4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3.2. Hoàn thiện các nghiệp vụ trong quy trình quản lý
Thứ nhất, tăng cường công tác kiểm soát Hải quan, chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Thực hiện đề án trang bị thiết bị trinh sát kỹ thuật phục vụ công tác thu thập thông tin theo quy định tại QĐ 65/2004/QĐ-TTg ngày 19/4/2004 của TTCP, TT 102/2005/TT-BTC ngày 21/11/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế hoạt động của lực lượng Hải quan chuyên trách phòng, chống buôn lậu, không để tình trạng lợi dụng hàng gia công được ưu đãi thẩm lậu vào nội địa .
Tổ chức lực lượng thu thập thông tin, nắm chắc diễn biến tình hình tại địa bàn, thực hiện đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ nhằm ngăn chặn, bắt giữ, xử lý kịp thời các vụ việc buôn lậu, giả mạo xuất xứ của hàng hóa gia công.
Thành lập Tổ đôn đốc, xử lý các hợp đồng gia công quá hạn, chây ỳ không thanh khoản của Chi cục để thường xuyên rà soát các hợp đồng gia công, quyết liệt đôn đốc thanh khoản.
Xây dựng quy chế phối kết hợp giữa Đội Thủ tục và Đội Tổng hợp của Chi cục trong công tác phối hợp và xử lý các hợp đồng gia công không thanh khoản.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 Ngăn ngừa, phát hiện và chống gian lận thương mại nói chung, gian lận thương mại qua nhập khẩu hàng hoá nhận gia công tại Việt Nam nói riêng là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Thực chất đây không phải là công việc của riêng cơ quan hải quan mà đòi hỏi phải có sự cộng tác của nhiều cơ quan quản lý khác, và cả của cộng đồng doanh nghiệp. Nhằm hướng tới một môi trường lành mạnh, các cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp cần nhận thức đầy đủ vai trò và nhiệm vụ của mình để cùng hợp tác với cơ quan hải quan thực hiện chống gian lận có hiệu quả
Thứ hai, đẩy mạnh kiểm tra sau thông quan, ngăn chặn kịp thời gian lận, trốn thuế.
Triển khai thực hiện Đề án Tăng cường năng lực hệ thống KTSTQ đến năm 2020. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác KTSTQ cho từng năm, năm năm. Đảm bảo sự phối hợp gắn kết giữa thông quan và STQ trong việc thu thập thông tin phục vụ KTSTQ. Tăng cường nâng cao hiệu quả thu thập thông tin phục vụ KTSTQ qua công tác kiểm tra, phân loại hợp đồng gia công tại các Chi cục Hải quan theo tiêu chí quản lý rủi ro.
Nâng cao hiệu quả của việc phối kết hợp lực lượng KTSTQ với các Sở, ngành các cơ quan có liên quan đặc biệt là cơ quan Thuế trong công tác kiểm tra và xử lý kết luận KTSTQ.
Kiểm tra sau thông quan là một khâu đóng vai trò then chốt, vừa đảm bảo được tính chính xác, trung thực của khai báo, đồng thời cũng là công cụ ngăn ngừa gian lận thương mại. Theo đó cơ quan hải quan được phép kiểm tra, đối chiếu khai báo của doanh nghiệp khi nhập khẩu với những số liệu lưu trữ trong hệ thống sổ sách kế toán của doanh nghiệp. Với nghiệp vụ này, những gian lận của doanh nghiệp sẽ bị phát hiện. Mặt khác, kiểm tra sau thông quan được thực hiện trong thời hạn 5 năm kể từ ngày xuất, nhập khẩu. Điều đó cho phép cơ quan hải quan có thể thu thập đầy đủ số liệu, chứng cứ để đấu tranh với gian lận thương mại. Kết quả kiểm tra sau thông quan sẽ là cơ sở xử lý gian lận theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra cần đẩy mạnh việc KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Việc kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp cũng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 giúp phát hiện kịp thời các sai sót và các hành vi lợi dụng ưu đãi hàng gia công để gian lận, trốn thuế. Nâng cao công tác phúc tập hồ sơ đã thanh khoản tại các chi cục: đảm bảo phát hiện, sửa chữa và hoàn chỉnh hồ sơ tại cấp chi cục.
Thứ ba, tăng cường công tác phối hợp.
Các Chi cục quản lý hàng gia công chủ động phối hợp với các lực lượng Công an; Thuế, Quản lý thị trường trong công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa; gian lận thương không thanh khoản hợp đồng gia công và các hành vi vi phạm pháp luật khác, cùng phối hợp, trao đổi thông tin, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các vụ việc, đối tượng có nghi vấn hoạt động buôn lậu, gian lận; âm mưu, phương thức, thủđoạn của các loại tội phạm trên các tuyến và địa bàn trọng điểm nhằm có kế hoạch, biện pháp và phối hợp lực lượng đấu tranh, ngăn chặn.
Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện cơ sở pháp lý về quy trình quản lý rủi ro; Triển khai mở rộng áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan: tiếp nhận, xử lý thông tin manifest; kết nối áp dụng quản lý rủi ro giữa các khâu trước – trong – sau thông quan; hành khách, phương tiện xuất, nhập cảnh. Nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro, từng bước giảm tỷ lệ kiểm tra, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả kiểm tra Hải quan;
Tuyên truyền nâng cao nhận thức về quản lý rủi ro đối với các cấp, đơn vị trong ngành Hải quan và cộng đồng doanh nghiệp. Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ công chức Hải quan trong việc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ.
Thứ năm, phân loại doanh nghiệp để quản lý định mức có hiệu quả.
Đây là việc cơ quan Hải quan áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro để kiểm tra định mức: kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ.
Xây dựng phần mềm quản lý định mức, tầm quan trọng của việc xây dựng phần mềm quản lý định mức trong hoạt động hàng hóa nhận gia công, có dữ liệu so sánh các định mức của các Doanh nghiệp khác nhau đăng ký hợp đồng, làm cơ sở để toàn ngành tham chiếu, so sánh, thể hiện đúng vai trò giám sát, quản lý nhà nước của cơ quan Hải quan.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82