Quy trình bảo lãnh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 25)

Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thông thường của ngân hàng, phát sinh 3 quan hệ riêng biệt sau:

- Quan hệ thương mại: giữa người được bảo lãnh và người nhận bảo lãnh (người thụ hưởng bảo lãnh) thông qua hợp đồng mua bán, hợp đồng xây lắp, hợp đồng kinh tế khác…

- Quan hệ dịch vụ bảo lãnh: giữa người được bảo lãnh và ngân hàng phát hành bảo lãnh (bên bảo lãnh) thông qua đơn xin phát hành bảo lãnh;

- Quan hệ bảo lãnh: giữa người nhận bảo lãnh ( người thụ hưởng) và người bảo lãnh ( ngân hàng phát hành bảo lãnh) thông qua thư bảo lãnh hoặc thư tín dụng, hoặc ký hối phiếu nhận nợ…

Sơ đồ 1.1. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh của ngân hàng

- Bước 1:

Khách hàng quan hệ giao dịch với bên thứ ba thông qua việc ký kết hợp đồng về thanh toán, xây dựng, vay vốn… Bên thứ ba yêu cầu phải có bảo lãnh của ngân hàng.

- Bước 2:

Khách hàng làm đơn xin được bảo lãnh gửi ngân hàng. Do tính chất của bảo lãnh là hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng nên nếu muốn ngân hàng chấp nhận bảo lãnh thì khách hàng cũng phải đạt được đầy đủ các điều kiện cấp tín dụng của ngân hàng và trải qua các thủ tục phân tích như các hình thức cấp tín dụng khác. Sau đó ngân hàng mới đưa ra quyết định cấp bảo lãnh hay không. Nếu ngân hàng đồng ý cấp bảo lãnh, quan hệ dịch vụ bảo lãnh giữa khách hàng và ngân hàng được thiết lập.

- Bước 3:

Ngân hàng và khách hàng ký kết hợp đồng bảo lãnh và phát hành thư bảo lãnh, đồng thời thực hiện thông báo về thư bảo lãnh cho bên thứ ba. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng độc lập với hợp đồng kinh tế giữa khách hàng và ngân hàng, thể hiện ràng buộc tài chính giữa ngân hàng và bên thứ ba.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w