắt sầm tối” [20, tr.192].
Võ Thị Hảo sử dụng các phó từ chỉ sự đột biến ở mức độ cao, đậm đặc và có chủ ý. Các sự vật, hiện tƣợng, sự kiện diễn ra sau các phó từ này đều bí ẩn, lạ kì và ghê rợn. Nhƣng chính những bất ngờ ấy lại tạo sự lôi cuốn, gợi trí tò mò nơi độc giả. Ta cũng nhận ra cảm quan hiện thực mà tác giả gửi gắm
cuộc sống đầy rẫy những biến hóa bất ngờ, những hiểm nguy luôn rình rập con người. Con người thật bé nhỏ mong manh trước dòng đời bất trắc.