Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên 2008-

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 42)

- Nhân tố chủ quan

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên 2008-

2008-2010

Trong quãng thời gian 3 năm 2008-2010 là quãng thời gian đầy thử thách với hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và ABBank nói riêng. Đây là khoảng thời gian mà nền kinh tế trong nước đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2007. ABBank bằng những định hướng đúng đắn, những giải pháp kịp thời và sự nỗ lực của toàn ngân hàng đã vượt qua thời kỳ khó khăn và bảo đảm an toàn, ổn định hệ thống. ABBank Chi nhánh Thái Nguyên cũng góp phần không nhỏ vào những nỗ lực đó.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Trong năm 2008, tổng nguồn vốn huy động được của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên đạt mức 561,624 triệu đồng; năm 2009 tăng lên mức 611,301 tỷ đồng (tăng 8.84 % so với năm 2008); năm 2010 huy động được 631,59 triệu đồng (tăng 12.46 % so với năm 2008). Tuy là một Chi nhánh mới được thành lập chưa lâu, lại trải qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới nặng nề 2007-2008, nhưng với chủ trương đúng đắn, kịp thời đưa ra định hướng, chính sách khách hàng và lãi suất trong từng giai đoạn biến động của thị trường của ABBank nên nguồn huy động được của chi nhánh vẫn đạt mức tăng trưởng khá đều hàng năm. Cán bộ nhân viên chi nhánh cũng thường xuyên có những hoạt động tiếp thị, khuyến mãi như rải tờ rơi, tặng quà khách hàng đến gửi tiền, chuyển tiền, cùng với thái độ phục vụ niềm nở, chu đáo nên đã thu hút được khá nhiều sự quan tâm chú ý của khách hàng. Thêm vào đó, Chi nhánh còn tăng cường tiếp cận những dự án đầu tư lớn chủ yếu thuộc các lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp nặng (luyện thép) nên cũng thu hút được một số lượng lớn tiền ký quỹ, tiền gửi. Với việc huy động được một lượng vốn lớn từ nhiều nguồn khác nhau nên sau 3 năm thành lập, nguồn vốn huy động của Chi nhánh Thái Nguyên đã có những biến chuyển hết sức tích cực, theo chiều hướng

thuận lợi.

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên 2008-2010

(Đơn vị: triệu đồng) Năm 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Thay đổiso với

2008 (%)

Số tiền Thay đổiso với 2009 (%)

Nguồn vốn huy động

561,624 611,301 8.84 631,59 3.311. Nội tệ 341,919 347,133 1.524 352,017 1.41 1. Nội tệ 341,919 347,133 1.524 352,017 1.41

-Tiền gửi không kỳ hạn

85,680 80,130 -6.47 105,603 3.18 -Tiền gửi có kỳ hạn 2,760 3,000 8.69 3,000 0 -Tiền gửi tiết kiệm 243,306 248,919 2.31 228,642 -8.14 -Ký quỹ 10,173 15,084 48.27 14,772 -2.07

2. Ngoại tệ 219,705 264,168 20.23 279,573 5.83

-Tiền gửi không kỳ hạn

6,204 17,577 183.31 8,775 -50.01 -Tiền gửi tiết kiệm 197,892 227,130 14.77 249,849 10 -Ký quỹ 15,609 19,461 24.67 21,849 12.27

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy rằng cơ cấu nguồn vốn huy động thay đổi theo chiều hướng: nguồn vốn huy động bằng nội tệ có tăng nhưng tăng nhẹ qua các năm, còn nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ tăng mạnh. Năm 2009, huy động vốn bằng nội tệ tăng 1.524% so với năm 2008; năm 2010 tăng 1.41% so với năm 2009; trong khi đó, lượng ngoại tệ huy động được tăng mạnh: tính tới thời điểm 31/12/2009 đã tăng 20.23% so với 31/12/2008 và năm 31/12/2010 tăng 5.83% so với 31/12/2010. Nhìn chung, nguồn vốn huy động năm 2008 là thấp nhất trong 3 năm do một số lý do sau đây:

- Chi nhánh Thái Nguyên vừa mới đi vào hoạt động chưa lâu, ABBank đối với thị trường miền Bắc lúc bấy giờ còn là một thương hiệu khá lạ lẫm, nên việc

huy động tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi không kỳ hạn hầu hết phụ thuộc vào mối quan hệ của cán bộ nhân viên ngân hàng và sự giúp đỡ của đối tác chiến lược, đặc biệt trong đó là Điện Lực Thái Nguyên.

- Nền kinh tế nước ta tuy không chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008 nhưng cũng có không ít những biến động. Trong khi đồng Đô La đang trượt giá trầm trọng trên thị trường thế giới thì ở Việt Nam, tỷ giá USD/VND vẫn còn ở mức tương đối cao. Lo sợ lạm phát và sự mất giá của đồng tiền, thêm vào đó lãi suất thực lại âm nên người dân chuyển sang nắm giữ vàng và ngoại tệ thay vì gửi tiết kiệm vào ngân hàng.

- Giá cả lương thực thực phẩm vẫn là một vấn đề nóng hổi, lạm phát ngày càng tăng cao cộng thêm thiên tai, bệnh dịch khiến cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn. Doanh nghiệp, người dân phải chi tiêu nhiều hơn, do đó ngân hàng huy động được ít hơn.

Năm 2009, thị trường ổn định hơn, khả năng huy động vốn của Chi nhánh có sự chuyển biến đáng kể, tăng lên 8.96% so với năm trước đó. Trong năm này, lượng vốn huy động được bằng nội tệ chỉ tăng nhẹ so với năm 2008 (trong đó tiền gửi có kỳ hạn tăng nhưng tiền gửi không kỳ hạn lại giảm) nhưng lượng ngoại tệ huy động được lại tăng lên nhiều (tăng 183% so với năm 2008). Người dân chuyển sang đầu cơ tích trữ vàng và ngoại tệ rồi đem gửi tiết kiệm để tránh những rủi ro về sự mất giá của VND. Năm 2010 hoạt động nói chung vẫn ổn định, những nguồn vốn huy động không có sự thay đổi mấy về doanh số so với năm 2009.

Bảng 2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ABBank Thái Nguyên 2008- 2010

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tổng nguồn 561,624 611,301 631,590 1.Tiền gửi 94,644 100,707 116,478

thanh toán 16.85 16.47 18.56 2.Tiền gửi tiết kiệm 441,198 78.56 476,049 77.87 478,491 75.65 - Nội tệ 243,306 248,919 228,642 - Ngoại tệ 197,892 227,130 249,849 3.Ký quỹ 25,782 4.59 34,545 5.66 36,621 5.79

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào bảng ta thấy, tiền gửi tiết kiệm vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Phần lớn nguồn tiền gửi tiết kiệm là từ các cổ đông chiến lược (EVN Thái Nguyên), từ tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế. Phần tiền yêu cầu ký quỹ cũng tăng dần qua các năm (do tính chất các nghiệp vụ bảo lãnh, và mở thư tín dụng). Nói chung, tuy các sản phẩm tiền gửi mà Chi nhánh cung cấp tương đối đầy đủ theo danh mục sản phẩm của ABBank như: tiết kiệm thông minh – Smart, tiết kiệm tích lũy cho tương lai, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, lĩnh lãi linh hoạt, tiết kiệm đúng nghĩa – bảo hiểm trọn đời, tiền gửi ký quỹ…nhưng do quy mô của Chi nhánh chưa lớn và các sản phẩm tiền gửi chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, đơn điệu, chưa tạo nét đặc biệt thu hút khách hàng, nên tổng nguồn huy động vẫn chưa cao.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nhiều lợi nhuận nhất đối với ngân hàng và cũng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Tuy mới thành lập nhưng hoạt động tín dụng của Chi nhánh cũng đạt được nhiều kết quả khả quan.

Bảng 2.3. Tỷ trọng hoạt động cho vay của ABBank Thái Nguyên phân theo kỳ hạn cho vay 2008-2010 Đơn vị: triệu đồng Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

(%) (%) Tổng dư nợ 540,906 602,046 607,623

Cho vay ngắn hạn

275,862 51 358,218 59,5 382,800 63 Cho vay trung

hạn

118,998 22 118,569 19,5 121,527 20 Cho vay dài hạn 146,046 27 125,259 21 103,296 17

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào bảng trên ta thấy, cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh, hầu hết trên 50% và tăng dần theo các năm. Cụ thể, năm 2008, tổng dư nợ của Chi nhánh là 540,906 triệu đồng, trong đó cho vay ngắn hạn đã chiếm 51%, con số này được tăng tương ứng lên 59,5% trong năm 2009 và 63% trong năm 2010. Cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ ít hơn và ngày càng giảm. Sở dĩ cho vay ngắn hạn tăng mạnh là do tình hình suy thoái kinh tế làm cho các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, giảm bớt đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro cao, như chứng khoán hay bất động sản. Do vậy, vay trung và dài hạn giảm mạnh và thay vào đó là vay ngắn hạn. Thêm nữa, đối với ngân hàng thì việc cho vay ngắn hạn lợi hơn cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay giữa các kỳ hạn chênh nhau không đáng kể nên cho vay ngắn hạn vòng quay vốn nhanh hơn và cập nhật lãi suất nhanh hơn khi có điều chỉnh.

Bảng 2.4. Cơ cấu dư nợ tín dụng phân theo ngành nghề và đối tượng vay

Năm 2008 2009 2010 Chỉ tiêu Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Dư nợ tín dụng 540,906 602,046 607,623 1.Phân theo ngành -Thương mại, dịch vụ 45.08 50.72 48.93 -Xây dựng 15.84 26.81 26.04 -Sản xuất chể biến 25.69 20.35 22.15 -Ngành nghề khác 13.39 2.12 2.88 2.Phân theo đối tượng vay

-Cá nhân 38.6 35.46 36.79 -Doanh nghiệp 61.4 64.54 63.21

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Dư nợ tín dụng đối với các ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng của Chi nhánh. Tiếp đến là nhóm ngành sản xuất chế biến, xây dựng và cuối cùng là ngành nghề khác. Nhóm ngành xây dựng có tỷ trọng càng lớn qua mỗi năm, năm 2008 chiếm 15.84%; đến năm 2009 tăng lên 26.81% và 2010 là 26.04% vượt qua cả nhóm ngành sản xuất chế biến. Có thể nói, Chi nhánh có quan hệ giao dịch ngày càng tốt với nhiều công ty, nhà thầu xây dựng, các gói thầu lớn thường xuyên đem lại lợi nhuận cao cho Chi nhánh. Đây là một mảng khách hàng tiềm năng mà Chi nhánh cần khai thác hiệu quả hơn.

Theo đối tượng vay, dư nợ tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, chênh lệch tỷ trọng giữa khách hàng cá nhân và doanh nghiệp cũng không quá lớn. Điều này cho thấy Chi nhánh đang duy trì cơ cấu tín dụng tương đối đồng đều, theo phương châm của ABBank là tập trung phát triển trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất Việt Nam.

* Hoạt động bảo lãnh:

Bảo lãnh của ngân hàng được hiểu là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng, khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, mỗi một giao dịch được thực hiện đều yêu cầu được an toàn và có lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia. Và ngân hàng tham gia vào đó với một vai trò hết sức quan trọng – bên bảo lãnh. Chi nhánh ABBank Thái Nguyên hiện nay đang cung cấp tất cả các dịch vụ bảo lãnh theo danh mục hoạt động bảo lãnh của ABBạnk, trong đó chủ yếu là loại hình bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng trước...

Bảng 2.5. Tỷ trọng các loại bảo lãnh giai đoạn 2008-2010

Các loại bảo lãnh Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Tỷ trọng (%) Bảo lãnh vay vốn 25.46 26.23 26.06

Bảo lãnh dự thầu 18.54 20.18 22.52 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 15.22 17.02 20.14 Bảo lãnh thanh toán 22.16 22.34 19.05 Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước 13.03 12.56 9.84 Bảo lãnh khác 5.59 1.67 2.39

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn chung, bảo lãnh vay vốn và bảo lãnh thanh toán vẫn là những loại bảo lãnh cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ bảo lãnh của Chi nhánh. Năm 2008, bảo lãnh vay vốn chiếm 25.46% tổng dư nợ bảo lãnh, sau đó vẫn giữ được mức tăng nhẹ trong 2 năm tiếp là 26.23% (2009) và 26.06% ( 2010). Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có tỷ trọng xấp xỉ nhau, do những khách hàng sau khi trúng thầu thì thường yêu cầu ngân hàng cung cấp thêm bảo lãnh thực hịên hợp đồng – theo yêu cầu của chủ đầu tư. Xét tổng dư nợ tín dụng phân theo ngành thì tín dụng đối với lĩnh vực xây dựng đang ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng, mà lĩnh vực này thường bao gồm nhiều gói thầu với những quy định về đấu thầu chặt chẽ, điều này là cơ sở giải thích cho sự tăng lên ngày càng nhanh của bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng.

2.1.3.3. Hoạt động thanh toán quốc tế

ABBank là một ngân hàng khá mạnh về mảng thanh toán quốc tế. Với đội ngũ nhân viên vững vàng về nghiệp vụ và chuyên nghịêp, sẵn sàng hỗ trợ đắc lực cho khách hàng ABBank đã được ngân hàng Wachovia trao giải thưởng “ Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc” vào tháng 4/2008. Mới đây, ngày 31/03/2011, ABBank vinh dự được nhận giải thưởng “ Ngân Hàng Thanh toán quốc tế xuất sắc 2010” do ngân hàng uy tín hàng đầu thế giới là HSBC trao tặng. Như các ngân hàng khác, Chi nhánh ABBank Thái Nguyên cũng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ thanh toán quốc tế đa dạng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng, trong đó chủ yếu là các dịch vụ mở LC, thanh toán LC, TTR, nhờ thu, mua bán ngoại tệ, thẻ thanh toán quốc tế... Doanh số hoạt động thanh toán quốc tế năm 2009 vượt mức kế hoạch 7%

và tăng 70% so với năm 2008; năm 2010 doanh số tăng 50% và phí dịch vụ tăng 30% so với năm 2009.

Đối với hoạt động mở LC, năm 2008 số món LC được mở giảm 25.37% so với năm 2007, sở dĩ có sự giảm mạnh như vậy là do năm 2008 nền kinh tế thế giới suy thoái trầm trọng, ảnh hưởng nhiều tới hoạt động giao thương buôn bán giữa các quốc gia, các khu vực. Cũng theo đó mà hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh cũng bị ảnh hưởng, sút giảm mạnh. Tuy nhiên, tới năm 2009, hoạt động ngoại thương có sự khởi sắc trở lại, số món LC được mở tăng 23.07% so với năm 2008, tuy nhiên mức tăng này vẫn chưa bằng năm 2007.

Bên cạnh đó thì các hoạt động thanh toán LC và chuyển tiền, nhờ thu cũng khá phát triển, các năm sau đều tăng so với năm trước, đặc biệt là TTR có sự tăng lên mạnh về doanh số, năm 2009 tăng 53.02% so với năm 2008; năm 2010 tăng 51.02% so với năm 2009. Các cán bộ nhân viên của Chi nhánh luôn cố gắng hết sức đáp ứng kịp thời và chính xác nhu cầu của khách hàng, bảo đảm an toàn trong khâu thanh toán, cùng với việc ứng dụng phát triển công nghệ thông tin hiện đại của ngân hàng, kết hợp giao dịch một cửa mang đến cho khách hàng sự hài lòng và thuận tiện nhất.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank Thái Nguyên 2008-2010

Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên 2008-2010

Đơn vị: triệu đồng

Năm 2008 2009 2010

Tổng thu nhập 51,624 57,012 63,092

Thu nhập từ hoạt động tín dụng 44,322 50,424 56,324 Thu nhập phí hoạt động dịch vụ (dịch vụ

thanh toán, ngân quỹ , tư vấn, bảo lãnh) 6,450 6,406 6,548

Thu khác 852 182 220

Tổng chi phí 43,136 44,644 49,972

Chi phí hoạt động tín dụng 38,494 39,238 43,498 Chi phí hoạt động dịch vụ 168 184 220 Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối 622 646 958 Chi phí quản lý 1,182 1,208 1,450

Chi phí khác( về tài sản, dự phòng, bảo toàn

và bảo hiểm, chi phí bất thường) 2,670 3,368 3,846

Lợi nhuận 8,488 12,368 13,120

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w