7. Cấu trúc luận văn
3.4.3. Tính từ miêu tả với gam màu nóng lạnh
Võ Thị Hảo đƣa vào thế giới ngôn từ của mình những tính từ chỉ gam màu nóng và pha trộn với chất liệu màu tối. Việc sử dụng những tính từ đó góp phần tạo ra không khí bức bối, ngột ngạt thậm chí bực bội hoặc uất ức cho số phận các nhân vật. Dƣờng nhƣ trong bức tranh nóng dữ dội nhƣng cũng đầy chết chóc đen tối đó, con ngƣời trở nên cô đơn và lẻ loi hơn.
Gam màu nóng xuất hiện ngay khi ta lật giở những trang đầu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chết của các cung nữ, màu đỏ của hình tam giác vẽ bằng máu Uyên Ƣơng trên các vầng trán của họ, màu đỏ của các súc gỗ làm sạn đạo, màu đen sẫm nhƣ cánh quạ của những chiếc áo choàng đao phủ gợi những bữa tiệc máu âm phủ” [20, tr.35].
Hay so sánh “một trăm cung nữ đã biến thành một trăm cuộn vải đỏ rực máu” [20, tr.33]; “màu đỏ chết chóc của sạn đạo đâm thẳng vào ngôi lầu tám mái trắng mái lợp bằng chín tầng vải sô, trang điểm bằng những búi xơ tre nhuộm đen mang hình âm dƣơng nửa đen nửa trắng” [20, tr.31].
Quện hoà giữa không khí chết chóc tang thƣơng ấy là mùi tanh của những xác ngƣời bị thiêu cháy: “Mùi tanh lợm và khét lẹt của máu, thịt ngƣời cháy vẫn phả đến từ đảo Âm Hồn” [20, tr.42]. Qua đó thể hiện nỗi đau của tác giả trƣớc những số phận bi thƣơng trong xã hội cũ, đồng thời cũng là lời lên án đối với xã hội bạo tàn cùng những luật lệ hà khắc, cổ hủ mà chế độ phong kiến sử dụng để làm công cụ chế áp con ngƣời.
Đó còn là những tính từ chỉ trạng thái không gian tối tăm, tù ngục trong lãnh cung - nơi giam giữ những cung nữ chót phật ý vua: “Một dãy hun hút những biệt phòng xây bằng đá nền đen gân trắng, cửa ra vào bằng lim khối, ngay giữa mùa hè cũng phả hơi ẩm ƣớt lạnh lẽo rợn ngƣời” [20, tr.219]. Trên nền xám tối đó nổi bật lên sắc đỏ của máu Ỷ Lan tuôn rơi khi bị đàn chuột cắn xé “máu tuôn đỏ lòm thành vũng dƣới chân bà” [20, tr.232].
Bên cạnh đó thiên nhiên cũng đẫm màu “nóng gắt” dƣới con mắt sƣ bà Nhuệ Anh “xa xa, cửa Càn Nguyên điện nhuộm vàng, hoàng hôn rớt lại trong một vệt ráng chiều thấm máu trên đƣờng chân trời” [20, tr.278]. Hay thiên nhiên chết chóc, đau đớn trong giàn thiêu cuối “riu ríu trong gió, áng mây đổ ngang trời xập xoạ mờ tỏ những bóng áo đỏ với mái tóc dựng ngƣợc lên trời theo ngọn lửa cháy rần rật” [20, tr.537 - 538].
Qua khảo sát hai tác phẩm, chúng tôi nhận thấy hai gam màu đỏ và đen xuất hiện với tần số dày đặc: trong Giàn thiêu màu đỏ xuất hiện 121 lần và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
màu đen là 64 lần, còn ở Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm tần số này
là 10 và 12. Không chỉ là màu đỏ của sạn đạo, của lửa, của áo choàng cung nữ mà còn có màu đỏ của máu ngƣời. Cùng với đó là màu đen xám của bầu trời, của màn đêm trong cánh rừng già, màu đen của cánh Bƣớm, của tàn tro thiêu cuốn sách... Hai gam màu đó đan cài, hoà quện tạo cho cốt truyện một không khí ma quái, trầm buồn và mang hơi hƣớng của thần thoại hay cổ tích.
Đặc tả hai gam màu này cũng là một dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Gam màu nóng với sắc đỏ chính là nỗi đau, tội ác, nỗi oán hờn của những kiếp ngƣời bé nhỏ bị vùi dập bởi những thế lực bạo tàn. Còn gam màu lạnh với sắc đen lại thể hiện sự khắc nghiệt của số phận con ngƣời cùng sự ảm đạm, nỗi buồn đau và những linh cảm xấu trƣớc hiện thực tàn khốc. Từ đó, tác giả đã gửi gắm nhiều vấn đề nhân sinh sâu sắc. Đó là nỗi đau đớn, khắc khoải trƣớc sự rạn vỡ của những giá trị đạo đức cùng niềm thƣơng cảm xót xa khi chứng kiến những va đập cuộc đời.
Ngoài những tính từ đi liền với gam màu nóng - lạnh ra, Võ Thị Hảo còn mang vào tác phẩm của mình những đoạn trữ tình ngoại đề đầy chất thơ. Đó là những đoạn tả cảnh thiên nhiên tƣơi đẹp, trong sáng: “Con sông về mùa cạn nƣớc trong vắt có thể nhìn thấu những viên đá cuội nhiều màu ẩn hiện và những đàn cá thân mỏng đuôi dài, hàng vẩy lƣng óng ánh màu sắc lƣợn đi lƣợn lại qua những nhánh rêu xanh đen đƣới đáy sông” [20, tr.193].
Những đoạn miêu tả tình yêu thuần khiết của Nhuệ Anh - Từ Lộ nơi thác Oán sông Gâm cũng đậm vẻ lãng mạn: “Những giọt mƣa dội xuống thân thể lúc này lại dịu dàng êm ái, mỗi giọt mƣa chạm xuống nhƣ mang theo một hơi thở nồng nàn sƣởi ấm cơ thể của chàng. Cái mùi đàn ông lạ lẫm, đắng ngắt, ngầy ngậy, bạo liệt nhƣ đá rừng rực toả hơi nóng dƣới ánh mặt trời pha lẫn hơi mƣa tƣơi tắn và trinh khiết khiến nàng ngây ngất chợt nhƣ lả đi chợt lại nhƣ lạc vào cõi phiêu bồng” [20, tr.211]. Cảm giác về tình yêu, nỗi đam
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mê nồng nàn, cháy bỏng đƣợc tác giả diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ của đời sống hiện đại, bay bổng mà vẫn rất chân thành. Đó là tiếng nói đắm đuối, bất tử không bao giờ cũ của tâm hồn. Qua đó tạo sự cân bằng cho tác phẩm: sau bi ca, tráng ca là tình ca, sau máu lửa là chất thơ... Và đó chính là cuộc sống với muôn màu sắc nhƣ nó vốn có.
Để khẳng định sự tƣơng đồng trong việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật có yếu tố kì ảo giữa Võ Thị Hảo và các nhà văn khác, chúng tôi đƣa ra bảng so sánh sau:
Bảng 3.3. Bảng so sánh tần số xuất hiện phó từ, tính từ, động từ gắn với yếu tố kì ảo trong sáng tác của Võ Thị Hảo, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh
Tác phẩm Phó từ gắn với yếu tố kì ảo
Tính từ gắn với yếu tố kì ảo
Động từ gắn với yếu tố kì ảo
Những truyện không nên
đọc lúc nửa đêm 2 22 15
Giàn thiêu 231 185 64
Những ngọn gió Tua Hát 26 42 23
Nỗi buồn chiến tranh 123 97 55
Qua bảng so sánh trên, ta thấy có sự ổn định một đặc trƣng nghệ thuật của các nhà văn sáng tác theo khuynh hƣớng kì ảo. Đó là việc ƣa thích sử dụng những ngôn từ nghệ thuật đậm đặc sắc màu kì lạ nhƣ phó từ, tính từ, động từ kể trên. Rõ ràng việc lặp lại với tần số lớn những ngôn từ nghệ thuật trên chính là một biểu hiện rõ rệt của khuynh hƣớng sáng tác kì ảo (trong đó có Võ Thị Hảo nói riêng và các nhà văn khác nói chung).