Thực hiện đúng và đưa ra những sáng kiến mới trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy định nghiệp vụ bảo lãnh, quy trình bảo lãnh

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 74)

- Nhân tố chủ quan

AN BÌNH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

3.2.1. Thực hiện đúng và đưa ra những sáng kiến mới trong việc xây dựng hệ thống văn bản quy định nghiệp vụ bảo lãnh, quy trình bảo lãnh

hệ thống văn bản quy định nghiệp vụ bảo lãnh, quy trình bảo lãnh

Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình đã soạn thảo một hệ thống văn bản quy định việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh đối với khách hàng, quy trình thực hiện và gửi tới từng chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để phổ biến, hướng dẫn cách thực hiện hoạt động này. Từng cán bộ, nhân viên của chi nhánh nên đọc kỹ, hiểu sâu, thông thạo các quy định này, kết hợp với các văn bản quy phạm pháp luật của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như: luật các tổ chức tín dụng, quy chế bảo lãnh ngân hàng kèm theo quyết định 26/2006/QĐ-NHNN, quy định về thế chấp, cầm cố tài sản, các quy định về giao dịch bảo đảm…, cập nhật thường xuyên sự thay đổi của các văn bản trên để có thể thực hiện đúng, không vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó, cũng nên đưa ra những ý kiến đóng góp, sáng tạo để hoàn thiện hơn quy trình bảo lãnh, góp phần nhanh chóng giải quyết nhu cầu bảo lãnh cho khách hàng mà vẫn đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh. Cụ thể:

- Chủ động tìm kiếm và hướng dẫn khách hàng thực hiện đúng các yêu cầu của hoạt động bảo lãnh. Điều này giúp giảm bớt thời gian và công sức đi lại cho khách hàng, cũng như giúp chi nhánh chủ động hơn trong việc lựa chọn khách hàng và xác định rủi ro, qua đó phần nào nâng cao được chất lượng món bảo lãnh;

năng lực tài chính. Thẩm định tốt sẽ giúp chi nhánh xác định được tính khả thi của dự án, qua đó đánh giá chính xác rủi ro của khách hàng, từ đó đưa ra mức ký quỹ và tài sản đảm bảo phù hợp, cho thấy trách nhiệm của ngân hàng đối với bên nhận bảo lãnh và bên được bảo lãnh;

- Trong khâu xét duyệt bảo lãnh nên rút ngắn thời gian để đảm bảo thuận tiện cho khách hàng. Ví dụ như thay vì kế toán sẽ kiểm tra, duyệt tiền trong tài khoản ký quỹ của khách hàng có đủ chưa để ký phát hành thư bảo lãnh thì quản lý tín dụng sẽ làm luôn công việc này, như vậy sẽ giảm bớt được thời gian khách hàng phải chờ đợi;

- Chi nhánh cần thực hiện tốt công việc theo dõi và đôn đốc việc thực hiện hợp đồng của bên được bảo lãnh trong thời hạn có hiệu lực của bảo lãnh. Cán bộ chi nhánh cần đến tận nơi xem xét, giám sát tiến độ thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, đối với những khoản bảo lãnh có tài sản bảo đảm cầm cố thế chấp, chi nhánh cũng phải theo dõi thường xuyên và bảo đảm tài sản này, cần tính khấu hao tài sản trong trường hợp khoản bảo lãnh là trung và dài hạn, đánh giá lại tài sản và yêu cầu khách hàng bổ sung thêm nếu còn thiếu.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 74)