Tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 55)

- Nhân tố chủ quan

2.2.2.Tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên

CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

2.2.2.Tình hình thực hiện hoạt động bảo lãnh tại ABBank Chi nhánh Thái Nguyên

Sau hơn ba năm thành lập kể từ năm 2007 đến nay, với sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ nhân viên và ban lãnh đạo chi nhánh, ABBank Thái Nguyên đã đạt được những bước phát triển vượt bậc trong hoạt động của mình, trong đó có hoạt động bảo lãnh. Với số lượng đông đảo khách hàng là các doanh nghiệp, các tổng công ty lớn, nhất là tổng công ty Điện Lực EVN Việt Nam - một trong những đối tác chính của ABBank, đã tạo nên cơ sở vững chắc cho ABBank Thái Nguyên phát triển hoạt động bảo lãnh ngay từ khi mới thành lập.

2.2.2.1. Doanh số bảo lãnh

Bảng 2.7. Giá trị doanh số bảo lãnh và số món bảo lãnh ABBank Thái Nguyên thực hiện giai đoạn 2008 - 2010

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Giá trị 09/08(%) Giá trị 2010/09(%) Tổng doanh số bảo lãnh 254,58 380,76 49.56 421,03 10.57 Số món bảo lãnh 595 726 22.02 885 21.90

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy ngay trong năm 2008, ABBank Thái Nguyên đã đạt được mức doanh số bảo lãnh khá cao 254.58 tỷ đồng tương ứng với 595 món

bảo lãnh. Có được thành công này là do ABBank Thái Nguyên đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ ABBank Hà Nội. Một đội ngũ chuyên viên ngân hàng với trình độ chuyên nghiệp và khả năng làm việc trong môi trường áp lực cao đã được cử đến giúp đỡ chi nhánh Thái Nguyên mới được thành lập chưa lâu. Cộng thêm sự giúp đỡ của các đối tác là khách hàng truyền thống của ABBank như tổng công ty EVN Việt Nam, tập đoàn Geleximco…đã tạo nên một hệ thống khách hàng tiềm năng và trung thành với ABBank Thái Nguyên, cung cấp cho ngân hàng một nguồn dồi dào các hợp đồng bảo lãnh với giá trị lớn, mức độ an toàn cao. Tiếp tục đến năm 2009, 2010, doanh số bảo lãnh phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ. Trong năm 2009, doanh số bảo lãnh đã tăng 49.56% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 10.57% so với năm 2009. Qua đó có thể đánh giá được ABBank Thái Nguyên đã nhận biết được tầm quan trọng của hoạt động bảo lãnh và chú trọng phát triển hoạt động này. Uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao, tạo được niềm tin đối với khách hàng trong và ngoài thành phố, số lượng các món bảo lãnh cũng tăng đều đặn qua các năm, năm 2009 tăng 22.02% so với năm 2008; năm 2010 tăng 21.90% so với năm 2009. Cũng theo công văn quy định của Ban lãnh đạo ngân hàng, ABBank Thái Nguyên cung cấp đầy đủ tất cả các sản phẩm bảo lãnh, đáp ứng nhu cầu đa dạng và phức tạp của khách hàng, bao gồm chủ yếu các loại: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành, bảo lãnh nộp thuế…

Dưới đây là biểu đồ thể hiện tỷ trọng các loại bảo lãnh phân theo mục đích sử dụng mà ABBank Thái Nguyên cung cấp trong giai đoạn 2008-2010:

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng các loại bảo lãnh phân theo mục đích

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Bảng 2.8. Cơ cấu doanh số bảo lãnh theo mục đích

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008 2010 2010/2008 Giá trị Giá trị Tăng giảm tuyệt đối % tăng giảm Giá trị Tăng giảm tuyệt đối % tăng giảm Bảo lãnh vay vốn 64,81 99,87 35,06 54.09 109,72 44,91 69.29 Bảo lãnh dự thầu 47,19 76,84 29,65 62.83 94,81 47,62 100.91 Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 38,75 64,81 26,06 67.25 84,79 46,04 118.81 Bảo lãnh thanh toán 56,41 85,06 28,65 50.78 80,21 23,80 42.19 Bảo lãnh hoàn trả 33,17 47,82 14,65 44.16 41,43 8,26 24.09

tiền ứng trước

Bảo lãnh khác 14,25 6,36 - 7,89 -55.36 10,07 -4,18 -29.33 Tổng 254,58 380,76 421,03

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào biểu đồ và bảng tổng kết cơ cấu các loại bảo lãnh trong giai đoạn từ 2008 đến 2010 ta rút ra nhận xét sau:

- Bảo lãnh vay vốn là loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số bảo lãnh của ABBank Thái Nguyên. Năm 2008, bảo lãnh vay vốn chiếm 25.46% doanh số bảo lãnh tương ứng với 64.81 tỷ đồng; tiếp tục tăng lên mức 26.23% trong năm 2009 và 26.06% trong năm 2010, tương ứng với 99.87 tỷ đồng và 109.72 tỷ đồng. Bảo lãnh vay vốn là loại hình chứa đựng nhiều rủi ro, hơn nữa áp dụng đối với cả vay vốn trong nước và ngoài nước nên mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Doanh số bảo lãnh tăng dần qua các năm điều này cũng phần nào chứng tỏ công tác đánh giá chất lượng tín dụng và quản trị rủi ro của chi nhánh đang được nâng cao.

- Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng cũng chiếm một tỷ trọng khá cao trong tổng mức doanh số bảo lãnh. Năm 2008, bảo lãnh dự thầu chiếm 18.54%; năm 2009 chiếm 20.18% và năm 2010 chiếm 22.52% tổng doanh số bảo lãnh. Tương ứng với bảo lãnh thực hiện hợp đồng là 15.22%; 17.02% và 20.14% trong 3 năm 2008; 2009; 2010. Giá trị hai loại bảo lãnh này cũng tăng mạnh qua các năm, mức tăng khá cao thường trên 60%/năm. Điều này cũng là dễ hiểu vì ABBank Thái Nguyên có đối tượng khách hàng trong lĩnh vực xây dựng là lớn, thường xuyên đem lại những hợp đồng giá trị cao với yêu cầu bảo lãnh hết sức khắt khe. Bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng có tỷ trọng xấp xỉ nhau, do những khách hàng sau khi trúng thầu thì thường yêu cầu ngân hàng cung cấp thêm bảo lãnh thực hịên hợp đồng – theo yêu cầu của chủ đầu tư. Do vậy, hai loại bảo lãnh này luôn đi song hành với nhau và ngày càng phát triển nhanh.

hướng phát triển của nền kinh tế mở hiện nay, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển, nhu cầu bảo lãnh thanh toán ngày càng gia tăng nhất là bảo lãnh thanh toán nước ngoài. Tuy nhiên loại bảo lãnh này rủi ro là cao nên chi nhánh vẫn chưa thực sự triển khai rộng loại hình này.

- Bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước cũng tăng trưởng khá đều đặn qua các năm. Loại bảo lãnh này phát sinh ít hơn bảo lãnh thực hiện hợp đồng do trong quan hệ xây dựng, có thể chủ thầu không yêu cầu thư bảo lãnh mà vẫn giữ lại một khoản chưa thanh toán để đảm bảo nhà thầu không vi phạm.

- Các loại bảo lãnh khác có tăng trưởng giảm qua các năm. Điều này là do tỷ trọng các loại bảo lãnh ở trên ngày càng tăng. Tuy nhiên, bảo lãnh bảo hành cũng là một loại hình mà chi nhánh chú trọng phát triển do khách hàng của chi nhánh trong lĩnh vực xây dựng và sản xuất thiết bị ngày càng tăng lên, nên nhu cầu về loại hình bảo lãnh này cũng tăng dần. Chi nhánh cần chú trọng phát triển loại dịch vụ này để thu về lợi nhuận cho mình.

Tóm lại, cơ cấu bảo lãnh của Chi nhánh phân theo mục đích sử dụng là khá hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung của thị trường.

Xét theo loại hình doanh nghiệp, chi nhánh cung cấp sản phẩm bảo lãnh cho đối tượng khách hàng là doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bảo lãnh cho khách hàng cá nhân còn chưa triển khai thực hiện.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ thể hiện tỷ trọng doanh số bảo lãnh theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2008 -2010

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào biểu đồ ta thấy được doanh nghiệp lớn vẫn là đối tượng khách hàng chủ yếu mà Chi nhánh cung cấp sản phẩm bảo lãnh. Năm 2008, doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng 72.21% trong khi doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chiếm 27.79% tổng doanh số bảo lãnh. Điều này có thể lý giải là do sau khi thành lập Chi nhánh rất cẩn trọng trong việc đưa ra những quyết định bảo lãnh, với những yêu cầu khắt khe hơn thì doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có cơ hội tiếp cận với bảo lãnh ngân hàng. Đến năm 2009, tỷ trọng doanh số bảo lãnh phân cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã tăng nhẹ lên 29.12%, doanh nghiệp lớn là 70.88% vẫn ở mức cao. Và đến năn 2010 thì doanh nghiệp lớn chiếm tỷ trọng 70.55% và doanh nghiệp vừa và nhỏ là 29.45%. Qua đây có thể thấy chi nhánh tập trung vào những doanh nghiệp lớn với những hợp đồng bảo lãnh lớn, mức độ an toàn cao hơn, phần nào thấy được chất lượng hoạt động bảo lãnh ở ngân hàng là khá tốt. Tuy nhiên, cũng trong năm 2009, Nhà nước đưa ra gói hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì vậy các doanh nghiệp này sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ngân hàng,

tỷ trọng trong tổng doanh số bảo lãnh vì thế mà sẽ tăng dần trong tương lai.

2.2.2.2. Doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh

Bảng 2.9. Bảng tổng kết doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh 2008 -2010

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Giá trị 09/08 Giá trị 2010/09 Doanh thu phí dịch vụ bảo

lãnh

2,941 3,187 8.36% 3,343 4.89% Doanh thu phí dịch vụ 6,450 6,406 -0.68% 6,548 2.21% Tổng doanh thu 51,624 57,012 10.44% 63,092 10.66% Doanh thu phí dịch vụ bảo

lãnh/ Doanh thu phí dịch vụ

45.59% 49.75% 51.06% Doanh thu phí dịch vụ bảo

lãnh/ Tổng doanh thu

5.69% 5.59% 5.29%

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Nhìn vào bảng ta có thể thấy bảo lãnh đã đem lại một khoản thu phí dịch vụ không nhỏ cho ngân hàng. Doanh thu từ phí dịch vụ bảo lãnh tăng dần qua các năm, năm 2009 tăng 8.36% so với năm 2008; năm 2010 tốc độ tăng có chậm lại, chỉ tăng 4.89% so với năm 2009. Doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng doanh thu phí dịch vụ, xấp xỉ trên dưới 50%, điều này cho thấy bảo lãnh đang là khoản mục mang lại doanh thu phí dịch vụ lớn cho chi nhánh, chứng tỏ chất lượng dịch vụ bảo lãnh là tốt và ngày càng hoàn thiện hơn. Sau gần ba năm thành lập, tuy vẫn còn là một thương hiệu khá mới đối với người dân miền Bắc, nhưng với chất lượng phục vụ chuyên nghiệp, uy tín của ABBank Thái Nguyên ngày càng được nâng tầm rõ rệt trong con mắt khách hàng. Vì vậy mà ngày càng nhiều doanh nghiệp tin tưởng và lựa chọn sử dụng dịch vụ bảo lãnh của ABBank.

Bên cạnh đó, ta biết hoạt động bảo lãnh là hoạt động mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng. Trong khi đối với hoạt động cho vay, ngân hàng phải thực hiện huy động vốn rồi cho vay ra để hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất huy động và lãi

suất cho vay thì đối với hoạt động bảo lãnh, ngân hàng không phải bỏ ra chi phí để huy động mà lại thu được phí từ khách hàng. Chỉ khi nào khách hàng của ngân hàng không thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ như đã cam kết với bên thụ hưởng thì ngân hàng mới phải thực hiện thay nghĩa vụ đó cho khách hàng. Đây là một ưu điểm lớn của hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Ngoài ra, với số tiền ký quỹ của khách hàng, ngân hàng còn có thể tận dụng trong thời gian nhàn rỗi, đem lại một phần thu nhập cho ngân hàng. Trong năm 2010, lạm phát nước ta luôn ở mức cao, diễn biến giá vàng và USD phức tạp, các ngân hàng chạy đua lãi suất để huy động vốn từ dân chúng gây ra tình trạng bất ổn của nền kinh tế. Để đối phó với việc này, Chính phủ đã điều hành nền kinh tế theo chính sách tiền tệ thắt chặt, cắt giảm chi tiêu, giảm tăng trưởng tín dụng, tăng lãi suất cơ bản… khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng cũng như cho vay ra với nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hơn. Nguồn thu của ngân hàng cũng vì vậy mà sụt giảm. Ngân hàng vì thế mà đẩy mạnh những hoạt động kinh doanh không cần dùng vốn của mình lúc đầu, trong đó có hoạt động bảo lãnh.

2.2.2.3. Giá trị dư nợ bảo lãnh quá hạn

Ta đã biết, giá trị dư nợ bảo lãnh quá hạn là khoản vốn mà ngân hàng thanh toán thay cho bên được bảo lãnh cho bên nhận bảo lãnh nhưng khi đến hạn thanh toán thì bên được bảo lãnh không trả, không trả đủ hay không có khả năng trả cho ngân hàng. Khoản dư nợ bảo lãnh quá hạn này sẽ được xếp vào khoản mục nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, cho đến nay, hoạt động bảo lãnh của chi nhánh vẫn rất an toàn, chưa xảy ra trường hợp nào mà ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng, tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn bằng 0. Chất lượng hoạt động bảo lãnh của chi nhánh thực sự rất tốt, trong công tác thẩm định khách hàng để đưa ra quyết định bảo lãnh đã làm rất chặt chẽ và chính xác, đánh giá đúng rủi ro của khách hàng, chính vì vậy mà chưa xảy ra trường hợp nào phát sinh dư nợ bảo lãnh quá hạn. Khách hàng vì thế có thể yên tâm tin tưởng sử dụng dịch vụ bảo lãnh của chi nhánh, lợi nhuận thu được từ dịch vụ bảo lãnh sẽ ngày càng cao.

Bảng 2.10. Tỷ trọng doanh số bảo lãnh phân theo tỷ lệ ký quỹ

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Ký quỹ 0% 51,35 20.17 60,96 16.01 65,47 15.55 Ký quỹ 10-20% 76,75 30.15 142,33 37.38 169,80 40.33 Ký quỹ từ 20% - 50% 110,97 43.59 160,38 42.12 174,09 41.35 Ký quỹ 50%-100% 15,51 6.09 17,09 4.49 11,66 2.77 Tổng 254,58 380,76 421,03

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của ABBank Chi nhánh Thái Nguyên năm 2008, 2009, 2010)

Thông qua bảng trên có thể thấy sản phẩm bảo lãnh yêu cầu mức ký quỹ từ 20% đến 50% chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số bảo lãnh. Năm 2008, chiếm 43.59%; năm 2009 chiếm 42.12% và năm 2010 là 41.35% tổng doanh số bảo lãnh. Tuy các khoản bảo lãnh có tỷ lệ ký quỹ 20% - 50% giảm nhẹ qua các năm nhưng vẫn đóng vai trò chủ chốt trong tổng doanh số bảo lãnh. Các loại bảo lãnh phải thực hiện ký quỹ trong khoảng này thường là bảo lãnh vay vốn (ký quỹ tối thiểu 30% và/ hoặc tài sản đảm bảo phải đầy đủ 100% giá trị thư bảo lãnh); bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh hoàn trả tiền ứng trước, bảo lãnh bảo hành (tối thiểu ký quỹ 20% giá trị thư bảo lãnh), bảo lãnh nộp thuế (ký quỹ tối thiểu 30% giá trị thư bảo lãnh và có tài sản đảm bảo cho giá trị còn lại của thư bảo lãnh).

- Các khoản bảo lãnh ký quỹ từ 10%-20% cũng chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh số bảo lãnh, tăng tương ứng từ 30.15% (2008) lên 37.38% (2009) và 40.33% (2010). Các loại bảo lãnh ký quỹ trong khoảng này bao gồm bảo lãnh dự thầu (ký quỹ tối thiểu 10% giá trị thư bảo lãnh), bảo lãnh thực hiện hợp đồng (ký quỹ tối thiểu 15% giá trị thư bảo lãnh). Đây cũng là hai loại bảo lãnh chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số bảo lãnh.

- Các khoản bảo lãnh ký quỹ 0% (không phải ký quỹ) vẫn còn chiếm tỷ lệ cao nhưng đã có xu hướng giảm dần. Khoản bảo lãnh phải ký quỹ 50%-100% cũng có

xu hướng giảm dần qua các năm.

Thông qua những số liệu trên ta phần nào thấy được Chi nhánh đang ngày càng quan tâm tới chất lượng hoạt động bảo lãnh hơn, tỷ lệ bảo lãnh ký quỹ trên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình chi nhánh Thái Nguyên (Trang 55)