Tỷ lệ bảo lãnh có tài sản đảm bảo hoặc ký quỹ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 32)

Vì khi khách hàng của ngân hàng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ cam kết với bên nhận bảo lãnh thì ngân hàng có nghĩa vụ thực hiện thay khách hàng của mình. Sau đó ngân hàng sẽ tiến hành truy đòi bồi hoàn đối với khách hàng. Để đảm bảo an toàn, phòng trường hợp không thể truy đòi bồi hoàn từ khách hàng, ngân hàng bao giờ cũng yêu cầu khách hàng ký quỹ một số tiền nhất định và/hoặc có tài sản đảm bảo đi kèm. Đối với ngân hàng, tỷ lệ ký quỹ càng cao càng an toàn nhưng đối với khách hàng, một tỷ lệ ký quỹ cao sẽ làm đọng vốn, gây cản trở hoạt động kinh doanh. Nếu ngân hàng áp đặt tỷ lệ ký quỹ cao có thể đã bỏ qua những khách hàng tiềm năng với lợi nhuận lớn. Do đó, không phải cứ tỷ lệ ký quỹ cao thì chất lượng hoạt động bảo lãnh của ngân hàng đó là tốt.

Ngân hàng cần tìm hiểu thông tin chi tiết về khách hàng, về tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ, nguồn thu nhập, đồng thời kết hợp với mối quan hệ giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng để xác định chính xác rủi ro của mỗi khách hàng, từ đó đưa ra yêu cầu về tỷ lệ ký quỹ cũng như tài sản đảm bảo thích hợp. Có như vậy mới đảm bảo chất lượng của các món bảo lãnh là tốt. Nếu tỷ lệ ký quỹ quá cao so với một khách hàng có rủi ro là thấp, hay quá thấp so với một khách hàng có rủi ro cao đều làm giảm chất lượng bảo lãnh của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 32)