7. Cấu trúc luận văn
3.4. Ngôn từ nghệ thuật nhƣ một phƣơng tiện thể hiện yếu tố kì ảo
Ngôn ngữ đóng vai trò là chất liệu, là phƣơng tiện biểu hiện mang tính đặc trƣng của văn học. “Không có ngôn ngữ thì không thể có tác phẩm văn học, bởi vì chính ngôn ngữ chứ không phải cái gì khác đã cụ thể hoá và vật chất hoá sự biểu hiện của chủ đề và tƣ tƣởng, tính cách và cốt truyện. Ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên mà nhà văn sử dụng trong quá trình chuẩn bị và sáng tạo tác phẩm; Nó cũng là yếu tố xuất hiện đầu tiên trong sự tiếp xúc của ngƣời đọc với tác phẩm” [18]. Còn theo Pôxpêlôp “ngôn ngữ là một trong ba phƣơng diện cơ bản tạo nên sự thống nhất của hình thức tác phẩm” [44].
Với tƣ cách là những thể loại gắn liền với từng đổi thay của đời sống xã hội thì ngôn ngữ trong truyện ngắn và tiểu thuyết sau đổi mới, ngoài những đặc trƣng riêng do sự tác động của yếu tố kì ảo, cũng in đậm dấu vết chuyển mình của một giai đoạn văn học đầy sôi động.
Không nằm ngoài “mạch chảy” của ngôn ngữ hiện đại, ngôn ngữ của
Giàn thiêu và Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm đã góp phần hoàn thiện nghệ thuật cho tác phẩm cũng nhƣ khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn. Gần nhƣ đa số các nhà văn kì ảo hiện nay khi sử dụng yếu tố kì ảo nhƣ một thủ pháp nghệ thuật, họ đều có ý thức cao trong việc miêu tả thứ ngôn ngữ nằm giữa đƣờng biên của hƣ và thực, bình thƣờng và linh dị nhằm diễn tả một thế giới kì bí, đầy thách thức đối với trí tuệ, tình cảm con ngƣời.
Khảo sát hệ thống ngôn ngữ có yếu tố kì ảo của Giàn thiêu và 5 truyện
ngắn đầu tiên trong Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm (bởi toàn bộ
phần sau của tập truyện này đều đã đƣợc xuất hiện trong Giàn thiêu), chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn