Tình huống truyện có yếu tố kì ảo

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 74)

7. Cấu trúc luận văn

3.1.Tình huống truyện có yếu tố kì ảo

Tình huống truyện chính là hoàn cảnh để kết tinh xung đột truyện, khắc hoạ hình tƣợng nhân vật. Bởi vì trong các tình huống truyện ấy, nhân vật gặp gỡ nhân vật để yêu thƣơng hay đấu tranh, và nhân vật gặp gỡ các sự kiện biến cố để bộc lộ bản chất thật hoặc bộc lộ tính cách. Các tình huống kì ảo cũng mang ý nghĩa tƣơng tự với các nhân vật kì ảo.

Sự hiển xuất của các hoàn cảnh kì ảo đƣợc xem nhƣ những tình huống quan trọng tạo ra sự chuyển biến của cốt truyện. Nó gắn kết các nhân vật cùng tham gia vào một sự kiện, một biến cố có ý nghĩa nào đó. Do “mọi cái kì ảo đều là sự vi phạm trật tự quen thuộc, một sự đảo lộn không thể chấp nhận đƣợc trong lòng những quy luật bất biến của đời thƣờng” [12] nên khi cái kì ảo xuất hiện, nó sẽ tạo ra sự “đứt gãy” của hiện thực khách quan, đặt ngƣời đọc vào thế lƣỡng lự hoang mang và buộc phải theo dõi quá trình diễn biến của câu chuyện.

Các tình huống truyện trong hai sáng tác trên của Võ Thị Hảo không hoàn toàn chỉ bao gồm các tình huống ảo mà còn đan xen kết hợp cả các tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm có rất nhiều sự hoà trộn, lắp ghép một cách tự nhiên, thuần thục các yếu tố ảo - thực, mối quan hệ tƣơng hỗ giữa chúng khiến ngƣời đọc không cảm thấy có sự vô lý hay vết hằn giữa các mối ghép bởi chúng đã đƣợc ngƣời viết công phu che đậy bằng những dẫn dắt hợp lý, hấp dẫn mang tính nghệ thuật.

Đan cài lồng ghép hai mảng thực - ảo trong cùng một tình huống là cách để nhà văn đi sâu khai thác những mảng sáng tối, những phần lẩn khuất trong tâm hồn con ngƣời. Một phƣơng diện không kém phần quan trọng của sự lồng ghép ảo - thực là khiến cái kì ảo trƣợt trong ánh sáng thực, cọ xát với cuộc sống đời thƣờng giúp mở toang cánh cửa hiện thực. Đằng sau những tình huống truyện có vẻ hoang đƣờng phi lôgic, đằng sau những ấn tƣợng kinh dị là chủ nghĩa hiện thực sâu sắc, là giá trị nhân bản, là lời báo động đối với con ngƣời về chính bản thân mình.

Trước hết là loại tình huống có tỉ lệ yếu tố thực - ảo tương đối cân bằng nhau và ít nhiều gắn với đời thường. Ở đây, yếu tố kì ảo đƣợc nhà văn tạo ra không phải bằng những hiện tƣợng siêu nhiên không giải thích nổi mà chính bằng việc cƣờng điệu, phóng đại một số chi tiết hoặc phẩm chất nào đó của hiện thực. Tác giả lấy chất liệu ngay từ nền hiện thực này để tạo dựng một nền hiện thực khác mà nhìn vào đó hiện thực nền tảng đƣợc soi sáng rất nhiều.

Tình huống xác Từ Vinh trôi trên sông, cánh tay trực chỉ đúng cổng nhà Diên Thành Hầu chứa cả sự phi lí lẫn có lí. Thực tế, Từ Vinh bị Diên Thành Hầu thuê Đại Điên giết hại. Sau khi bị giết, nỗi oan khiên còn đó, thù nhà chƣa trả nên hồn Từ Vinh chƣa thể thanh thản về nơi cực lạc, bởi vậy hồn đã nhập vào xác mà chỉ ra kẻ đã giết hại mình. Nhƣng sự kì lạ lại không chỉ có vậy, ngoài yếu tố hoang đƣờng đây còn là tình huống “mở” cho số phận và cuộc đời Từ Lộ. Trƣớc cái thây đang sừng sững nhƣ một bức tƣợng cùng khuôn mặt nhuốm đầy máu đau đớn của cha, Từ Lộ đã quyết dành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cả cuộc đời, hi sinh tình yêu, tuổi trẻ để báo thù. Nhƣ vậy, chỉ với tình huống gặp gỡ trực tiếp duy nhất này đã làm thay đổi hoàn toàn số phận một con ngƣời. Để thể hiện nỗi oan khiên và đau đớn của nhân vật, Võ Thị Hảo đã phải dùng đến thủ pháp kì ảo để tạo ra tình huống ảo.

Khi trở thành vua Thần Tông, trong lòng Từ luôn có một khối mâu thuẫn giằng xé: một bên là ham muốn vinh hoa phú quý, một bên là mơ ƣớc về một tình yêu trong sáng trong tiền kiếp. Hai mơ ƣớc mâu thuẫn không thể dung hoà khiến ngài rơi vào bế tắc. Bắt đầu từ chi tiết thực này chi tiết lạ hoá thứ hai xuất hiện: Vua hoá hổ. Việc hoá hổ cũng chính là quả báo cho những tham vọng quá lớn đó của Thần Tông. Chỉ sau một đêm, ngài đã mang hình hài và hành động nhƣ loài dã thú. Khắp ngƣời mọc đầy lông lá, ánh mắt đỏ ngầu nhƣ muốn ăn tƣơi nuốt sống kẻ khác... đây thực sự là một chi tiết kì lạ, hoàn toàn hoang đƣờng.

Đặc biệt, tình huống thiêu cung nữ đƣợc “gợi ý” từ sự kiện các cung nữ bị bức chết theo vua khi vua băng hà đã từng đƣợc ghi trong chính sử. Tình huống ảo thể hiện ở sự sáng tạo của nhà văn khi tái tạo lại khung cảnh giàn thiêu giữa một không khí bảng lảng, ma quái và ghê rợn. Bầu trời Na Ngạn hiện ra toàn một màu đỏ cùng tiếng rít của gió, tiếng kêu khóc của những ngƣời thân đến tiễn đƣa các cung nữ khiến không gian nhƣ chìm trong một rừng âm thanh hỗn tạp. Cùng với đó là mùi tanh lợm của máu ngƣời, mùi nồng hắc của rƣợu pha trộn tạo nên mùi chết chóc của địa ngục. Nhƣng tất cả chỉ lên đến đỉnh điểm khi ngọn lửa trên sạn đạo bùng lên nuốt chửng các cung nữ, chỉ còn thấy những bóng đàn bà nhảy dựng lên lần cuối.

Tuy ở các tình huống trên, ta đi vào khai thác riêng rẽ hai yếu tố thực - ảo, song cần phải nhận thấy rằng hai yếu tố này luôn đan cài, song hành cùng nhau. Chúng không tách rời mà trái lại, sự gắn kết giữa chúng giúp ngƣời đọc nhận ra những vấn đề sâu xa hơn, mang ý nghĩa nhân sinh mà tác giả đề cập. Đồng thời cũng tạo ra sự liền mạch cho tác phẩm, khiến cốt truyện không bị

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đứt gãy. Các tình huống thực - ảo có vai trò quan trọng đẩy xung đột truyện lên cao, dẫn dắt các nhân vật vào những mối quan hệ, những hoàn cảnh giao tiếp mới. Mà nguyên nhân chính tạo ra sức hấp dẫn cho câu chuyện là việc tác giả đã xoá nhoà đƣợc ranh giới ảo - thực.

Có thể thấy, trong một tình huống yếu tố thực và ảo chỉ đƣợc suy ra từ cảm nhận của ngƣời đọc. Ngƣời viết không hề đánh dấu đâu là tình huống thực, đâu là tình huống ảo mà phải do sự nhận xét, tự tìm hiểu của độc giả kết thành. Chỉ có điều, tỉ lệ giữa yếu tố thực - ảo là không giống nhau ở mỗi tình huống. Nhƣng dù nhiều hay ít, đậm đặc hay mờ nhạt thì đằng sau những tình huống đó vẫn luôn ẩn chứa một nỗi niềm, một quan niệm sống mà nhà văn thiết tha mang đến cho ngƣời đọc.

Trong Giàn thiêu, sự đan cài những tình tiết hƣ - thực đã tái tạo cả một mê cung của cái phi lí. Đó là mảnh đất nƣơng náu và gieo mầm tội ác bất công. Chúng tôi muốn nói đến tình huống Đại Điên gây tội ác và bị Từ Lộ trả thù. Sau bao tội ác, cuối cùng Đại Điên lại đƣợc nhận một cái chết quá bình thản nhẹ nhàng: đầu gậy của Từ chỉ chạm nhẹ đã đủ giết chết tên ác quỷ, một dòng máu đen đặc hôi tanh chảy tràn trên đất, khiến nửa khuôn mặt hắn bị biến dạng. Nhƣng tại sao một kẻ độc ác, thú vật nhƣ Đại Điên là đƣợc hƣởng cái chết bình yên đến vậy? Dƣờng nhƣ nhà văn muốn hƣớng ngòi bút của mình sang một lối rẽ khác: Đại Điên đã biết trƣớc và đón nhận sự trừng phạt từ lâu nên hắn có đƣợc sự ung dung tự tại. Còn lòng hận thù trong Từ Lộ lại quá lớn, đã lấn át lí trí và trái tim khiến Từ bị hẫng hụt, bất ngờ và ghen tị với cái xác dƣới chân chàng.

Khi Ngạn La bị giam trong lãnh cung, nàng đã đƣợc chứng kiến cuộc đối thoại giữa hai ngƣời đàn bà quyền uy - đó là Dƣơng thái hậu và

Linh Nhân Ỷ Lan. Đây là tình huống chứa nhiều xung đột và mang ý nghĩa

nhân sinh cao cả. Cuộc đối chất diễn ra giữa các hồn ma nhƣng cũng có sự tham dự của đàn chuột đói. Tội ác của thái hậu Ỷ Lan không chỉ bị trừng phạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

bởi lƣơng tri cùng nỗi day dứt trong tâm hồn mà còn bị báo oán ở kiếp sau. Chính đàn chuột là hiện thân của sự hối hận mà bà đã gây ra, chúng không ngừng lao vào cắn xé, hành hạ Linh Nhân.

Loại tình huống thứ hai lại chứa đựng sự phi lí mang tính chất siêu nhiên, khiến con người nhiều khi không thể giải thích được hoặc khiến người đọc hoài nghi và tìm cách giải mã. Trong Đêm vu lan, tình huống tƣớng quân cụt đầu cùng đoàn kị binh dƣới chân cầu mấy trăm năm chỉ ao ƣớc đƣợc trở về dƣơng thế thật xót xa, đáng thƣơng và đáng trân trọng. Điều kì lạ ở đây là, một ngƣời bị cụt đầu vẫn có thể cƣỡi ngựa và cất tiếng hỏi ngƣời sống. Thậm chí biết rơi nƣớc mắt và khuôn mặt buồn rƣời rƣợi. Võ Thị Hảo đã vận dụng tình huống này trong tích truyện dân gian - một ngƣời đã chết vẫn muốn tìm lại sự sống của mình nhƣng cuối cùng đành thất vọng vì không ai giúp ngƣời đó biến mơ ƣớc thành sự thật. Thực ra ngay trong xã hội ngày nay vẫn còn ẩn chứa bao bất công oan trái, con ngƣời trở nên xa lạ và vô cảm nhiều hơn.

Đó còn là tình huống cây độc xuất hiện và cái chết của Dã Nhân. Hai tình huống này thực chất chỉ là một vì nó cùng phản ánh một sự việc: Dã Nhân chết vì ăn phải quả của cây độc đó. Cây độc có nguồn gốc từ cây gậy khô mà Từ Lộ đã dùng trên con đƣờng đi tìm nơi luyện phép. Khi lên đến đỉnh Thập Vạn đại Sơn, đƣợc Dã Nhân cứu sống, Từ đã cắm cây gậy vào vách đá trong hang và lãng quên nó. Qua một thời gian tu luyện, Từ đã học đƣợc phép lục thông. Lúc này chàng mới nhận ra cây gậy ngày nào giờ xanh tốt, nhú mầm và mọc ra những quả chín đỏ mọng. Nhƣng trong mỗi quả độc ấy chứa đựng cả một khối hận thù, đây cũng chính là “liều thuốc độc” giết chết Dã Nhân: “Quả chín thứ hai còn trên tay, thân thể Dã Nhân bỗng bị co rút lại, giật lên từng cơn dữ dội, đổ vật xuống đất...”. Cái chết của Dã Nhân luôn ám ảnh và theo Từ trong suốt hành trình của hai kiếp sống. Quả độc không chỉ giết hại Dã Nhân mà còn làm nứt nẻ mặt đất, đốt những đám cỏ thành úa tàn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

và có sức mạnh tàn phá khủng khiếp: “Nơi quả cây trong tay Dã Nhân vừa rơi xuống dập nát, nhựa đen úa ra, mảng cỏ hoang rêu đá chỗ đó lập tức úa vàng, mặt đất mặt đá nứt toác, bốc khói...”. Thông điệp mà ta nhận ra qua tình huống này là: lòng hận thù sẽ là kẻ thù đầu tiên giết chết chính ta, bởi vậy con ngƣời phải biết sống vị tha và nhân ái hơn nữa.

Một tình huống nữa thuộc loại này là tình huống đàn chuột trong lãnh cung. Những con chuột xuất hiện trong không gian và thời gian tối tăm, tù túng và lạnh lẽo. Đây là thời điểm và môi trƣờng thích hợp cho chúng đƣợc thả sức tung hoành. Đàn chuột trông nhƣ những con quỷ dữ hiện hồn trong đêm vắng, đua nhau gặm cụt tay chân, róc sạch xƣơng thịt của bao cung nữ. Không chỉ có vậy, chúng còn là công cụ trả thù, là “cỗ máy” xử án đặc biệt và lạ lùng. Chúng giống nhƣ những vị “quan toà” trong “phiên toà” xét xử lại tội ác mà Ỷ Lan thái hậu đã gây ra. Chi tiết này mang ý nghĩa biểu tƣợng: lòng hận thù không chỉ là công cụ báo oán mà còn là kẻ thù của chúng ta.

Nhƣ vậy với việc sử dụng gam màu kì ảo trong các tình huống truyện cùng sự đan cài các yếu tố thực đã góp phần tạo cho bức tranh huyền ảo của

Giàn thiêuNhững truyện không nên đọc lúc nửa đêm sự đa nghĩa và hấp dẫn. Rõ ràng sự tham gia của yếu tố kì ảo trong tình huống truyện đã mở rộng phạm trù, kích tấc của cái hiện thực, mở ra những vùng đất mênh mông vô tận cho sự cày xới của ngòi bút. Ở đây cái kì ảo đã thể hiện chức năng “lạ hoá” nhằm làm nổi bật ý đồ triết lí của tác giả và hiệu quả gián cách nghệ thuật xuất hiện. Đó là việc biến sự vật quen thuộc, thông thƣờng thành xa lạ, kì quái để ngƣời ta hiểu rõ về sự việc ấy hơn từ một góc nhìn mới. Lôgic câu chuyện chuyển từ bề mặt câu chữ vào phần chìm của “tảng băng trôi”. Ngƣời đọc bằng “con mắt tâm linh” soi rọi vào chiều sâu tác phẩm, khám phá cái có lí đằng sau cái phi lí nằm trong lớp nghĩa hiển ngôn của ngôn từ. Nhờ vậy những điều nhà văn muốn gửi gắm sẽ dễ dàng đƣợc ngƣời đọc đồng cảm, chia sẻ và tán thành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua phân tích và rút ra ý nghĩa của các tình huống truyện có yếu tố kì ảo trên, chúng tôi đƣa ra bảng tổng kết sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1. Khảo sát các tình huống có yếu tố ảo - thực và ý nghĩa nghệ thuật của chúng

Tình huống Thực Ảo Ý nghĩa

Từ Vinh trôi trên sông chỉ tay vào nhà Diên Thành Hầu

Từ Vinh bị Diên Thành Hầu giết chết. Đây là cái chết oan

Xác chết trôi trên sông, biết chỉ tay vào nhà kẻ thù, khuôn mặt biến dạng nhƣng ngùn ngụt lửa căm thù - Mong muốn đƣợc giải oan - Là bƣớc ngoặt đối với cuộc đời Từ Lộ

Vua hoá Hổ Vì ham muốn công danh

địa vị, không muốn lỡ nốt kiếp này mà Từ đã đầu thai và trở thành vua Thần Tông

Mang hình hài và hành động của loài dã thú

Cái giá phải trả cho tham vọng quá lớn Giàn thiêu cung nữ Việc các cung nữ bị bức chết đã đƣợc ghi trong chính sử

Không khí tang thƣơng, chết chóc đẫm mùi ma quái.

Số phận bi thảm của ngƣời phụ nữ trong xã hội xƣa. Cuộc đối thoại

trong lãnh cung

Ỷ Lan luôn ăn năn day dứt vì tội ác đã gây, nên đã cho xây nhiều chùa chiền, nhƣng trong lòng bà luôn bị dằn vặt.

Đêm khuya trong lãnh cung, Linh Nhân bị các oan hồn và đàn chuột đói trừng phạt.

Làm điều ác ở kiếp này sẽ chịu “quả báo” ở kiếp sau.

Trả thù Đại Điên Từ mạnh hơn Đại Điên nên đã chiến thắng

Đại Điên chết vì bị đầu gậy chạm vào, mọc bƣớu, bƣớu nứt vỡ, máu đen chảy ra.

Kẻ ác bị trừng trị

Quả độc giết chết Dã Nhân

Dã Nhân vì cứu Từ nên đã thử quả độc trƣớc

Cái chết biến dạng của Dã Nhân ngay sau khi ăn quả độc

Ngợi ca và

thƣơng xót những trái tim nhân hậu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu YẾU tố kỳ ảo TRONG SÁNG tác võ THỊ hảo (QUA TIỂU THUYẾT GIÀN THIÊU và tập TRUYỆN NGẮN (Trang 74)