Nội dung quản lý nhà nước về Hải quan đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoà

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 28)

nhân nước ngoài

2.1.5.1. Tổ chức bộ máy quản lý

Đây là nội dung quan trọng nhất, nó có tính chất quyết định trong việc QLNN đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Để thực hiện nhiệm vụđảm bảo việc tổ chức điều hành công tác quản lý Hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, Bộ Tài chính đã xây dựng tổ chức bộ máy và giao cho Hải quan Việt Nam chức năng, nhiệm vụđể thực hiện, cụ thể: Hải quan Việt Nam được thành lập từ cấp trung ương đến địa phương. Hải quan Việt Nam chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tài chính. Mô hình tổ chức của Hải quan Việt Nam được tổ chức theo mô hình ngành dọc, được chia thành 03 cấp gồm (1) Cấp Tổng cục: Tổng cục Hải quan; (2) Cấp Cục: 34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; (3) Cấp Chi cục: 94 Chi cục Hải quan cửa khẩu, 55 Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu, 34 khu kiểm tra Hải quan.

Cục Hải quan thành phố Hải Phòng được biên chế 20 đơn vị cấp Phòng và tương đương. Trong đó có 5 đơn vị/Chi cục có chức năng quản lý hàng gia công. Đó là:

- Chi cục Hải quan đầu tư gia công.

- Chi cục Hải quan Khu công nghiệp - Khu chế xuất. - Chi cục Hải quan Thái Bình.

- Chi cục Hải quan Hải Dương. - Chi cục Hải quan Hưng Yên.

Xây dựng bộ máy tổ chức QLNN về Hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam trong Tổng cục Hải quan là nội dung quan trọng nó liên quan đến yếu tố con người, đặc biệt là đội ngũ các bộ công chức quản lý trực tiếp đến các doanh nghiệp có hàng hóa nhận gia công

Tổ chức bộ máy chuyên trách QLNN về Hải quan đối với hàng gia công phải đòi hỏi chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại, hợp lý, gắn kết với nhau từ Tổng cục Hải quan đến các Chi cục Hải quan, đó là tổ chức theo bộ máy là chiều dọc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19 quan Tổng cục Hải quan là những con người, xây dựng chiến lược, kế hoạch, quy trình QLNN đối với hàng hóa gia công. Đây là những đội ngũ kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện đúng pháp luật đối với việc QLNN về hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Kiện toàn tổ chức bộ máy và lực lượng của các đơn vị chuyên trách QLNN về Hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam ở cấp Tổng cục và cấp Cục theo hướng nâng tầm về địa vị pháp lý, chuyên nghiệp hóa lực lượng QLNN về Hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam đảm bảo đủ về số lượng, chuyên sâu về nghiệp vụ, đủ khả năng đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đi đôi với sự tăng trưởng của hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại cũng ngày càng nhiều về số vụ, lớn về trị giá, những thủ đoạn, hình thức ngày càng tinh vi hơn. Tình hình đó đòi hỏi ngành Hải quan nói chung và Hải quan thành phố Hải Phòng nói riêng phải có sự phát triển vượt bậc. Để hoàn thành nhiệm vụ ngày càng cao, Tổng cục Hải quan cần phải tập trung củng cố tổ chức bộ máy; đào tạo nâng cao trình độ về mọi mặt cho cán bộ công chức; đẩy mạnh cải cách hành chính và hiện đại hoá công tác quản lý, đồng thời đề ra được nhiều giải pháp năng động sáng tạo nhằm đáp ứng yêu cầu QLNN về Hải quan, tạo thông thoáng cho các hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam và đầu tư trên địa bàn quản lý, phấn đấu trở người bạn đồng hành cùng với doanh nghiệp.

2.1.5.2. Tổ chức thực hiện quy trình quản lý hàng gia công

Việc tổ chức thực hiện quy trình quản lý hàng gia công được thực hiện theo đúng pháp luật, đúng cơ chế chính sách, qua các quy trình nghiệp vụ Hải quan, bao gồm 6 bước như sau:

Một là, tiếp nhận hợp đồng, kiểm tra cơ sở sản xuất, xác nhận hợp đồng.

Tiếp nhận hợp đồng/phụ lục, đối chiếu nội dung công việc thương gia nước ngoài thuê doanh nghiệp Việt Nam hàng hóa gia công, thỏa thuận trong hợp đồng gia công với quy định hiện hành để xác định mặt hàng được phép nhận gia công, kiểm tra số lượng, chủng loại chứng từ, kiểm tra tính đồng bộ giữa các chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ của từng chứng từ trong hồ sơ thông báo hợp đồng gia công

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 đồng bộ hợp lệ làm thủ tục tiếp theo. Nếu hồ sơ không đầy đủ, không đồng bộ, không hợp lệ thì hướng dẫn doanh nghiệp bổ sung hoặc từ chối tiếp nhận hợp đồng gia công bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ, trường hợp phải kiểm tra cơ sở sản xuất chuyển qua thực hiện công việc tiếp theo.

Kiểm tra cơ sở sản xuất, trên cơ sở báo cáo của cán bộ công chức Lãnh đạo Chi cục ra quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất, kết thúc kiểm tra, công chức Hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, trên cơ sở Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất đề xuất Lãnh đạo Chi cục quản lý hợp đồng gia công ra Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất.

Xác nhận hợp đồng, nhập các thông tin theo dõi việc tiếp nhận hợp đồng gia công vào máy tính, gồm các tiêu chí cơ bản sau: tên, địa chỉ, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng của Doanh nghiệp;

Hai là, làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu.

Làm thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu hay còn gọi là tiếp nhận tờ khai hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu sử dụng dữ liệu kê khai mặt hàng của người khai Hải quan, đối chiếu các chứng từ, cơ chế chính sách của mặt hàng nhập khẩu của người khai Hải quan, đánh giá, phân tích có rủi ro và các nguồn thông tin khác để quyết định thông quan ngay hay chuyển cho bộ phận kiểm tra thực tế hàng hóa

Ba là, kiểm tra thực tế hàng hóa, lấy mẫu.

Kiểm tra thực tế hàng hóa và lấy mẫu hàng xuất khẩu, nhập khẩu, trên cơ sở đề xuất của cán bộ bước 2, sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, tên hàng, số lượng chủng loại có đúng việc kê khai của người khai Hải quan trường hợp cần thiết có thể lấy mẫu hàng hóa gia công để thực hiện cho việc kiểm tra sau này.

Thứ tư là, tiếp nhận định mức, kiểm tra định mức.

Tiếp nhận và kiểm tra định mức đối với hàng nhận gia công tại Việt Nam, công chức Hải quan được phân công thực hiện tiếp nhận Bảng thông báo mã nguyên liệu, kiểm tra việc khai mã nguyên liệu, vật tư xác định mã nguyên liệu, vật tư thực hiện theo nguyên tắc vừa đủ đáp ứng yêu cầu theo dõi, thanh khoản hợp đồng gia công được chính xác, không gộp nguyên liệu chính vào một mã, phụ liệu vào một và cập nhật Bảng thông báo mã nguyên liệu, vật tư vào máy tính bao gồm cả nguyên liệu, vật tư tự cung ứng (nếu có).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21

Năm là, thanh khoản hợp đồng gia công.

Thanh khoản hợp đồng gia công khi tiếp nhận hồ sơ thanh khoản, công chức hải quan thực hiện, kiểm tra cơ sở xác định hàng hóa đã xuất khẩu, kiểm tra kết quả tính toán và các số liệu khác trên hồ sơ thanh khoản

Qua kiểm tra nếu phát hiện kết quả thanh khoản sai, hàng xuất khẩu không đúng với giải trình khi thông báo định mức, đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo Chi cục để xử lý kịp thời.

Sáu là, xử lý nguyên liệu sau thanh khoản, theo dõi hợp đồng gia công quá hạn.

Xử lý nguyên phụ liệu dư, máy móc thiết bị sau thanh khoản hợp đồng gia công, theo yêu cầu của Doanh nghiệp sẽ tiến hành làm thủ tục chuyển giao sang hợp đồng gia công khác hoặc tính thuế.

* Bên cạnh đó, quá trình tổ chức thực hiện quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài còn được thể hiện ở một số nội dung khác như:

Thực hiện công tác giải thích pháp luật để làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động QLNN đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam.

Triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức cho cộng đồng doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động gia công hàng hóa tại Việt Nam.

Tổ chức công tác nghiên cứu khoa học pháp lý về QLNN về Hải quan đối với hoạt động gia công hàng hóa tại Việt Nam nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý hoạt động gia công hàng hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là công việc trọng tâm nhằm giúp cho cơ quan Hải quan có phương thức quản lý phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ đặt ra trong QLNN đối với hoạt động gia công hàng hóa tại Việt Nam.

Đào tạo đội ngũ cán bộ công chức Hải quan có đủ phẩm chất, trình độ, năng lực chuyên môn để thực hiện QLNN đối với hoạt động gia công hàng hóa. Thông qua công tác đào tạo nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, rèn luyện bản lĩnh chuyên môn trong việc thực thi pháp luật và giải quyết những vấn đề phát sinh từ hoạt động QLNN đối với hoạt động gia công hàng hóa.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 Nam theo hướng đơn giản hóa thủ tục Hải quan, chuyển quyền chủ động và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về phía doanh nghiệp; đề cao tính tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công tại Việt Nam.

Tổ chức thực hiện thanh tra, KTSTQ việc thực thi công cụ, việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ qui định về trình tự thủ tục, thời gian thực hiện theo từng khâu công tác trong quá trình làm TTHQ. Đặc biệt chú trọng niêm yết công khai tại trụ sở Hải quan các quy trình giải quyết công dân và Doanh nghiệp; các quy trình nghiệp vụ Hải quan, các văn bản hiện hành về chếđộ chính sách.

2.1.5.3. Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có hàng gia công.

Bộ Tài chính đã đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa Hải quan, phòng chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong ngành Hải quan. Do vậy việc thanh tra kiểm tra quá trình QLNN về Hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam là để kiểm soát việc thực hiện các bước thủ tục trong quy trình Hải quan đối với hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam phải tuân thủ theo quy định của pháp luật và các quy định của ngành, của đơn vị; giải quyết các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện; ngăn chặn các sai phạm, tiêu cực trong quá trình thực hiện. Cách thức kiểm tra, có thể kiểm tra theo kế hoạch; kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất; kiểm tra theo từng nội dung nghiệp vụ hoặc cả kiểm tra toàn bộ bộ máy tổ chức của đơn vị thực hiện. Việc xử lý theo kết quả thanh tra phải được thực hiện nghiêm chỉnh để nêu gương, tránh sai phạm tiếp diễn; đơn vị được thanh tra, kiểm tra phải báo cáo kết quả xử lý những trường hợp sai phạm lên cơ quan cấp trên và đoàn thanh tra.

Quá trình thực hiện QLNN về Hải quan đối với hoạt động hàng hóa gia công tại Việt Nam đã tạo sự thống nhất trong việc thực hiện chức trách nhiệm vụ của cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ thanh tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trong toàn ngành Hải quan nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân có hành vi gian lận, trốn thuế; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; quản lý cán bộ, công chức thanh tra Hải quan trong việc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23 thực hiện nhiệm vụđược giao

Thanh tra, kiểm tra hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam là công đoạn quan trọng trong quá trình thực thi hệ thống QLNN về Hải quan đối với hàng hóa gia công xuất khẩu. Qua công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam để đánh giá việc triển khai TTHQ của công chức Hải quan thực hiện và doanh nghiệp có phù hợp với các quy định của pháp luật, phát hiện những bất cập, tồn tại mà pháp luật chưa quy định để có sựđiều chỉnh kịp thời.

Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra phát hiện những sai phạm, yếu kém của cán bộ công chức để từđó kiến nghị và xử lý vi phạm hoặc sửa đổi, bổ sung các chính sách quản lý cho phù hợp với thực tế, nhằm thiết lập kỷ cương trong hoạt động QLNN về Hải quan. QLNN về Hải quan đối với hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam một mặt phản ánh đầy đủ và sâu sắc bản chất của hệ thống QLNN về Hải quan đối với hoạt động này, nếu không tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật thì sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy QLNN. Kiên quyết xử lý theo pháp luật những hành vi vi phạm, nhằm tạo thêm lòng tin cho nhân dân. Bên cạnh đó, qua công tác kiểm tra, thanh tra để đề ra chủ trương, chính sách thích hợp vừa tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tếđối ngoại vừa đảm bảo QLNN có hiệu lực, hiệu quả.

Xử lý vi phạm pháp luật là một hình thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực trong hoạt động hàng hóa nhận gia công tại Việt Nam. Đồng thời là một yếu tố đảm bảo tính công bằng, bình đẳng trước pháp luật của mọi đối tượng khi tham gia QLNN.

Thanh tra Tổng cục Hải quan, các Vụ, Cục nghiệp vụ thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện thanh tra chuyên ngành của từng đơn vị chuyên môn nghiệp vụ thực hiện thanh tra tất cả các Cục Hải quan địa phương và Doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc theo qui trình sau:

Đánh giá việc thực hiện pháp luật về thuế của đối tượng thanh tra; xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý hàng gia công cho thương nhân nước ngoài tại cục hải quan thành phố hải phòng (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)