4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.3 Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra.
Một là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra của lãnh đạo các cấp trong ngành. Thực hiện quản lý cán bộ thông qua quản lý công việc, xử lý nghiêm khắc hơn đối với các trường hợp sai phạm, kịp thời khen thưởng, động viên những nhân tố tích cực, những việc làm tốt. Tiến hành rà soát, đánh giá đúng lực lượng, sắp xếp và điều chỉnh cán bộ cho hợp lý, đặc biệt ở các vị trí trọng yếu.
Hai là, tiếp tục đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công bao gồm các quy phạm pháp luật qui định về trình tự, thủ tục tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động gia công hàng hóa; các chế tài xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong quá trình làm thủ tục hải quan để thực hiện hợp đồng gia công.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý hàng gia công. Làm tốt công tác này sẽ sớm phát hiện những sơ hở, bất cập của văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam để kịp thời sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với thực tiễn quản lý và yêu cầu hội nhập. Kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm của doanh nghiệp hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam để có biện pháp xử lý, ngăn chặn tình trạng lợi dụng chính sách ưu đãi về thuếđối với hàng hóa gia công để buôn lậu, trốn thuế. Bên cạnh đó, cần phát hiện tình trạng công chức Hải quan nhũng nhiễu, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, thông đồng tiếp tay cho nạn buôn lậu để trục lợi cá nhân.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với việc chấp hành pháp luật, các quy định, quy trình, nghiệp vụ của công tác quản lý hàng gia công.
Phải làm tốt, kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo vi phạm pháp luật để tăng cường dân chủ; kịp thời phát hiện tham nhũng, tiêu cực, buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách nhà nước.
Ba là, đẩy mạnh phòng, chống vi phạm pháp luật đối với công tác quản lý hàng gia công.
Đẩy mạnh hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật vừa là nhiệm vụ, vừa là trách nhiệm, đòi hỏi ngành hải quan phải sử dụng nhiều biện pháp để nhằm ngăn ngừa, pháp hiện các hành vi đã, đang và chuẩn bị vi phạm pháp luật khi thực hiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 83 hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. Mục tiêu là tập trung vào hoạt động phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại thông qua định mức gia công và các khâu làm thủ tục khác. Tuy nhiên, việc đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam cần được làm trọng tâm, trọng điểm, có hiệu quả; không kiểm tra, kiểm soát tràn lan, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Bốn là, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm pháp luật đối với công tác quản lý hàng gia công.
Việc ngày càng gia tăng các hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam là do việc xử lý chưa nghiêm minh, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh để ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm. Để ngăn chặn tình trạng này, phải chú trọng các vấn đề sau:
- Phải nhận thức rõ mục đích của việc xử lý vi phạm là để bảo vệ kỷ cương, phép nước, bảo vệ lợi ích chung, bảo về sự tôn nghiêm và công bằng của pháp luật, răn đe, phòng ngừa vi phạm.
Tùy từng hành vi vi phạm cụ thể mà áp dụng chế tài xử phạt cho phù hợp, có thể là hành chính, có thể là hình sự; không phân biệt đối tượng vi phạm là cán bộ, công chức hay lãnh đạo theo đúng quan điểm “Mọi vi phạm đều phải được xử lý”, “Bất cứ ai phạm pháp đều đưa ra xét xử theo pháp luật, không được giữ lại để xử lý nội bộ”.